Nhà văn là gì? Những tố chất nào để trở thành nhà văn?

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-12-03 16:12:26

Nhà văn là một nghề đã có từ rất lâu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nghề này là gì. Liệu, có nên theo đuổi nghề này hay không? Hãy cùng vieclam88.vn tìm hiểu nhé!

1. Nhà văn là gì?

Nhà văn là một nghề đã có từ rất lâu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nghề này là gì. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhà văn và cũng có những nhận định sai lệch về nó. Không phải cứ viết ra sách, viết ra chữ là sẽ xưng danh mình là nhà văn được. Những người thật sự xứng đáng với danh hiệu này là người tạo nên những tác phẩm được công bố và ít nhiều được độc giả thừa nhận giá trị. Sử dụng kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, có văn phong riêng để mô tả một ý tưởng, một câu chuyện hay một phong cảnh, dù là hư cấu hay thực tế.

Nhà văn là gì?
Nhà văn là gì?

Mọi người thường biết đến nhà văn là người sáng tác ra các tác phẩm văn xuôi nhưng họ cũng có thể là tác giả của nhiều thế loại khác như tiểu thuyết hay kịch bản văn học, thơ. Ngoài viết sách thì họ cũng có thế mạnh ở những lĩnh vực khác như nhà viết kịch bản phim, sử gia, nhà soạn kịch, nhà báo, hay nhà thơ.

Dựa trên xu hướng sáng tác của từng tác giả văn học, người ta sẽ có những vị trí khác nhau như: Nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà viết kịch bản phim, sử gia, nhà báo, tiểu thuyết gia…

2. Những tố chất để trở thành một nhà văn là gì?

2.1. Sự kiên định

Phần lớn những tác giả văn học nổi tiếng trước đây đều phải trải qua khoảng thời đầy khó khăn khi mới bắt đầu sự nghiệp. Có những lúc tác phẩm họ viết ra không một ai biết đến, gửi bản thảo đến NXB nào cũng đều nhận được cái lắc đầu. Và để đạt được những thành công thì họ đã phải nỗ lực rất nhiều, họ không dễ dàng từ bỏ khi họ chưa ghi được dấu ấn.

Phải thật kiên định, có khát vọng mãnh liệt thì nhà văn mới chạm đến thành công
Phải thật kiên định, có khát vọng mãnh liệt thì nhà văn mới chạm đến thành công

Họ phải thật kiên định, có khát vọng mãnh liệt chạm đến thành công. Và thành công chỉ dành cho những người kiên trì, chăm chỉ. Chỉ những người như họ mới có thể vượt qua được thử thách, và chạm đến hào quang của sự nổi tiếng.

2.2. Sâu sắc với cuộc đời

Nhà văn, nhà thơ cần phải có sự nhạy cảm, sâu sắc để mang đến những câu chuyện cảm xúc, những áng văn thơ làm lay động lòng người. Tính sâu sắc ở đây thể hiện trong cách hành văn, cách dùng ngôn để người đọc có thể cảm nhận được. Chỉ khi nào tác phẩm chạm được đến cảm xúc của người đọc thì nó mới nhận được sự ghi nhận giá trị của độc giả.

Sâu sắc là yếu tố để nhà văn có thể chạm được đến cảm xúc của độc giả
Sâu sắc là yếu tố để nhà văn có thể chạm được đến cảm xúc của độc giả

Sâu sắc là để hiểu được lòng mình, lòng người sau đó họ sẽ xâu chuỗi, chịu khó phân tích, mổ xẻ mọi khía cạnh của vấn đề. Qua đó, tác phẩm của họ mới có giá trị về mặt cảm xúc, và thể hiện được khả năng của người làm nghề.

2.3. Sự sáng tạo và năng động

Nghề nhà văn không những đòi hỏi sự sâu sắc, nhạy cảm với thời cuộc và những câu chuyện trong cuộc sống, họ còn cần có sự năng động và sáng tạo. Đây là hai yếu tố rất quan trọng để họ có thêm có được cái nhìn đa chiều về mọi thứ hơn. Từ đó tạo ra những nguồn nguyên liệu quý giá để sáng tác những tác phẩm văn học đáng giá. 

Việc giao tiếp với mọi người xung quanh, lắng nghe những câu chuyện của họ hay thậm trí là đi đâu đó khám phá những điều thú vị mới mẻ sẽ là những nguồn cảm hứng sáng tạo mới cho những tác phẩm văn học tiếp theo. Phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc thì tác phẩm văn học mới chân thực và dễ dàng chạm đến độc giả. 

2.4. Thích viết

Đây là một yếu tố không thể thiếu đối với một nhà văn. Phải là một người thích viết lách thì mới có thể viết hay, viết nhiều và thậm chí là viết chỉ vì đam mê. Nếu viết trong tâm thế bắt buộc thì người viết sẽ bị hạn chế rất nhiều, câu từ, ý tưởng, văn phong sẽ không có được sự đầu tư, không chỉnh chu hay thậm trí sẽ bị khô khan và không mang bất gì một giá trị nào. Nếu không phải là người yêu thích viết lách và kiên trì học hỏi, luyện tập thì làm sao có thể cho ra đời những tuyệt tác văn học được đây.

Nếu bạn là một người không có năng khiếu viết nhưng bạn có đam mê, biết rèn luyện bản thân, chịu khó học hỏi thì bạn hoàn toàn có thể trở thành nhà văn giỏi trong tương lai. Ngược lại nếu một thích viết nhưng lại còn lười học hỏi, tìm tòi, trau dồi bản thân sẽ rất khó để bạn có thể tạo ra những tác phẩm ăn khách trong tương lai. 

2.5. Có phong cách riêng

Như chúng ta đã biết, ở mỗi nhà văn nổi tiếng đều có những phong cách viết văn ấn tượng, tạo được những nét riêng để khiến cho độc giả luôn nhớ đến họ cùng với những phong cách viết văn đó. Giống như khi nói đến nhà thơ Xuân Diệu, ta sẽ nghĩ ngay đến những bài thơ mang âm hưởng của tình yêu, bởi ông được ví như một nhà thơ tình, những áng thơ ấy lúc nào cũng tràn đầy tình yêu rạo rực của tình ái mà không một nhà thơ nào có được.

Hãy xây dựng cho mình một phong cách viết riêng để tạo ấn tượng với độc giả
Hãy xây dựng cho mình một phong cách viết riêng để tạo ấn tượng với độc giả

Chính vì vậy, nếu là những người mới vào nghề mà cách hành văn lại tương tự như các nhà văn tiền bối thì độc giả sẽ chẳng thấy được nét riêng của những tác phẩm đó. Họ sẽ cảm thấy bắt gặp lối hành văn này ở đâu đó và không để lại ấn tượng gì trong họ sau một lần đọc. Tất nhiên, những tác phẩm như thế sẽ chẳng gây được tiếng vang lớn và không được nhiều người đón đọc. 

Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu hãy xây dựng cho mình một phong cách viết riêng để đến khi người độc giả chỉ cần đọc một cái, chưa cần nhìn đến tên tác giả là đã biết ngay đó là tác phẩm của ai rồi. Nếu bạn có thể làm được điều ấy thì chắc chắn bạn sẽ là một nhà văn vô cùng thành công trong làng văn học.

2.6. Chấp nhận áp lực

Nhà văn càng danh tiếng thì mức độ nổi tiếng lại càng cao và càng phải chịu nhiều áp lực. Khi đã có chỗ đứng ở nghề, họ càng đòi hỏi ở bản thân những điều cao siêu hơn nữa, mỗi ngày đều cần trau dồi bản thân hơn nữa.

Để đạt được sự thành công ấy, họ đã phải trải qua từng giai đoạn của cuộc sống. Lúc trầm lặng, đơn phương độc mã, một mình để viết sách, sau đó sẽ là những chuỗi ngày sôi nổi tham gia vào các hoạt động truyền thông, quảng bá cho những tác phẩm của mình để những tác phẩm ấy đến gần với với độc giả, càng nhiều người đón đọc sẽ càng thành công. Tiếp đó sẽ là những ngày phải dấn thân vào những cuộc giao lưu với độc giả để hiểu thị hiếu, biết được họ đang muốn gì để làm tư liệu cho những tác phẩm tiếp theo.

Nhìn tưởng dễ nhưng đã có những nhà văn không chịu nổi áp lực mà đành từ bỏ công việc này. Có những người họ chỉ muốn trầm lặng, tập trung viết sách, không muốn ồn ào nên họ sẽ không có được sự nổi tiếng. Nhưng cũng có những người chấp nhận đánh đổi để đạt được sự nổi tiếng. Nhưng dù thế nào, để trở thành một nhà văn danh tiếng, họ cũng phải chấp nhận sẽ có rất nhiều áp lực.

2.7. Luôn biết ơn những người giúp mình thành công

Hơn ai hết, tác giả của tất cả tác phẩm để được nổi tiếng phần lớn đều dựa vào độc giả, họ là những người quyết định độ nổi tiếng của một tác phẩm. Chính vì vậy, họ cần biết trân trọng những người hâm mộ đã đưa họ đến đỉnh cao của sự nghiệp.

Biết ơn những người đã giúp mình chạm đến đỉnh cao của sự nghiệp
Biết ơn những người đã giúp mình chạm đến đỉnh cao của sự nghiệp

Đặc biệt là những người hâm mộ đã luôn dõi theo con đường sự nghiệp của họ từ những ngày đầu cho đến ngày hôm nay. Bên cạnh đó là những người thầy, cô đã luôn giúp đỡ họ, dạy bảo và chia sẻ kinh nghiệm cho họ để có được những bước đi vững chắc trong ngành văn học. Dù ở bất kì ngành nào, hãy là những người biết trân trọng và biết ơn đối với những người đã tạo nên sự thành công của mình ngày hôm nay.

3. Có nên theo đuổi nghề nhà văn hay không?

Trong thời đại phát triển hiện nay, thực sự đây là câu hỏi rất rất nhiều người băn khoăn. Cũng bởi không phải ai viết văn cũng thu hút được người đọc, cảm xúc của mỗi người là khác nhau nên đối tượng độc giả của mỗi người cũng khác nhau, mỗi người lại có thế mạnh về những thể loại khác nhau.

2.	Có nên theo đuổi nghề nhà văn hay không?
Có nên theo đuổi nghề nhà văn hay không?

Có những người may mắn khi những tác phẩm đầu tiên của họ được đông đảo độc giả đón nhận ở trong nước và trên toàn thế giới, nhưng cũng có những người phải mất vài năm mới có tác phẩm được đánh giá cao. Làm nghề này là phải bán câu chữ của mình để kiếm sống, vậy nếu tác phẩm của bạn không thành công thì lấy gì để nuôi bản thân và nuôi dưỡng đam mê?

Thật không sai khi người ta nói rằng nhà văn là một nghề khá nghèo và khó kiếm tiền. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều người có thêm nghề tay trái như làm báo, viết content, viết bài cho các tờ báo phân tích sự việc xảy ra trong cuộc sống, hay đơn giản là viết Blog cho các website… để cùng một lúc để có thể nuôi dưỡng đam mê viết văn mà vẫn có đủ tiền lo cho gia đình. Quyết định theo đuổi ước mơ trở thành nhà văn hay không tùy thuộc vào sự quyết tâm và niềm đam mê của mỗi người.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được những điều sẽ phải trải qua, yếu tố cần thiết để trở thành một nhà văn và tìm được định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: