Người cư trú là gì? Không đăng ký cư trú sẽ bị làm sao?

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-06-26 10:02:14

Khi bạn chuyển sang sinh sống ở một địa điểm khác, bạn phải có nghĩa vụ đăng ký tạm trú tạm vắng ở đó. Vậy người cư trú là gì? Có quyền lợi như thế nào? Luôn là câu hỏi thường trực đối với những người chuyển chỗ ở mà chưa hiểu rõ về nó. Nếu bạn muốn biết thì hãy tìm hiểu cho tiết dưới đây nhé.

1. Người cư trú là gì? Cái nhìn chung nhất

1.1. Khái niệm về cư trú

Cư trú là địa điểm mà công dân sinh sống ở đó trong một thời gian dài, nơi đó có thể là nơi sinh ra và cũng có thể là nơi khác mà mình thường xuyên ở. Khi đã được gọi là cư trú ở một địa phương thì bạn phải đi đăng ký cư trú cho chính quyền địa phương đó. Lúc này mới công nhận là có cư trú.

Có hai hình thức cư trú đó là thường trú và tạm trú, tùy theo nhu cầu của người đăng ký cho phù hợp.

Cư trú khái niệm chung nhất
Cư trú khái niệm chung nhất

Nơi cư trú là những nơi thuộc các cấp cơ sở căn bản như xã, phường, quận, huyện, thị trấn ban hành nhằm quản lý dân sự ở địa phương đó.

Một nơi cư trú hợp pháp là một nơi được chính quyền nhà nước công nhận và hoạt động trên lãnh thổ của đất nước.

1.2. Người cư trú

Đã là một nơi gọi là cư trú thì phải có người cư trú ở đó. Tất cả mọi người dân Việt Nam đều có nhiệm vụ đi đăng ký nơi cư trú theo nơi mình ở và sinh sống.

Người cư trú là người thường xuyên sinh sống ở một địa điểm nhất định và phải đi đăng ký cư trú tại chính quyền đại phương mới được công nhận là người cư trú hợp pháp.

Bạn đã nghe thấy cụm từ người cư trú bất hợp pháp chưa? Đó là để ám chỉ những người sống ở một địa phương nào đó nhưng chưa đăng ký tạm trú, tạm vắng. Chính quyền địa phương chưa nắm bắt được thông tin và sự có mặt của người đó ở địa bàn. Vì thế gọi là cư trú bất hợp pháp.

Người cư trú là gì?
Người cư trú là gì?

Người cư trú thì không nhất thiết phải luôn ở một địa điểm nhất định mà có thể di chuyển sang một địa điểm khác trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu quá thời hạn quy định mà bạn vẫn chưa đăng ký ở địa địa điểm mới hoặc trở về địa phương đăng ký cư trú lúc trước thì bạn đã trở thành người cư trú bất hợp pháp rồi.

Người cư trú hoàn toàn có thể đăng ký cư trú ở một địa phương không phải nơi mình sinh ra và có thể đăng ký cư trú ở nhiều địa phương khác nhau theo từng thời gian khác nhau, không trùng lặp nếu đủ thời gian theo quy định.

Xem thêm:  Sổ tạm trú là gì và những thông tin quan trọng trong sổ

2. Người có thể đăng ký cư trú

+ Là một công dân Việt Nam hợp pháp, có đầy đủ giấy tờ tùy thân như CMND, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,...

+ Cần phải có thời gian sinh sống nhất định ở đại phương đó. Theo quy định của nhà nước thì một công dân có thời gian sinh sống ở một địa phương từ 12 tháng trở lên là đủ điều kiện để đăng ký cư trú ở đó. Nếu quá thời hạn mà chưa đăng ký tạm trú, tạm vắng thì bạn có thể bị phạt hành chính.

Người có thể đăng ký cư trú
Người có thể đăng ký cư trú

3. Những lưu ý khi đăng ký cư trú

Khi đăng ký cư trú ở một địa phương nào đó thì bạn phải đáp ứng được những yêu cầu như thời gian sinh sống. Phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ tùy thân cho địa phương nơi đăng ký cư trú.

Suy nghĩ thật kỹ khi đăng ký nơi cư trú. Vì nếu bạn đã đăng ký cư trú ở một nơi nào đó thì có nghĩa là bạn thường xuyên ở địa điểm đó, nếu chuyển đi trong thời thời hạn hơn một năm thì bạn lại phải đăng ký cư trú ở một địa điểm khác. Nên cần phải xác định địa điểm rõ ràng để tránh mất thời gian và công sức.

Xác định hình thức cư trú của mình là gì? Cư trú có hai hình thức đó là tạm trú và thường trú. Tạm trú là trong một thời gian ngắn còn thường trú là trong một thời gian dài. Tùy vào thời gian mà bạn sinh sống ở đại phương đó để đăng ký cho phù hợp.

4. Hình thức phạt cho người không đăng ký cơ trú

Hậu quả không đăng ký cư trú
Hậu quả không đăng ký cư trú

Đã sinh sống trên một địa điểm trong một thời gian dài thì bạn bắt buộc phải đăng ký tạm trú, tạm vắng theo đúng quy định hay còn được gọi là đăng ký cư trú. Nếu không tuân thủ những quy định về đăng ký này thì bạn đã là một người không có địa điểm sinh sống trên địa bàn, đồng nghĩa là bạn đang sinh sống và làm việc bất hợp phát trên địa phương đó. 

Theo quy định thì những người không khai báo tạm trú tạm vắng bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. 

Phạt từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng khi có hành vi tẩy xóa trong sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác.

Phạt từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 khi có hình thức gian lận, khai báo không đúng thông tin tùy thân. 

Đó là những mức phạt hành chính mà bạn bị phạt khi mắc phải những lỗi trên.

Xem thêm: Cá nhân không cư trú là gì? Tổng quan về cá nhân không cư trú

5. Những hạn chế khi không đăng ký cư trú

Khi bạn không đăng ký tạm trú tạm vắng không chỉ bị phạt mà còn mất đi tất cả các quyền lợi của một công dân ở địa phương đó. Tiêu biểu là:

+ Những quyền lợi về hỗ trợ y tế. Nếu có đợt tiêm chủng phòng ngừa thì bạn sẽ không được tham gia vì không có trong danh sách của địa phương đó. Đó là một thiệt thòi mà đáng lẽ bạn đương nhiên được hưởng.

+ Có thể làm thủ tục giấy tờ. Vì bạn không đăng ký tạm trú tạm vắng nên muốn làm thủ tục, giấy tờ ở địa phương đó là không thể. Phải được công nhận là người đang cư trú ở đó mới được quyền lợi đó. bạn như một người vô thừa nhận, trên giấy tờ, chính quyền, bạn không khác gì một người vô gia cư ở nhờ cả.

Hạn chế của người không đăng ký cư trú
Hạn chế của người không đăng ký cư trú

+ Không được tham gia bỏ phiếu. Chỉ những công dân nào hợp pháp mới được quyền tham gia bỏ phiếu định kỳ thôi. Nếu bạn không thuộc địa phương đó thì hoàn toàn không thể làm việc đó.

Đó là những hạn chế tiêu biểu nhất mà một người không đăng ký cư trú phải chịu. Cho nên bạn phải cân nhắc thật kỹ khi chuyển nơi cư trú nhé mà nếu có chuyển thì phải đăng ký tạm trú, tạm vắng. 

Hơn nữa theo bộ luật mới nhất hiện nay thì nếu một người không đăng ký tạm trú tạm vắng mà có thời gian lâu không về nơi cư trú cũ thì sẽ bị trục xuất khỏi nơi cư trú ban đầu. Đó là một vấn đề lớn mà bạn sẽ mắc phải đó. Nó ảnh hưởng thiết thực đến quyền lợi của bạn. Vì vậy, vieclam88.vn khuyên bạn nên hãy lưu ý thật kỹ nhé.

6. Hồ sơ đăng ký cư trú

Một hồ sơ đăng ký tạm trú gồm có:

+ Các giấy tờ như phiếu thay đổi hộ khẩu, bản kê khai nhân khẩu của bạn và gia đình bạn.

+ Giấy chứng minh chỗ ở hợp pháp

+ Đưa ra các giấy tờ tùy thân của cá nhân bạn như CMDN, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,...

+ Được sự đồng ý của cá nhân chủ khẩu bạn muốn đăng ký cư trú hay nếu bạn là chủ khẩu chuyển đến ở thì đi đăng ký chủ sở hữu đứng tên.

Đó là những hồ sơ cơ bản cho một quy trình đăng ký nơi cư trú. Bạn có thể tham khảo khi đang có ý định đăng ký tạm trú tạm vắng ở một địa điểm nào đó.

Hồ sơ đăng ký cư trú
Hồ sơ đăng ký cư trú

Trên đây là toàn bộ những gì hữu ích nhất về người cư trú mà bạn có thể tham khảo, qua đây hy vọng bạn có thể hiểu sâu hơn đối với vấn đề này và luôn làm theo đúng quy định của nhà nước. Tránh những trường hợp bị phạt đáng tiếc nhất.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: