Những quy định của pháp luật về nghỉ việc trong thời gian thử việc

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2020-01-16 08:25:34

Theo luật Lao động thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ có quyền cùng nhau thỏa thuận về mọi vấn đề việc làm, trong đó bao gồm cả sự thẳng thắn trao đổi về vấn đề nghỉ việc trong thời gian thử việc. Vậy nếu bạn là người xin việc hay là bộ phận tuyển dụng đều sẽ phải nắm rõ những quy định ở khía cạnh này để nhằm mục đích thực thi luật pháp sao cho đúng chuẩn.

Về vấn đề xin nghỉ việc trong thời gian thử việc, nhiều người thắc mắc và đặt ra rất nhiều câu hỏi có liên quan. Hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu sâu hơn các quy định trong luật nghỉ việc trong thời gian thử việc này nhé, đặc biệt là luật xin nghỉ việc trong thời gian thử việc.

1. Tìm hiểu về quy định nghỉ việc trong thời gian thử việc

Pháp luật quy định rõ ràng về thủ tục nghỉ việc trong thời gian thử việc tại Điều số 27 của Bộ Lao động về thời gian thử việc. Căn cứ vào mức độ, tính chất, mức độ phức tạp trong công việc đang thử việc để xét thời gian thử việc, nhưng một người lao động sẽ chỉ được thực hiện thử việc một lần.

Quy định nghỉ việc trong thời gian thử việc
Quy định nghỉ việc trong thời gian thử việc

Cụ thể hơn, quy định về thời gian thử việc tối đa sẽ là:

- Không thử việc quá 60 ngày đối với các việc làm cần trình độ cao đẳng trở lên

- Không thử việc vượt quá 30 ngày với nhóm việc làm chỉ đòi hỏi trình độ trung cấp

- Không vượt quá 6 ngày đối với các công việc khác.

Nếu như doanh nghiệp yêu cầu nhân viên thử việc thực hiện nhiệm vụ thử việc quá 1 lần hoặc là qua thời gian quy định nên trên thì phía doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính từ 2 dến 5 triệu đồng kèm theo bắt buộc phải trả đầy đủ tiền lương cho người lao động. Nội dung này đã được quy định rõ ràng ở trong Luật lao động. Và ngược lại, nếu người nhân viên mà tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc thì cũng sẽ bị xử lý theo pháp luật. Hiểu rõ điều tôi vừa nói, chúng ta sẽ phần nào đó hiểu được những thắc mắc của nhiều người mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

Tham khảo: Việc làm nhân sự

2. Có cần báo trước về việc nghỉ việc trong thời gian thử việc hay không?

Khi có ý định nghỉ việc không đi tiếp cùng công ty nào đó trong thời gian thử việc, bạn có nghĩ rằng mình nên đưa ra thông báo nghỉ việc trong thời gian thử việc hay không? Tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp nhân viên mới vừa được nhận vào làm việc trong công ty, chưa hết thời gian thử việc họ đã tự ý nghỉ việc mà không có bất cứ thông báo nào đến bộ phận phụ trách. Đây là thực trạng chung ở bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Báo trước về việc nghỉ việc trong thời gian thử việc

Sự nghỉ việc đột ngột của các nhân viên thử việc có thể mang đến những hậu quả khá nghiêm trọng cho công ty, điển hình nhất là làm rối loạn kế hoạch tuyển dụng và sắp xếp nhân lực đến từng phòng chuyên môn của bộ phận nhân sự, làm lỡ kế hoạch xây dựng bộ máy nhân lực chung của toàn công ty từ đó kéo theo hệ lụy cho cả một chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Xét ở nhiều phương diện, việc nghỉ việc của nhân viên thử việc đã được đưa vào quy chế pháp luật cho nên việc nhân viên nghỉ việc trong thời gian thử việc sẽ phải tuân thủ. Vậy quy chế đó cụ thể ra sao?

Căn cứ vào Điều lệ số 29 của Bộ luật Lao động, thời hạn 3 ngày sau thời gian thử việc của nhân viên mới được tuyển vào các vị trí đòi hỏi từ trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên thì phía tuyển dụng sẽ phải đưa ra thông báo rõ ràng về kết quả công việc mà người lao động đã thu được trong quá trình thử việc.

Nếu kết quả cho thấy người lao động đạt yêu cầu sau quá trình thử việc thì bên tuyển dụng sẽ phải thực hiện việc giao kết, ký kết hợp đồng với người lao động đã hoàn thành thời gian thử việc.

Quy định dành cho người thử việc nghỉ việc
Quy định dành cho người thử việc nghỉ việc

Cùng với đó, tại Khoản 2 của Điều số 29 Bộ luật Lao động chỉ rõ, trong thời gian thử việc, cả bên tuyển dụng và bên người lao động sẽ có quyền hủy bỏ thời gian thử việc không cần phải báo trước, đồng thời cũng không cần thực hiện việc bồi thường nếu như việc làm thử này không đạt được yêu cầu mong muốn của cả đôi bên.

Vậy có nghĩa là mặc dù đã trở thành vấn đề được pháp luật quan tâm và đưa ra quy định nhưng thực chất việc nghỉ việc trong thời gian nghỉ việc không bị quy định quá khắt khe song vẫn đòi hỏi cả đôi bên phải tuân thủ quy tắc ứng xử sao cho văn hóa trong vấn đề này.

Xem thêm: Việc làm trợ lý nhân sự

3. Hậu quả trên phương diện pháp lý nếu nghỉ việc trong thời gian thử việc như thế nào?

Nhiều người lao động thắc mắc rằng liệu họ tự ý nghỉ việc khi còn đang thử việc liệu có phải chịu trách nhiệm pháp lý nào hay không và mức độ như thế nào. Làm rõ vấn đề này để mọi người tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh nhất nhé.

Điều 26 của Luật lao động có đưa ra quy định về việc thử việc như sau:

- Người thuê lao động và người lao động sẽ thỏa thuận với nhau về vấn đề làm thử công việc bao gồm thời gian thử việc, quyền lợi và trách nhiệm nghĩa vụ của đôi bên trong suốt thời gian thử việc. Những thỏa thuận này có thể đưa vào hợp đồng thử việc và ràng buộc pháp lý.

- Người lao động ký bản hợp đồng thời vụ thì không cần phải trải qua thời gian thử việc.

Điều 27 quy định về thời gian thử việc chi tiết như sau:

- Căn cứ vào mức độ, tính chất của công việc để quy định thời gian nghỉ việc. Quy định đã được nêu ở mục trên.

Hậu quả pháp lý nếu nghỉ việc trong thời gian thử việc
Hậu quả pháp lý nếu nghỉ việc trong thời gian thử việc

Ở thời điểm hiện tại, pháp luật không quy định về việc nghỉ việc trong thời gian thử việc sẽ phải báo trước mà điều này thuộc vào phạm trù của nếp sống văn hóa ở mỗi người. Tuy nhiên lại đưa ra những quy định khá khắt khe đối với phía người sử dụng lao động, ngoài việc cho nghỉ việc trong thời gian thử việc cần phải thông báo trước thì bên sử dụng lao động còn phải chịu trách nhiệm pháp lý bồi thường nếu không thực hiện đúng Luật lao động chẳng hạn như phạt tiền theo các mức nếu không trả lương đầy đủ cho nhân viên hoặc sử dụng nhân viên quá thời gian thử việc chẳng hạn.

Tìm hiểu thêm: Quy định rõ ràng về thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc

4. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương hay không?

Nếu đang trong thời gian thử việc mà bạn cảm thấy công việc không phù hợp, không muốn làm việc này nữa và bạn thắc mắc có được trả lương cho số ngày bạn đi làm thử việc hay không thì sẽ phải căn cứ vào nhiều trường hợp mới có thể giúp bạn có được đáp án. Chúng ta hãy căn cứ vào các trường hợp khác nhau này nhé.

Trường hợp đầu tiên, khi bạn và công ty tuyển dụng đã ký với nhau hợp đồng thử việc và trong bản hợp đồng đó có đưa ra điều khoản rõ ràng rằng trong thời gian đang thử việc mà bạn lại muốn nghỉ làm thì sẽ cần thông báo cho công ty trước bao nhiêu ngày đúng theo quy định của công ty. Nếu như bạn không thực hiện đúng yêu cầu đó thì bạn sẽ không được trả lương và phía công ty sẽ có căn cứ để không cần trả lương cho bạn mà vẫn đảm bảo không vi phạm vào luật lao động.

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương

Trường hợp thứ hai, mọi thứ diễn ra theo thỏa thuận đúng như hợp đồng, vậy thì việc trả lương cho người lao động thử việc muốn nghỉ việc sẽ được tính toán theo quy định của pháp luật tại điều số 28, điều khoản quy định việc giải quyết lương tuân thủ theo điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Vậy nên trước khi ký hợp đồng thử việc các bạn nên xem xét thật kỹ điều khoản về lương và những điều khoản khác để đảm bảo khi có vấn đề phát sinh thì sẽ được rõ ràng ngay từ đầu mà không cần phải thắc mắc lại.

Đọc thêm: Luật lao động mới nhất – Tổng hợp toàn bộ điểm mới

5. Cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Bỏ xa suy nghĩ có nên nghỉ việc trong thời gian thử việc hay không, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến luật dành cho người lao động khi nghỉ việc trong thời gian này và cách làm sao để nghỉ việc đảm bảo nét đẹp trong văn hóa ứng xử của bản thân mình.

Vậy bạn có biết bí quyết nào giúp bạn nghỉ việc “đẹp” hay không?

Khi bạn đang trải qua thời gian nghỉ việc ở một công ty nào đó và phát hiện ra rằng mình không phù hợp với công việc này. Vậy bạn đừng cố gắng ép bản thân phải tiếp tục theo đuổi công việc đó nữa nhé. Nhưng khi muốn nghỉ việc bạn cũng sẽ phải đặt ra yêu cầu cho bản thân mình rằng phải có một cách xin nghỉ việc văn mình, văn hóa vì điều đó có ảnh hưởng rất nhiều đến tác phong của bạn. Một người có tác phong lịch sự, chuyên nghiệp thì nghỉ việc cũng phải chuyên nghiệp, lịch sự đúng không nào. Trước tiên, hãy báo trước cho bộ phận nhân sự, cho người quản lý tại phòng làm việc của bạn về ý định đó.

Cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc
Cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Ngay cả khi không cần đến căn cứ của pháp luật ràng buộc thì bạn cũng hãy nên tự giác báo trước một khoảng thời gian đủ để những người phụ trách chuẩn bị dần một kế hoạch tuyển dụng mới nhân lực thay thế bạn. Bạn nên ở lại cho đến khi bộ phận phụ trách có thẩm quyền giải quyết thông báo rằng công ty đã tuyển được người thay thế bạn, lúc đó hãy nghỉ việc nhé.

Ngoài ra, để đảm bảo tính chất lịch sự, một nếp văn hóa công sở đẹp và một lối sống văn minh thì trước khi nghỉ việc bạn nên viết đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc. Mẫu đơn này có thể tải bên dưới đây để tham khảo và tránh mất thời gian.

TẢI MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC TẠI ĐÂY:

Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc.docx

Như vậy, trong bài viết này chúng ta đã tìm hiểu khá kỹ về vấn đề nghỉ việc trong thời gian thử việc. Rất hy vọng mỗi người trong số chúng ta đều có thể tuân thủ đúng quy định mà pháp luật đưa ra và hơn cả thế, hãy tự giác để có cách nghỉ việc văn hóa nhất, vừa giúp bản thân mình giữ được phong cách chuyên nghiệp lại vừa có thể xây dựng hình ảnh tốt đẹp tại công ty. Rất có thể một ngày nào đó bạn với công ty ấy lại hợp tác thì sao?

Ngoài ra bạn còn có thể tải về mẫu đơn xin nghỉ việc sau đây:

don+xin+nghi+viec.doc

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: