Bí quyết viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc ấn tượng

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2020-10-14 09:43:46

Đơn xin việc là tài liệu không thể thiếu đối với ứng viên trong quá trình xin việc làm. Một trong số những nội dung quan trọng nhất phải kể đến chính là nghề nghiệp chuyên môn. Vậy bạn đã biết cách viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng theo chân vieclam88.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc
Nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc

1. Nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc là gì?

Có thể thấy, trong hồ sơ xin việc, ngoài CV thì đơn xin việc làm cũng là yếu tố rất quan trọng, giúp ứng viên có thể tạo ấn tượng và ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu CV là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa vòng phỏng vấn thì đơn xin việc lại là chiếc cầu nối để liên kết các ứng viên với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp các ứng viên có thể nâng cao hơn nữa các cơ hội cạnh tranh việc làm.

Và một trong số những thông tin không thể thiếu trong đơn xin việc đó chính là nghề nghiệp chuyên môn. Đây chính là điểm nhấn rất quan trọng mà các bạn không bên bỏ qua bởi nó sẽ giúp bạn có thể tạo nên được giá trị riêng trong mắt nhà tuyển dụng.

Nghề nghiệp chuyên môn hay trình độ chuyên môn là khả năng có thể áp dụng những kiến thức chuyên môn được đào tạo, học hỏi vaof trong công việc thực tiễn.

Nghề nghiệp chuyên môn thể hiện bạn là người đã được đào tạo, có những kiến thức chuyên môn, được rèn giũa bài bản và có kinh nghiệm trong vị trí công việc, lĩnh vực đang ứng tuyển. Điều này sẽ giúp cho các bạn có thể dễ dàng chinh phục các nhà tuyển dụng và chứng minh được khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, có thể mang đến hiệu quả cao nếu như được nhận vào làm việc. Và đây cũng chính là điều mà các doanh nghiệp luôn mong muốn có ở ứng viên trong quá trình tuyển dụng nhân sự.

Tìm hiểu chung về nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc
Tìm hiểu chung về nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc

Ngoài ra, nghề nghiệp chuyên môn cũng cho thấy một cái nhìn thực tế nhất về ứng viên, giúp các bạn có thể nâng cao được bản thân và tạo điều kiện cạnh tranh tốt nhất trong quá trình ứng tuyển. Bởi bạn là người đã từng làm công việc nào đó, đã có cơ hội được áp dụng các kiến thức chuyên môn vào thực tế các công việc cụ thể, trau dồi các kinh nghiệm, rèn luyện các kỹ năng thay vì những ai mới ra trường, chỉ có kiến thức mà chưa được thực hành. Do đó, việc đưa thông tin nghề nghiệp chuyên môn vào đơn xin việc làm điều rất cần thiết.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có rất nhiều bạn bị nhầm lẫn và lầm tưởng rằng nghề nghiệp chuyên môn chính là trình độ chuyên môn. Song trên thực tế lại không phải như vậy, đây là 2 yếu tố hoàn toàn khác nhau. Trình độ chuyên môn chỉ là kiến thức mà bạn được đào tạo dựa trên nền tảng nào, cấp bậc nào. Còn nghề nghiệp chuyên môn là công việc cụ thể bạn đã từng đảm nhận. Vì vậy mà các bạn cần hiểu, phân biệt được rõ ràng 2 khái niệm này để tránh nhầm lẫn và bị đánh trượt một cách đáng tiếc nhé.

2. Vai trò của nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc

Vai trò quan trọng của nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc
Vai trò quan trọng của nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc

Nhiều bạn thắc mắc rằng, nếu đưa nghề nghiệp chuyên môn nhưng trái ngành đang ứng tuyển thì có được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Không ai quy định bạn ứng tuyển việc làm ngành sư phạm thì nghề nghiệp chuyên môn phải liên quan đến sư phạm. Tất nhiên, nếu như các bạn có nghề nghiệp trước đó theo đúng chuyên môn theo đuổi, đúng ngành thì sự ưu tiên sẽ cao hơn trong quá trình xin việc làm.

Theo đó, nghề nghiệp chuyên môn đảm nhận vai trò là kinh nghiệm việc làm của bạn, điều này giúp khẳng định những gì bạn đã làm được trong thực tế cho nhà tuyển dụng nắm được. Hơn nữa, các nhà tuyển dụng sẽ đặt sự chú ý nhiều hơn đến các ứng viên năng động, có thể làm nhiều vị trí khác nhau. Do đó, hãy lưu ý trong phần này để đảm bảo vừa cung cấp đến các thông tin nhà tuyển dụng cần, vừa thể hiện được những chất riêng của mình nhé.

Một ví dụ để các bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc đó chính là các ngành nghề liên quan đến bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, chuyên gia phân tích,… yêu cầu rất cao về vấn đề này. Bởi đây là những nghề đòi hỏi rất nhiều, rất khắt khe về các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế công việc. Do đó, nếu không đưa thông tin về nghề nghiệp chuyên môn vào đơn xin việc thì cơ hội dành cho các bạn sẽ rất mong manh. Và để làm được điều đó thì trước hết, các bạn sẽ phải chăm chỉ học tập, rèn luyện và trau dồi các kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất cho bản thân và công việc.

Nghề nghiệp chuyên môn là thông tin không thể thiếu trong đơn xin việc
Nghề nghiệp chuyên môn là thông tin không thể thiếu trong đơn xin việc

Cụ thể, trong mục nghề nghiệp chuyên môn, các bạn cần phải trình bày, liệt kê một cách chi tiết, rõ ràng nhất về các thông tin cần thiết, có khả năng ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Điều đặc biệt khi viết nghề nghiệp chuyên môn đó chính là đừng khiêm tốn, hãy làm sao để nhấn mạnh được những điểm ấn tượng, nổi bật nhất của bản thân mình, khẳng định mình là người phù hợp và giành lấy công việc yêu thích.

Bên cạnh đó thì các bạn nên lưu ý, dù nghề nghiệp chuyên môn của mình là gì đi chăng nữa, tất cả thông tin đó đều rất quan trọng. Công việc nào cũng sẽ giúp các bạn có cơ hội để va vấp, rèn luyện các kỹ năng, có thể kiến thức, kinh nghiệm,… Song, hãy chọn lọc những nghề nghiệp có liên quan nhất đến công việc mình ứng tuyển để đưa vào đơn xin việc để dễ dàng có được cơ hội việc làm nhé.

3. Cách viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc

Cách viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc không khó, bạn chỉ cần lưu ý một số quy tắc sau:

  • Không viết quá dài dòng, lan man
  • Không nên sử dụng mẫu đơn có sẵn
  • Không viết sai sự thật
  • Tập trung vào những kỹ năng cần thiết cho công việc

Đối với từng công việc sẽ yêu cầu bạn viết về nghề nghiệp chuyên môn riêng. Không thể nào bạn ứng tuyển vào vị trí việc làm nhân viên marketing lại viết nghề nghiệp chuyên môn giống với vị trí kế toán được. Do đó, hãy lưu ý về điều này để không lỡ mất việc làm tốt nhất. Và dưới đây sẽ là một vài gợi ý về cách viết nghề nghiệp chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau, các bạn cùng tham khảo nhé.

Gợi ý cách viết nghề nghiệp chuyên môn trong một số ngành cụ thể
Gợi ý cách viết nghề nghiệp chuyên môn trong một số ngành cụ thể

- Lĩnh vực tài chính ngân hàng – một lĩnh vực liên quan chủ yếu đến các con số, dữ liệu phức tạp thì cần đòi hỏi các bạn cần biết cách phân tích, tổ chức, sắp xếp các kế hoạch, công việc. Do đó, hãy đưa ra các nghề nghiệp trước đó có liên quan đến việc tiếp xúc với các con số, tính toán nhiều như là làm kinh doanh, bán hàng, làm thu ngân hay một vị trí chuyên môn nào đó trong ngân hàng.

- Lĩnh vực quản trị kinh doanh yêu cầu các bạn cần có các kỹ năng liên quan đến quản lý, khả năng tư duy, sáng tạo tốt, biết lập kế hoạch, chiến lược hay. Theo đó, các bạn có thể đưa ra một số nghề nghiệp chuyên môn có liên quan đến các kỹ năng này như là làm kinh doanh, quản lý,…

- Lĩnh vực hành chính văn phòng – một lĩnh vực đòi hỏi về các kỹ năng quản trị văn phòng, khả năng tổ chức, sắp xếp công việc, quản lý hồ sơ, giấy tờ. Chính vì vậy, khi viết nghề nghiệp chuyên môn, hãy tập trung nhấn mạnh về các công việc có liên quan như là nhân sự, văn thư, thư ký,…

- Về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, các bạn cần có các kỹ năng về báo cáo tài chính, quản lý chi tiêu, hóa đơn, chứng từ, sổ sách,… nói chung là những công việc khá nặng và phức tạp. Bởi vậy nghề nghiệp chuyên môn trong lĩnh vực này thường sẽ đòi hỏi là liên quan trực tiếp đến kế toán, kiểm toán, đảm bảo có đủ năng lực để thực hiện công việc.

Cách viết nghề nghiệp chuyên môn
Cách viết nghề nghiệp chuyên môn

- Lĩnh vực kinh tế yêu cầu các kỹ năng phân tích, tính toán, soạn thảo hợp đồng, đàm phán với khách hàng. Điều đặc biệt, với sự rủi ro khá lớn trong kinh tế đòi hỏi các bạn cần có sự chủ động, khả năng phán đoán tốt. Do đó, nghề nghiệp chuyên môn cũng cần phải có liên quan đến các công việc về kinh tế như là chuyên viên phân tích thị trường, kinh doanh, tài chính – đầu tư,…

- Lĩnh vực ngoại ngữ thì kỹ năng chính đó là nghe, nói, đọc viết bằng tiếng ngoại ngữ. Đối với các công việc ngành này yêu cầu nghề nghiệp chuyên môn của các bạn phải gắn liền với quá trình sử dụng ngoại ngữ như là từng làm việc cho các công ty nước ngoài, làm hướng dẫn du lịch, làm dịch thuật,…

Như vậy, có thể thấy đối với các công việc, lĩnh vực khác nhau sẽ đặt ra các yêu cầu về nghề nghiệp chuyên môn, các kỹ năng khác nhau. Chính vì thế mà ứng viên để có thể tạo ra được mẫu đơn xin việc hay và hoàn hảo nhất, hãy luôn đảm bảo tìm hiểu thật kỹ lưỡng về công việc ứng tuyển và các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra. Từ đó, cung cấp các thông tin cần thiết nhất cho nhà tuyển dụng.

Hướng dẫn: cách viết mẫu đơn xin việc file word

4. Một số điều cần lưu ý khi viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc

Một số điều cần lưu ý khi viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc
Một số điều cần lưu ý khi viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc

Trong quá trình viết đơn xin việc nói chung và nghề nghiệp chuyên môn nói riêng, để có thể tạo được ấn tượng tốt nhất và thu hút được sự quan tâm của nhà tuyển dụng thì các bạn cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề cơ bản sau:

- Cần tập trung vào các kỹ năng đã có của bản thân: như đã nói ở trên, với nghề nghiệp chuyên môn, các bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế như thế nào hay chính là các kỹ năng làm việc. Theo đó, đây chính là thông tin quan trọng nhất mà các bạn cần tập trung, làm nổi bật trong đơn xin việc. Cụ thể, các bạn hãy xem xét, đánh giá và liệt kê ra các kỹ năng mình có, chọn lựa những gì phù hợp và nổi bật nhất để đưa vào đơn xin việc, giúp cho bản thân mình được tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng.

- Một vấn đề rất lớn mà các bạn cần chú ý đó là dù bạn đang ứng tuyển vào một công việc đúng chuyên ngành, bạn tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc nhưng cũng đừng vì thế mà đặt ra tham vọng quá cao cho những ngày đầu tiên. Tuyệt đối đừng để cái tôi cao lấn át và bắt buộc mình phải làm ở vị trí cao trong công ty. Chắc chắn một điều rằng không có doanh nghiệp nào lại cho phép bạn ngay từ ngày đầu tiên đi làm đã ngồi lên vị trí lãnh đạo cả. Do đó, hãy hạ thấp cái tôi, biết chấp nhận và khẳng định bản thân theo từng ngày.

Viết nghề nghiệp chuyên môn sao cho đúng chuẩn
Viết nghề nghiệp chuyên môn sao cho đúng chuẩn?

- Ngoài ra, các bạn cũng cần chăm chút nhiều hơn cho tổng thể đơn xin việc, làm sao để các phần có sự liên kết và tạo nên một mẫu đơn hoàn hảo nhất, tạo ấn tượng và giành lấy việc làm mình mong ước.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ về cách viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc như thế nào và nắm lấy cơ hội việc làm tốt nhất cho mình nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: