Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên ra làm gì tại tương lai

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2020-05-11 17:47:28

Môi trường hiện nay là một vấn đề đáng được quan tâm không chỉ tại một quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Đặc biệt với một nguồn tài nguyên có sẵn con người đã và đang khai thác một cách quá mức không đi liền sự tái tạo, dù kinh tế có sự phát triển nhưng đến chính giá trị tự nhiên của môi trường đã mất đi. Vậy nên để tạo nên một sự phát triển ổn định và cần bằng thì chính các trường đại học sẽ là nơi đào tạo nguồn nhân lực đưa ra những chính sách cho sự phát triển. Và để tìm ra biện pháp cho sự cần băng đó chúng ta cần hiểu được về Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên.

Tìm Việc Làm Môi Trường

1. Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là gì?

Khái niệm chung nhất về ngành
Khái niệm chung nhất về ngành

Ngành kinh tế tài nguyên thiên nhiên với tên gọi tiếng anh là Environmental and Resource Economics. Một ngành chuyên đào tạo về kinh tế cho việc phân tích giá trị tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống cũng như dự án liên quan tới tài nguyên. Đây cũng là một ngành nghề đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng lớn cùng sự chuyên nghiệp với tay nghề ổn định cho việc đảm bảo môi trường. 

Lựa chọn theo học Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại tương lai chắc chắn sẽ không làm bạn cảm thấy thất vọng. Bởi sau theo học bạn sẽ được đào tạo vững chắc và cung cấp các kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh, quản lý và cạnh đó là các kiến thức về chuyên môn chuyên sâu hơn. Kiến thức cho sự phân tích tài nguyên, phân tích môi trường, phương pháp cho quản lý hiệu quả cũng như cách sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên. Để từ đó duy trì được nền kinh tế thị trưởng ổn định và tạo sự thúc đẩy cho các ngành kinh tế khác. 

Xem ngay: Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ra làm gì?

2. Những lợi ích khi học ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Đào tạo thành thạo cho sinh viên về các kỹ năng
Đào tạo thành thạo cho sinh viên về các kỹ năng

Không chỉ cung cấp cho các cử nhân về một nền tảng kiến thức vững chắc, chuyên ngành này còn đào tạo cho sinh viên rất nhiều kỹ năng bổ ích cho việc áp dụng thực tế. Đặc biệt kỹ năng này sẽ giúp bạn có sự cạnh tranh hơn khi tìm kiếm việc làm hiện nay.

+ Đầu tiên giúp bạn có sự phân tích, dự báo cho các vấn đề môi trường và tài nguyên để từ đó hoạch định ra sự quản lý cũng như những giải pháp phù hợp cho mọi vấn đề. Giúp công việc thực hiện được hoàn hảo theo trình tự đề ra.

+ Kỹ năng về việc phân tích thông tin kinh tế, sự tác động của các chính sách được đề ra đối với môi trường đã thực sự phù hợp hay chưa. 

+ Giúp bạn có sự nghiên cứu độc lập hơn trong việc lập kế hoạch, lựa chọn công tác quản lý công việc phù hợp đặc biệt khi làm việc nhóm để tạo nên sự hiệu quả. 

+ Thúc đẩy về kỹ năng quản lý, lập kế hoạch cho các dự án để điều hành thực hiện theo tiến độ đạt các mức kiểm tra thông qua. Cạnh đó bạn cũng có thể điều chỉnh kế hoạch khi có sự thay đổi linh hoạt hơn.

+ Tạo một kỹ năng cho sự xây dựng, đánh giá các dự án để từ đó đưa ra được những chính sách cho sự cải tạo và khai thác môi trường tài nguyên một cách phù hợp. Khai thác luôn đi đôi với cải tạo làm mới.

+ Giúp bạn sử dụng thành thạo về các phần mềm, thiết bị sử dụng trong việc áp dụng thực tế cho việc xác định lượng giá giá trị chuyên môn tài nguyên, môi trường.

+ Khi theo học chuyên ngành bạn còn được trau dồi chính kỹ năng giao tiếp tiếng anh. Bạn có khả năng dịch hiểu được các tài liệu chuyên ngành một cách hoàn hảo giúp cho công tác thực hiện công việc về sau trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hơn nữa chính kỹ năng này sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội làm việc mang tầm quốc tế. 

3. Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên thi khối nào?

Tổ hợp môn thi tuyển
Tổ hợp môn thi tuyển 

Đối với chuyên Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên chính các bạn cũng có thể lựa chọn theo đuổi qua nhiều tổ hợp môn phù hợp theo môn học yêu thích của chính mình. Đặc biệt khi kỳ thi tuyển sinh đại học sắp diễn ra việc lựa chọn thi tuyển trở thành một vấn đề không chỉ học sinh mà các bậc phụ huynh cũng hướng tới. 

Các tổ hợp môn tuyển sinh chính là bạn cần biết:

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học

Có lẽ Tiếng anh và Hóa học sẽ là hai môn được cho là trọng tâm cho chuyên ngành này, vậy nên bạn hãy trau dồi cho bản thân ngay bây giờ nhiều hơn. Bởi lựa chọn được một tổ hợp môn phù hợp chính là cách để các bạn có thể nâng cao hơn điểm số mình đạt được, tạo nên sự bứt phá giúp mình có tên tại danh sách ngôi trường mình mong muốn. Để được tham gia theo học và theo đuổi chính ước mơ của mình.  

Tham khảo: Ngành Địa lý học ra làm gì?

4. Điểm chuẩn ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Mức điểm chuẩn sẽ luôn có sự khác biệt giữa các môi trường theo học cũng như đề thi của từng năm để nắm bắt được mức điểm chung của các thí sinh. Đối với Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên thì mức giao động sẽ rơi khoảng 15 - 21 điểm của tất cả các trường và phương thức xét tuyển đạt đủ chỉ tiêu. 

Có thể thấy mức điểm cũng là không quá khó khăn đối với các bạn đúng không? Hãy luôn tự tin bởi chính đó là yếu tố quyết định nên sự thành công cho chính bạn. 

5. Các trường đào tạo ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Đâu sẽ là nơi theo học tốt nhất?
Đâu sẽ là nơi theo học tốt nhất?

Đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng cho Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên chính là cách để đẩy mạnh phát triển đất nước cũng như nâng cao chính chất lượng cuộc sống của con người. Một sứ mệnh cao cả với sự trọng tâm mà nhiều cơ sở đại học nhắm tới. 

Cùng đó từ chính các nhà tuyển dụng đang cần bổ sung một nguồn nhân lực lớn tại lĩnh vực này để có thể phát huy thế mạnh cạnh tranh, hợp tác quốc tế. Vậy nên việc các cơ sở đào tạo cần khẳng định được vị thế của mình cũng như các sinh viên cần nắm bắt cơ hội lựa chọn nơi đào tạo cho chính mình là vô cùng quan trọng. 

Hiện tại trên cả nước có rất nhiều trường đại học đào tạo với sự uy tín chất lượng về chuyên ngành kinh tế này, chúng ta có thể kể đến.

+ Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

+ Trường Đại học kinh tế Quốc dân

+ Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM

+ Trường Đại học Cần Thơ

Ngành Kỹ thuật công nghiệp ra làm gì?

6. Học Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên ra làm gì sau khi ra trường?

Các vị trí đảm nhận khi ra trường
Các vị trí đảm nhận khi ra trường

Hoàn thành tấm cử nhân Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên bạn có thể tham gia làm việc tại bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào liên quan tới lĩnh vực. Theo đúng chuyên môn về xây dựng chính sách, khai thác tài nguyên, thẩm định dự án, quản lý môi trường, thuế cho ô nhiễm,...

+ Bạn có thể trở thành giảng viên giảng dạy tại các trường đại học hoặc cao đẳng liên quan để có thể tham gia truyền đạt kiến thức, nghiên cứu cho nguồn nhân lực mới phục vụ cho ngành. 

+ Trở thành một nhà quản lý chuyên về công tác tư vấn, phân tích các vấn đề và quản lý môi trường ngay tại chính các tổ chức, công ty, doanh nghiệp khai thác và kinh doanh. Cũng như nhân viên làm việc cho các doanh nghiệp về sản xuất dịch vụ hàng hóa liên quan tới tài nguyên môi trường để giúp cải thiện môi trường trở nên tốt hơn.

+ Lựa chọn làm một chuyên viên tại các cơ quan nhà nước các cấp, sở liên quan tới kinh tế tài nguyên thiên nhiên như: sở kế hoạch và đầu tư, sở tài nguyên và môi trường,...Để có thể định hướng đưa ra những chính sách, dự án tốt nhất cho môi trường.

+ Hay bạn có thể lựa chọn trở thành chuyên viên tại các tổ chức chính phủ, tổ chức liên kết về quản lý môi trường tại nước ngoài để cải thiện môi trường mang tầm khu vực, quốc tế. 

Bạn cũng có thể lựa chọn cho chính việc tham gia du học thạc sĩ tại các trường để nâng cao chính trình độ của mình phấn đấu tới các mục tiêu cao hơn cho sự nghiệp học hành.  

7. Mức lương ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Mức lương hấp dẫn
Mức lương hấp dẫn cho người theo đuổi

Khi xác định theo học chuyên ngành này bạn sẽ không cần lo lắng về mức lương bởi đó cũng sẽ là một con số khá cao ngay cả khi bạn là sinh viên mới ra trường. Có thể bạn đầu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc quá nhiều mức lương của bạn chỉ giao động từ 5 - 7 triệu/ tháng. Nhưng sau một khoảng thời gian làm việc với số năm kinh nghiệm tăng dẫn từ 2 - 3 năm mức thu nhập của bạn cũng sẽ tăng lên 7 - 10 triệu/ tháng. Và đến khi số năm tăng lên mức cao hơn 4 - 5 năm mức lương của bạn sẽ là con số trên 13 triệu/ tháng. 

Cạnh đó mức lương nhận được này còn chưa tính tới các khoản hỗ trợ, trợ cấp, thưởng công việc, tính ra mức lương chính bạn nhận được là hấp dẫn đúng không.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Các kỹ năng cần có để tạo nên sự thành công
Các kỹ năng cần có để tạo nên sự thành công

Để bản thân có thể gắn bó lâu dài hơn với chính Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên thì chính bản thân bạn cũng cần có những kỹ năng nhất định để làm việc. Từ đó tạo cho bản thân một mục tiêu lớn hơn và theo đuổi ước mơ.

+ Nắm vững cho bản thân kiến thức và chuyên môn làm việc để có thể vận dụng tối đa đem lại hiệu quả cho thực tế.

+ Luôn có sự sáng tạo, năng động trong công việc để có thể xử lý mọi vấn đề một cách nhanh nhất.

+ Có sự trung thực thật thà cũng như cẩn thận trong công việc để đem lại sự chính xác đem lại năng suất lao động lớn nhất. 

+ Việc nắm bắt chắc kiến thức là điều cần thiết nhưng để có thể xử lý tất cả những kiến thức khác bạn cũng cần tới một tinh thần học hỏi từ chính đồng nghiệp đi trước của mình. Bởi không phải tất cả mọi điều trong công việc đề được giảng dạy, đôi khi sẽ có những “mẹo” sẽ giúp bạn thành công.

+ Sức khỏe và sự kiên trì theo đuổi nghề chính là điều các bạn cần tới trong lĩnh vực này. Bởi nếu bạn không có niềm đam mê cũng như sức khỏe đảm bảo thì việc bỏ dở giữa chừng là không thể tránh khỏi vậy nên cần xác định ngay từ đầu để cho chính bản thân có một sự lựa chọn phù hợp.

Tất cả thông tin trên bài viết này của vieclam88.vn chia sẻ về Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên mong rằng sẽ thật sự giúp bạn hiểu và đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho tương lai. Lựa chọn được một công việc đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: