1. Làm rõ khái niệm ngân hàng thương mại nhà nước là gì
Ngân hàng Thương mại nhà nước có tên gọi đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn MTV, chủ sở hữu là Nhà nước. 100% số vốn điều lệ đều do Nhà nước sở hữu. Trước đó, có một số ngân hàng thương mại rơi vào hoàn cảnh làm ăn thua lỗ nên được tổ chức ngân hàng nhà nước mua lại. Từ đó những ngân hàng này được gọi luôn là Ngân hàng Thương mại Nhà nước.
Khái niệm Ngân hàng thương mại nhà nước là gì hoàn chỉnh nhất đến nay sau khi trải qua rất nhiều sự biến đổi và sáp nhập được định nghĩa như sau:
Ngân hàng thương mại nhà nước là ngân hàng có hai loại hình hoạt động. Bao gồm Ngân hàng thương mại có 100% vốn điều lệ của Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần có hơn 50% vốn điều lệ do Nhà nước sở hữu.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước có vai trò như thế nào?
Ngân hàng thương mại nhà nước có 4 vai trò chính quyết định đến sự phát triển ôn định của ngân hàng:
- Hỗ trợ chính phủ đưa đến các cá nhân, doanh nghiệp chỉ đạo hướng dẫn về các khoản vay. Qua đó, ngân hàng giúp ổn định thị trường, đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội.
- Tiên phong thực hiện các chỉ thị, kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước ban hành về tỷ giá lãi suất và đóng góp vào sự ổn định tiền tệ.
- Khi cần sẽ luôn cung ứng kịp thời nguồn vốn cho những hoạt động phát triển kinh tế.
- Theo dõi chặt chẽ các biến động diễn ra trong thị trường tài chính. Đề xuất những giải pháp giúp ngăn chặn, hạn chế biến động xấu lên thị trường tiền tệ ỏ trong nước.
Với 4 vai trò đặc thù này, ngân hàng thương mại nhà nước đóng góp một phần to lớn vào thị trường tài chính nói chung. Người dân khi có nhu cầu thực hiện các giao dịch về tiền tệ hoàn toàn có thể yên tâm gửi gắm nguồn tài chính của mình vào những ngân hàng này. Sau đây, Vieclam88 mách bạn top 4 ngân hàng thương mại nhà nước đã gây dựng được danh tiếng lớn trong ngành.
3. Top các ngân hàng thương mại nhà nước uy tín bậc nhất
Tại Việt Nam có nhiều ngân hàng thương mại nhà nước nhưng vinh dự lọt vào danh sách Big4 Việt Nam phải kể đến những ngân hàng sau đây.
3.1. Ngân hàng Agribank - Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn
Ngân hàng Agribank là ngân hàng tiên phong ở Việt Nam hoạt động trong hình thức Ngân hàng thương mại Nhà nước. Tên gọi của ngân hàng thể hiện rất rõ mục đích phát triển nông thôn. Ngân hàng thường triển khai nhiều chương trình vay theo tín dụng hỗ trợ người dân phát triển hoạt động nông nghiệp. Do đó, cái tên Agribank rất quen thuộc với người dân.
Đến nay, ngân hàng này vẫn nằm trong top 50 ngân hàng thương mại nhà nước với vị thế dẫn đầu. Tổng tài sản của ngân hàng khoảng 1 triệu tỷ đồng.
3.2. Ngân hàng Vietcombank
Lý do ngân hàng nổi bật lọt top 4 ngân hàng thương mại nhà nước là bởi ngân hàng được lựa chọn là ngân hàng đầu tiên được cổ phần hóa. Nhiều năm hoạt động kể từ khi thực hiện việc chuyển đổi, ngân hàng Vietcombank đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển nền kinh tế. Đồng thời, vai trò của loại hình ngân hàng thương mại nhà nước cũng được phát huy tối đa.
Top 2 này cùng là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam có văn phòng trụ sở đặt trên đất Mỹ. Số công ty con đặt rải rác ở nhiều quốc gia trên thế giới.
3.3. Ngân hàng thương mại nhà nước Vietinbank
Trước đây ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam, sau được tách ra độc lập để trở thành một ngân hàng thương mại nhà nước. Vietinbank được thành lập sau hai ngân hàng top trên,
Hiện nay tên tuổi của Vietinbank đã vững mạnh trong lòng rất nhiều người nên khả năng đóng góp của vào ngành ngân hàng Việt Nam rất lớn. Vietinbank còn có danh hiệu là ngân hàng đầu tiên đạt được chứng chỉ ISO 9001:2000, được hoạt động ở châu Âu.
3.4. BIDV - Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngân hàng này có nhiều hình thức kinh doanh gồm đầu tư tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng. Có hơn 100 chi nhánh BIDV hoạt động mạnh mẽ trên toàn quốc. BIDV hiện đang dẫn đầu về khả năng đầu tư tài chính. Ngoài ra tại những mảng có liên quan tới việc thành lập doanh nghiệp cũng được BIDV đầu tư mạnh.
Xem thêm: [Sacombank là ngân hàng gì?] Có tốt không? Có nên làm việc không?
4. Phân tích những lợi thế của ngân hàng nhà nước trong cạnh tranh
Hiện tại các ngân hàng thương mại nhà nước đang chiếm ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Lý do là vì ngân hàng thương mại có rất nhiều lợi thế cạnh tranh. Dựa vào hiểu biết ngân hàng thương mại nhà nước là gì và các đặc điểm trong quá trình phát triển, Vieclam88 giúp bạn phân tích kỹ các lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần.
4.1. Nguồn vốn rẻ
Ngân hàng thương mại nhà nước hầu hết đều áp dụng lãi suất cho vay thấp hơn so với hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần, Điều này đến từ nguyên nhân phía ngân hàng có được nguồn vốn rẻ từ tệp khách hàng đông, nhiều khách hàng lớn. Sở dĩ sở hữu được tệp khách hàng này là bởi vì ngân hàng thương mại nhà nước đã xây dựng được uy tín vững chắc trên thị trường nói chung và ở tại ngành ngân hàng nói riêng.
Nguồn vốn rẻ đó đến cụ thể từ tệp khách hàng chất lượng như: tiền gửi của các tập đoàn lớn, tiền gửi từ kho Bạc Nhà nước và các tổ chức bảo hiểm. Ngoài ra còn có nguồn vốn đến từ việc giải ngân vốn ODA.
Không chỉ vậy, các ngân hàng thương mại nhà nước nhận được sự quan tâm hỗ trợ rất nhiều từ Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng thương mại nhà nước còn huy động khá hiệu quả nguồn vốn từ nước ngoài. Việc này được thực hiện thông qua nhiều phương thức như LC, các kênh vay thương mại, refinancing, …
Quan trọng nhất để thu hút sự đầu tư vốn từ nhiều tổ chức, nhất là cả các tổ chức nước ngoài đó chính là sự uy tín, đủ điều kiện về độ tín nhiệm của ngân hàng thương mại nhà nước. Trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần thì chưa đủ để có được điều này.
4.2. Cạnh tranh nguồn tiền gửi từ dân cư khá mạnh
Nguồn vốn đến từ tiền gửi dân cư chiếm đến 43% trên tổng vốn sở hữu của ngân hàng thương mại nhà nước. Tỷ trọng này cao hơn 50-70% so với ngân hàng thương mại cổ phần. Các ngân hàng thương mại nhà nước đã rất khôn khéo tận dụng sức mạnh của nguồn tiền gửi dân cư để tạo nguồn vốn dày lên. Người gửi tiền tại hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước không những được hưởng lãi suất hấp dẫn mà còn được hưởng cả các chương trình.
Như vậy, bài viết đã đưa ra phần thông tin khá nổi bật về ngành ngân hàng - tài chính. Với hiểu biết này, bạn sẽ biết cách tận dụng sự liên kết với ngân hàng thương mại nhà nước một cách hợp lý để có thể dễ dàng sở hữu lợi ích thiết thực, hấp dẫn cho bản thân.
Tham gia bình luận ngay!