Business case là gì và hướng dẫn cách viết business case

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2024-07-25 08:40:21

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một business case. Bởi đây là một cơ sở chứng minh sự tuyệt vời của một dự án và nhận được sự chấp thuận của các nhà đầu tư. Vậy khái niệm business case là gì? Business case sẽ viết như thế nào? Tất cả sẽ được topcvai.com trình bày ngay dưới đây!

1. Khái niệm business case là gì?

Business case được hiểu trong tiếng việt là đề án kinh doanh. Đây là một công cụ quản lý, được thiết lập để đảm bảo dự án có tính khả thi và được tiến hành thuận lợi. Business case sẽ bắt đầu xuất hiện khi dự án mới được “thai nghén” và được giám sát thường xuyên đến khi dự án thu được kết quả hoạt động. Một business case chỉ thực sự hoàn thiện khi có các tiêu chuẩn như:

Business case mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như tăng doanh thu, giảm chi phí,…

Các sản phẩm của business case có rằng buộc về chi phí, tài nguyên và thời gian.

Kết quả cuối cùng business case sẽ đáp ứng được nhu cầu khách hàng và cam kết được lợi ích ban đầu.

Về cơ bản, business case sẽ giúp nhà quản lý đánh giá một khách quan theo góc nhìn kinh doanh về rủi ro, lợi ích mà một dự án sẽ mang lại. Mặt khác, business case còn giúp công ty thuyết phục được nhà đầu tư chấp nhận thực hiện một dự án.

Tìm Việc Kinh Doanh

Khái niệm business case là gì
Khái niệm business case là gì?

2. Business case có những vai trò nổi bật nào?

2.1. Hấp dẫn các nhà đầu tư

Trước khi tiến hành đầu tư vào một công ty, các nhà đầu tư sẽ cần điều tra, tìm hiểu dữ liệu, thông tin chính xác về công ty đó. Chính lúc này, họ sẽ đọc các business case của công ty bạn. Business case sẽ giúp quý nhà đầu tư hiểu rõ về khả năng và hoạt động của công ty của quý vị, cũng như cách quản lý và sử dụng vốn từ đó giúp quý vị đưa ra những quyết định chính xác hơn.

Business case giúp hấp dẫn các nhà đầu tư
Business case giúp hấp dẫn các nhà đầu tư

2.2. Kiểm tra tính khả thi

Khi tiến hành làm một business case, bạn sẽ cần làm các số liệu điều tra, nhân tố quan trọng của một dự án, chi phí và lợi ích thu được. Đây sẽ là các dữ liệu cần thiết để bạn kiểm tra các ý tưởng kinh doanh của mình có thực sự hoạt động hiệu quả hay không.

Tìm thêm: Việc làm trưởng nhóm kinh doanh 

2.3. Định hình cụ thể lĩnh vực kinh doanh

Khi thực hiện một business case, nó sẽ đem đến cho bạn một “bức tranh toàn cảnh” về năng lực doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp người thực hiện có cái nhìn khách quan về tất cả mọi mặt về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc khác, business case còn cung cấp đầy đủ số liệu như tỷ suất lợi nhuận, chi phí, chỉ số kinh doanh thường ngày của doanh nghiệp.

2.4. Business case giúp lên kế hoạch và xác định mục tiêu rõ ràng

Không chỉ có các vai trò trên, business case còn giúp tác dụng dự đoán chính xác hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể, đề án kinh doanh sẽ giúp người thực hiện hình dung một cách rõ nét toàn bộ tiến trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra trong vòng 6 tháng, 1 năm hoặc 5 năm. Có thể thấy, business case sẽ giúp người thực hiện thiết lập các cột mốc thực tế, viết mục tiêu kế hoạch cho doanh nghiệp.

2.5. Tìm hiểu thị trường kinh doanh hiện tại

Để có thể làm nên một business case hoàn chỉnh, bạn bắt buộc phải thực hiện nghiên cứu, phân tích, ghi chép về thông tin thị trường, tính khả thi của một dự án. Chính bước này sẽ giúp bạn có những hiểu biết thấu đáo về thị trường mà bạn định tham khảo về thị trường đó.

2.6. Xác thực nguồn vốn đầu tư

Việc xây dựng business case sẽ giúp người thực hiện xác định sự an toàn của các khoản vay và việc huy động nguồn vốn. Chính quá trình thực hiện này sẽ giúp bạn xác định được rõ ràng tính khả thi của các mục tiêu trong đề án hay kế hoạch.

Mặt khác, business case còn giúp xác định được tính tăng trưởng, phát triển của công ty. Cùng với đó là các yêu cầu cần thiết trong việc huy động nguồn vốn bổ sung để thực hiện đề án đó. Nhìn một cách rộng ra, business case sẽ là cơ hội để bạn phân tích, tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách khách quan và có tính đa chiều về nguồn vốn lưu động của công ty.

Xác thực nguồn vốn đầu tư
Xác thực nguồn vốn đầu tư

2.7. Business case giúp tìm kiếm nhân tài

Kế hoạch kinh doanh sẽ phác thảo tất cả các cơ hội phát triển của một doanh nghiệp để từ đó thu hút được những cá nhân có năng lực thực sự, những người có tiềm năng thực hiện một dự án. Qua mỗi đợt business case, những người thực hiện sẽ có cơ hội được phát triển, nâng cao một cách vượt bậc kỹ năng và trình độ làm việc.

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? 

3. Hướng dẫn cách viết business case hoàn chỉnh

3.1. Công việc cần làm trước khi viết business case

Trước khi tiến hành làm một business case, bạn cần thực hiện phân tích dữ liệu, tính phù hợp thực tế của một dự án. Bạn hoàn toàn có thể dựa trên các nguồn được phép tham khảo như báo cáo tài chính hay các đề án tương tự đã từng diễn ra trong quá khứ. Cuối cùng, bạn sẽ lên kế hoạch sơ bộ, đề xuất lên cấp trên để có thêm góc nhìn và được xét duyệt dự án.

Công việc cần làm trước khi viết business case
Công việc cần làm trước khi viết business case

3.2. Xây dựng tóm tắt chiến lược của business case

Bảng tóm tắt chiến lược của business case là một bản tổng hợp các vấn đề cần giải quyết của một dự án. Đồng thời, nó cũng nêu lên những lưu ý về nguồn lực của một dự án.

3.3. Lập bảng mô tả và phân tích chi phí của business case

Sang đến phần mô tả và phân tích chi phí, bạn sẽ cần tính toán các chi phí có thể diễn ra khi tiến hành dự án. Trong trường hợp có phương án thay thế, bạn cũng cần tìm hiểu chi phí của dự án. Sau đó, bạn sẽ ước tính lợi ích và lợi nhuận có được sau khi dự án đi vào hoạt động và bắt đầu thu kết quả.

3.4. Phân tích thực trạng và tìm kiếm giải pháp của business case

Với phân tích thực trạng và tìm kiếm giải pháp, bạn cần nêu lên những nguyên nhân và tính huống có thể xảy ra đối với một dự án. Đồng thời, bạn cũng cần đề xuất các phương án giải quyết để dự án hoàn thành được đúng tiến độ.

3.5. Kiến nghị của bản thân đối với business case

Kiến nghị bản thân là phần cuối cùng của một business case. Sau khi đã tổng hợp được các số liệu phân tích và kết quả thu được từ một dự án kinh doanh, bạn sẽ viết lên những kiến nghị của bản thân về dự án đó và cách thức thực hiện chúng.

Ở phần này, bạn cần nêu lên tính khả thi, sự hiệu quả và niềm tin của bản thân đối với dự án mà mình đang thực hiện. Về cơ bản, nó giống như sự nhận xét, đánh giá đối với một dự án. Đây sẽ là cơ sở cuối cùng để người xét duyệt lựa chọn dự án của bạn.

Tìm kiếm: tuyển dụng việc làm

Kiến nghị của bản thân đối với business case
Kiến nghị của bản thân đối với business case

4. Những điều cần chú ý khi viết một business case

Trước khi bắt tay làm một business case, bạn cần chú ý kiểm tra các đề mục, nội dung quan trọng để đảm bảo dự án đã được chuẩn bị một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới các vấn đề cơ bản sau:

Bản báo cáo đề xuất dự án cần được dựa trên tình hình khảo sát thực tế.

Chủ đề của dự án kinh doanh đang là một vấn đề cấp thiết.

Bạn cần chú ý liệt kê đầy đủ các tiềm năng để thực hiện một dự án.

Mô tả dự án cần được trình bày một cách rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu.

Các số liệu về chi phí và lợi nhuận mà dự án thu về được phải đảm bảo có tính hấp dẫn, đạt hiệu quả cao.

Xem thêm: Business Administration là gì? 

Lưu ý khi viết business case
Lưu ý khi viết business case

Như vậy, bài viết đã cho chúng ta biết được business case là gì. Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích, hãy tiếp tục theo dõi và đọc bài viết của Topcvai hàng ngày nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: