[Giải đáp câu hỏi] Nên học marketing hay quản trị kinh doanh?

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2021-06-16 16:11:00

Mỗi mùa tuyển sinh đến, những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến các ngành học trở nên nhiều hơn. Trong bài viết này, chúng mình sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nên học marketing hay quản trị kinh doanh thì phù hợp nhé, kéo xuống đọc ngay thôi!

1.1. Marketing là gì?

Khái niệm về marketing tuy đã dần phổ biến hơn trong cuộc sống hiện nay nhưng vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn và chưa hiểu rõ về marketing là gì. Nhiều người cho rằng marketing là đi làm quảng cáo, đi phát tờ rơi, marketing là việc đi tiếp thị, PR,... 

Tuy nhiên, marketing được hiểu theo nghĩa đúng là quá trình làm việc với thị trường nhằm thực hiện các cuộc trao đổi để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Mục tiêu cao nhất của marketing là trở thành một chiếc cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Marketing là gì?
Marketing là gì?

1.2. Ngành marketing học những gì

Phục thuộc vào mỗi trung tâm hay các trường đào tạo mà sẽ có các chương trình và chuyên ngành khác nhau để dạy học ngành marketing. Tuy nhiên, một số chuyên ngành sẽ đều được giảng dạy như:

Đào tạo chuyên ngành Quản trị marketing chuyên sâu

Chuyền ngành quản trị marketing sẽ cho sinh viên học chuyên sâu về cách quản lý, phương thức xây dựng và quảng bá thương của mình. Chuyên ngành sẽ tìm kiếm ra những thị trường mục tiêu, lên kế hoạch thi hành các chiến lược marketing để đạt được đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.

Đào tạo chuyên ngành Quản trị thương hiệu chuyên sâu

Sinh viên sẽ được tìm hiểu các kiến thức cơ bản như Marketing là gì, các cách thức quản trị thương hiệu từ cá nhân cho đến tổ chức. Học cách phân tích thông tin, kỹ năng lên kế hoạch và thực hiện các chương trình quản trị thương hiệu, định vị thương hiệu của các doanh nghiệp.

Đào tạo Quản trị bán hàng

 Sinh viên sẽ được dạy toàn bộ các kiến thức về bán hàng, quản trị bán như nghiên cứu thị trường, xây dựng các kế hoạch và chiến lược bán hàng, bán hàng và quản trị bán, quan trị đội ngũ nhân viên bán hàng, quản trị các tổ chức bán hàng,...trên mạng internet và bán trực tiếp tại cửa hàng.

Sinh viên marketing
Sinh viên marketing

1.3. Cơ hội làm việc

marketing là một lĩnh vực khá rộng để bạn có thể lựa chọn những công việc phù hợp với mình. Là một trong những ngành năng động nhất, marketing mở ra những cơ hội về công việc cho các bạn trẻ theo ngành như:

+ Trợ lý marketing: các công việc chính sẽ làm bao gồm lên các kế hoạch marketing cho công ty, PR sản phẩm, phân tích báo cáo kinh doanh hàng tháng, lên kế hoạch và xây dựng các phương pháp nghiên cứu thị trường, lên ngân sách cho kế hoạch marketing. Ngoài ra, nhân viên trong vị trí trợ lý marketing sẽ còn thực hiện các nhiệm vụ văn thư, hành chính giúp việc cho cấp trên.

+ Nhân viên SEO: Nhân viên SEO (công cụ tối ưu hóa tìm kiếm), họ là những người sẽ thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện thứ hạng trang web của công ty trên các công cụ tìm kiếm. Không chỉ vậy, họ còn tham gia thiết kế website, tiến hành nghiên cứu từ khóa và đề xuất những biện pháp tối ưu nhằm giúp SEO có hiệu quả nhất.

Học marketing sau ra trường làm việc gì?
Học marketing sau ra trường làm việc gì?

+ Nhân viên tổ chức sự kiện: Sự kiện là một cách để doanh nghiệp tương tác với khách hàng, tạo thiện cảm và PR danh tiếng của mình. Người làm tổ chức sự kiện sẽ lên nội dung thông điệp cốt lõi của chương trình, thực hiện tổ chức và giám sát cũng như đánh giá kết quả của sự kiện đem lại.

+ Nhân viên Content Writer: Nhân viên content writer là những người lên nội dung cho các Blog, ebook, các bài viết cho chiến dịch marketing cụ thể nào đó của công ty. Những người viết nội dung cần có một sự sáng tạo, chỉn chu trong từng bài viết và có kỹ năng viết bài tốt.

1.4. Những tính cách phù hợp với ngành marketing

Xuất phát từ chính những đặc trưng của ngành Marketing, một ngành học năng động và cần sự độc đáo trong mỗi kế hoạch, ý tưởng để những ý tưởng đó đem đến những lợi nhuận kinh doanh.

Chính vì thế, người học Marketing phải là một người có nhiều năng lượng tích cực, có nhiều sự sáng tạo và chịu được áp lực cao. Marketing là một ngành sẽ phù hợp tốt với những người có tính cách như nhau:

Chăm chỉ và năng động. Marketing là một cuộc đua không có hồi kết, mỗi một giây phút trôi qua, thị trường đã có những biến động không ngừng. Người làm marketing phải luôn luôn theo dõi những sự thay đổi ấy và làm sao để tìm ra được những quyết định marketing phù hợp, bắt được xu hướng kịp thời và đem lại được doanh số cao.

Có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc. Bởi marketing ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng và thị phần của công ty trên thị trường. Chính vì vậy, mỗi một quyết định thay đổi dù là nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hay giảm xuống doanh số của công ty. Nếu bạn là nhân viên marketing sẽ chịu áp lực rất lớn về việc phải hoàn thành chỉ tiêu đặt ra theo quy định với một thời hạn nhất định, nếu không thể chịu được áp lực bạn sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến công ty.

Marketing dành cho những người sáng tạo và giàu ý tưởng. Bạn phải luôn phải đặt câu hỏi là làm sao để mình có những ý tưởng mới mẻ, độc đáo, làm sao những điều mình nói ra, viết ra không chỉ đúng với nhu cầu của khách hàng mà còn thu hút họ dừng lại lắng nghe từ những giây phút đầu tiên. Không có sự sáng tạo, bạn sẽ không thể theo kịp được xu hướng chứ chưa nói tới mình sẽ làm người dẫn đầu khởi xu hướng đó. Tiếp tục để có được câu trả lời nên học Marketing hay Quản trị Kinh doanh chúng ta cùng phân tích chuyên ngành Quản trị kinh doanh để thấy rõ sự khác biệt.

2.1. Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện những hành vi quản trị kinh doanh nhằm mục đích duy trì và phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một hoạt động bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như kế toán, tài chính và tiếp thị.

Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là gì?

2.2. Quản trị kinh doanh học những gì?

Đào tạo chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp

Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp sẽ đào tạo chuyên sâu về quản lý trong các lĩnh vực kinh doanh, trang bị kỹ năng cho sinh viên về các chiến lược, quản trị điều hành doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường hiện nay như: Quản trị chiến lược, quản trị dự án, quản trị sản xuất, luật kinh doanh,..

Đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp cho sinh viên.

Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức như quản trị doanh nghiệp, kiến thức về quản trị học các chiến lược kinh doanh, phân tích kinh doanh, quản trị dự án, quản trị chất lượng, quản trị bán hàng, quản trị tài chính,...

2.3. Cơ hội làm việc sau khi ra trường

+ Trở thành một chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế, thực hiện những công việc liên quan đến quản lý, đưa ra các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.

+ Quản lý tập sự tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

+ Làm các công việc liên quan đến chuyên ngành như: Nhân viên bộ phận kinh doanh, nhân viên quản lý sản xuất,...

+ Trở thành CEO, tự thành lập công ty riêng,...

Cơ hội việc làm
Cơ hội việc làm

 

2.4. Những tính cách phù hợp với ngành quản trị kinh doanh

Kỹ năng giao tiếp tốt. Với đặc thù công việc của mình những người học quản trị kinh doanh cần có một khả năng giao tiếp tốt với khách hàng, các đối tác làm ăn và những đồng nghiệp xung quanh. Giao tiếp tốt mới có thể giúp cho công việc thuận lợi, ký được hợp đồng và có nhiều cơ hội mới trong công việc. Một nhân viên cần thực sự chú trọng tới kỹ năng này.

Chịu khó học hỏi. Môi trường kinh doanh rất khốc liệt và liên tục thay đổi, việc bạn biết quan sát và học tập những cách xử lý kinh doanh của người xung quanh sẽ tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm trong công việc. Đồng thời chịu khó học hỏi sẽ giúp bạn có những ý tưởng kinh doanh độc đáo mang lại hiệu quả cao.

Kỹ năng phân tích tình huống. Người làm quản trị kinh doanh luôn phải đối mặt với những yêu cầu về các quyết định kinh doanh và quản trị kế hoạch đó một vận hành một cách tốt nhất. Việc dùng kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn sớm nhận biết được những cơ hội kinh doanh hay những rủi ro sắp tới mà doanh nghiệp sẽ có thể gặp phải.

Ta có thể thấy marketing hay quản trị kinh doanh đều là những ngành đang hot hiện nay. Mỗi một ngành đều có những ưu nhược điểm của mình. Đây cũng là 2 ngành có sự lựa chọn công việc sau khi ra trường vô cùng phong phú và không bị gò bó công việc.

Nếu bạn là một người năng động, thích khám phá và mạo hiểm, có nhiều ý tưởng sáng tạo và chịu được áp lực cao không ngại khó khăn thì chọn marketing sẽ rất hợp với tính cách của bạn.

Nên học marketing hay quản trị kinh doanh
Nên học marketing hay quản trị kinh doanh

Ngược lại, nếu bạn là một người giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục, có tư duy về phân tích, thích về các môn quản trị thì học quản trị kinh doanh chính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Trước khi quyết định lựa chọn chuyên ngành nào đó dành cho mình, bạn hãy xác định những mong muốn của bản thân, khả năng và tính cách của mình để so sánh sự phù hợp công việc. Nếu có thể, việc trải nghiệm sớm một số công việc có liên quan đến ngành cũng chính là một chìa khóa tốt cho việc lựa chọn con đường học tập của bạn.

Trên đây là một số thông tin về 2 ngành học, hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã phần nào trả lời được câu hỏi nên học marketing hay quản trị kinh doanh của mình. Cùng đồng hành và theo dõi chúng mình trong các bài viết sau để có thể nhiều thông tin hay về các ngành học khác nữa nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: