Nghề y tá là gì? Muốn làm y tá thì học gì?

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2024-03-27 16:11:56

Có rất nhiều người, đặc biệt là học sinh và các bậc  phụ huynh thắc mắc rằng “Y tá là gì?”,“muốn làm y tá thì học gì?” Để hiểu rõ về nghành nghề này hãy cùng vieclam88.vn theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nghề y tá là gì?

y tá là nghề gì

  Y tá là một ngành nghề có tính chuyên nghiệp, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế. Y tá cùng với bác sĩ hay những chuyên viên y tế khác chăm sóc, chữa trị, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân trong nhiều trường hợp như: cấp cứu, trị liệu, hồi phục. Nghề y tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực y khoa khác nhau từ chuyên khoa đến, y tế công cộng, từ gia đình đến các trạm xá hay bệnh viện.

  Công việc của một y tá gồm:

  - Thực hiện các yêu cầu của bác sĩ, chữa trị cho bệnh nhân

  - Giải thích cho bệnh nhân và người nhà của họ những bệnh chướng

  - Không chỉ chữa trị về mặt thể chất mà còn an ủi, động viên tinh thần bệnh nhân giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn

  - Giúp bác sĩ thực hiện các xét nghiệm, thử nghiệm

  - Sử dụng các công cụ y tế, máy móc phục vụ cho điều trị

  - Theo dõi bệnh nhân trong quá trình phục hồi

  Tóm lại, y tá là một ngành nghề không thể thiếu trong lĩnh vực y tế, với nhiệm vụ chăm sóc, chữa trị, giúp nạn nhân vượt qua bệnh tật. Đặc thù của ngành nghề này là chăm sóc cho bệnh nhân, tư vấn, hỗ trợ về mặt tinh thần cho họ. Đồng thời chỉ dẫn cho bệnh nhân và người nhà của họ cách chữa trị, chế độ dinh dưỡng, những thực phẩm có lợi hay có hại mà người bệnh nên dùng, cách chăm sóc tốt nhất sau khi điều trị hay các chương trình luyện tập,… để giúp bệnh nhân có thể hồi phục một cách nhanh chóng và hạn chế một cách tối đa những di chứng sau khi điều trị. Không chỉ thế y tá còn là người lưu bệnh án, hỗ trợ bác sĩ theo dõi những triệu chứng của bệnh nhân.

Xem thêm: Việc làm y tế

2. Nhu cầu về nghề y tá hiện nay

  Ngày nay, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cao do mức sống ngày càng tăng và việc xuất hiện nhiều nhân tố gây nên bệnh tật. Chính vì vậy, ngày nay các bệnh viện, cơ sở y tế đang tiến hành mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ được nhiều hơn nhu cầu đó. Việc mở rộng này cũng nằm trong chiến lược nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng của các dịch vụ y tế này cũng là một yêu cầu cấp bách. Chính vì vậy, lĩnh vực y tế luôn cần một nguồn nhân lực nhiều, có chất lượng. Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu về đội ngũ y tá. Ở các bệnh viện, cơ sở y tế thậm chí là các hộ gia đình, các công ty doanh nghiệp hàng ngày đều đang tìm kiếm nguồn nhân lực cho công việc này. 

3. Muốn làm y tá thì học gì?

muốn làm y tá thì học gì

  Đây là câu hỏi mà không chỉ những bạn học sinh mà ngay cả những người lớn, bậc phụ huynh cũng rất thắc mắc. Hiện nay, có rất nhiều trường học đào tạo nghề  y tá uy tín như: Đại học y Hà Nội( Ngôi trường nổi tiếng nhất cả nước về đào tạo các ngành y tế), học viện quân y, đại học Răng-Hàm-Mặt, đại học Y tế cộng đồng, đại học Y Huế, đại học Y Thái Bình, đại học y Thái Nguyên,… Do đặc thù nghề nghiệp liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên thời gian đào tạo các ngành nghề này kéo dài khoảng 6 đến 7 năm đối với trình độ đại học và nhiều hơn nữa đối với trình độ tiến sỹ hay thạc sỹ. 

  Đối với cử nhân là y tế cộng đồng thì đòi hỏi phải đào tạo bốn năm tại các trường đại học y tế trong cả nước hoặc đại học y tế công cộng

  Ngoài các trường đại học ra bạn cũng có thể học tại các trường trung cấp hay cao đẳng đào tạo về y dược trên cả nước với thời gian 3 năm để trở thành điều dưỡng viên hay y tá trong các bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

  Hiện nay các ngành y dược tuyển sinh chủ yếu ở khối B( toán, hóa, sinh). Tại sao lại như vậy? Bởi vì những bạn học khối B sẽ có kiến thức nền về môn Hóa học (các phản ứng hóa học và nhận biết tác dụng của các chất hóa học, phục vụ việc bào chế dược phẩm) và môn Sinh học (tìm hiểu về cấu tạo cơ thể người và các loại vi khuẩn, virus). Nên chủ yếu các bạn học khối B sẽ có cơ hội đỗ ngành y dược cao hơn. Ngoài ra trên thực tế nhiều trường Đại học, Cao đẳng về Y dược còn tuyển sinh cả khối A (Toán, Lý, Hóa). Kiến thức về Hóa học của các bạn khối A cùng tư duy logic của môn Toán mang lại cũng giúp ích rất nhiều cho nền tảng kiến thức để học y dược.

4. Những định hướng tương lai cho ngành y tá

Định hướng tương lai cho ngành y tá

  Một câu hỏi cần đặt ra khi bạn quyết định học một ngành nghề nào đó là: Lĩnh vực đó có phải định hướng tương lai tốt cho bạn hay không? 

  Để trở thành một y tá chuyên nghiệp bạn cần phải có niềm yêu thích cũng như kỹ năng, sự cố gắng nhiệt tình để có thể thành công. Y tá là một ngành nghề rất có tương lai, chỉ cần bạn yêu thích công việc này, không ngại khó khăn, vất vả thì bạn có thể phấn đấu để trở thành trưởng khoa điều dưỡng hoặc trở thành bác sĩ, tương lai vô cùng rộng mở. Để làm được điều này thì bạn phải đặt ra mục tiêu rõ ràng, đúng đắn. 

Xem thêm: Ngành Y đa khoa

5. Những phẩm chất mà một người y tá cần có

5.1. Lòng nhân đạo và tính” thương người như thể thương thân”

  Làm việc trong ngành Y, bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với những con người đang phải chịu sự dày vò cả về thể xác lẫn tinh thần. Nếu bạn không có lòng nhân đạo, không biết cảm thông với nỗi đau của bệnh nhân, không chịu đau khổ cùng họ thì làm sao bạn có thể trở thành một người cứu chữa tận tâm?

  Một người hành nghề Y nếu có thể yêu thương bệnh nhân như chính bản thân mình, coi họ là người thân trong gia đình để hết lòng cứu chữa thì hiệu quả ắt sẽ cao hơn và cho dù "không cứu được" thì cũng vẫn nhận được sự yêu mến và quý trọng của mọi người, đồng thời bản thân cũng không cảm thấy hổ thẹn.

5.2. Tính kiên trì và sự nhẫn nại

  Tính kiên trì, nhẫn nại cũng là đức tính không thể thiếu đối với người theo đuổi ngành nghề vinh quang nhưng cũng đầy thử thách này. Ngay từ giây phút quyết định lựa chọn ngành này và từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đức tình này của các bạn đã được thử thách, tôi luyện không ít. Sở dĩ nói như vậy là bởi thời gian theo học nghề Y lâu hơn những ngành nghề khác và lượng kiến thức phải tiếp thu cũng "khủng" hơn rất nhiều.

  Sau khi ra trường, vào làm việc tại các cơ sở y tế, mỗi ngày phải tiếp xúc với bao nhiêu hồ sơ bệnh án, bao nhiêu bệnh nhân. Bệnh nhân là những người đang phải chịu đau đớn về thể xác, dày vò về tinh thần, nên hầu hết đều dễ nổi nóng và chẳng mấy ai có hiểu biết về kiến thức y khoa, cách chăm sóc sức khỏe. Lúc này, cán bộ y tế chính là người phải nhẫn nại truyền đạt thông tin, phương thức phòng, chữa bệnh cho từng người một cách tế nhị nhất.

  Nếu như không có sự kiên trì, liệu bạn có thể đi đến cuối con đường dài gập ghềnh này và trở thành một cán bộ y tế giỏi? Tin rằng, những người có lòng nhân ái thì ắt cũng có thể kiên trì, nhẫn nại vì bệnh nhân.

5.3. Lòng can đảm

  Lòng can đảm đối với người làm nghề y không giống với lòng can đảm của công an, nhà báo, lính cứu hỏa hay những người yêu du lịch mạo hiểm... Lòng can đảm của người làm nghề y được thể hiện trước hết ở việc vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân. 

  Mỗi ngày, họ đều phải tiếp xúc với máu, với các bộ phận đầy thương tích trên cơ thể con người, thậm chí là những thi thể lạnh lẽo như khối băng... Có thể giữ thái độ bình tĩnh và khả năng tập trung trước những yếu tố này là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là với nữ giới.

5.4. Tính cẩn thận, tỉ mỉ và trung thực

Y học là một ngành nghề đặc biệt, một trong những ngành mà quy định tuyển sinh và đào tạo khắt khe hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác.

  Nguyên do là vì mỗi quyết định của thầy thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người. Chỉ cần một phút sơ sẩy, bệnh nhân có thể sẽ phải trả giá bằng tính mạng của mình, còn cán bộ y tế cũng phải sống trong ân hận, day dứt. Bởi thế, ngoài năng lực khám chữa bệnh, những người làm nghề y cần đến rất nhiều tố chất khác nhau, trong đó không thể bỏ qua tính cẩn thận và tỉ mỉ.

5.5. Luôn cảm thông, chia sẻ và tạo niềm tin cho bệnh nhân

  Với những con người đang chịu sự dày vò đến thống khổ của bệnh tật, bác sĩ, y tá, nhưng người thầy thuốc chính là niềm hy vọng cuối cùng và to lớn nhất của họ. Một người thầy thuốc có tài, có tâm sẽ biết cảm thông, chia sẻ và tạo sự tin cậy tuyệt đối ở bệnh nhân. Trên thực tế, niềm tin và tinh thần lạc quan cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh.

  Ngoài ra, để trở thành cán bộ y tế giỏi, bạn còn cần một đôi tay khéo léo, một sức khỏe dẻo dai và sự "nhạy cảm nghề nghiệp". Tất nhiên mọi phẩm chất đều có thể rèn luyện và phải không ngừng rèn luyện. Nếu hiện tại bạn cảm thấy mình còn chút khiếm khuyết nào đó thì cũng đừng vội vàng nản chí và từ bỏ con đường này, mà hãy nỗ lực thay đổi, hoàn thiện bản thân, để theo đuổi giấc mơ của chính mình.

  Mong rằng từ những thông tin mà vieclam88.vn mang đến, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành y tá, “ muốn làm y tá thì học gì?” từ đó đưa ra định hướng đúng cho bản thân mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: