Hướng dẫn chi tiết cách viết Mục tiêu nghề nghiệp thư ký – trợ lý

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-06-01 12:26:48

Nghề thư ký – trợ lý được ví như cánh tay đắc lực của nhà lãnh đạo vì thế khâu tuyển dụng thư ký – trợ lý được các doanh nghiệp vô cùng chú trọng. Đó là lý do không dễ dàng gì để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Hãy chuẩn bị thật tốt bản CV xin việc thư ký – trợ lý nhé vì đây sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn mở tiếp những cánh cửa tiếp theo mà bước gần hơn đến cơ hội trúng tuyển. Trong CV, mỗi một phần đều trở nên quan trọng đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nội dung thật cẩn thận và chi tiết.

Trong tất cả các phần nội dung của CV xin việc Thư ký – trợ lý, đại đa số ứng viên đều chia sẻ rằng họ gặp phải khó khăn trong quá trình viết mục tiêu nghề nghiệp thư ký – trợ lý. Chính vì thế mà bài viết này sẽ gửi tới bạn những chia sẻ hay nhất về cách viết mục tiêu nghề nghiệp thư ký trợ lý, khiến cho nhà tuyển dụng hài lòng.

1. Định hướng nội dung cần xuất hiện trong Mục tiêu nghề nghiệp trong CV thư ký – trợ lý

Về mặt bố cục thì cách viết mục tiêu nghề nghiệp thư ký trợ lý sẽ giống với hầu hết ở các lĩnh vực khác. Tuy nhiên nội dung cụ thể được xây dựng trong từng phần sẽ tuyệt đối phụ thuộc theo đặc trưng của ngành nghề hay tại vị trí ứng tuyển. Vậy nên nội dung phần này nên trình bày như thế nào?

Định hướng nội dung Mục tiêu nghề nghiệp trong CV thư ký trợ lý
Định hướng nội dung Mục tiêu nghề nghiệp trong CV thư ký trợ lý

Thứ nhất, hãy trình bày thông tin về những dự định bạn đã tính cho nghề nghiệp của mình là gì. Trong cuộc đời mỗi người đều có nhiều dự định cho các hướng đi của sự nghiệp nhưng không phải bạn sẽ trình bày toàn bộ vào trong phần nội dung này. Hãy cung cấp những dự định nghề nghiệp tương lai của bạn chỉ xoay quanh lĩnh vực thư ký trợ lý thôi nhé.

Nội dung thứ hai trong phần này cần trình bày nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi "Bạn muốn đạt được điều gì trong tương lai gần với vị trí việc làm thư ký – trợ lý? Chẳng hạn như kỹ năng muốn đạt được từ trong quá trình làm tại vị trí thư ký trợ lý là gì, với những giá trị nghề nghiệp được tích lũy đó, bạn sẽ áp dụng phục vụ cho quá trình phát triển bản thân, phát triển công việc như thế nào.

Viết Mục tiêu nghề nghiệp như thế nào trong CV thư ký - trợ lý?
Viết Mục tiêu nghề nghiệp như thế nào trong CV thư ký - trợ lý?

Thứ ba, trong nội dung CV phần mục tiêu thư ký – trợ lý, ứng viên phải luôn gắn chặt những lợi ích cá nhân với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Qua lời lẽ diễn đạt ngầm cho nhà tuyển dụng thấu tỏ một điều trên hành trình phát triển bản thân của bạn, bạn sẽ dành bao nhiều tâm sức mà đóng vóp vào hành trình chung của doanh nghiệp.

Là một người làm việc tại vị trí mẫn cán, nắm bắt mọi lịch trình của sếp, thậm chí là người đứng phía sau xây dựng lịch trình ấy, hơn thế, mọi vấn đề lớn nhỏ trong công ty cần sếp xử lý thì tất cả đều phải "qua tay" người thư ký – trợ lý kiểm duyệt, nắm bắt thì gần như, vai trò của vị trí này vô cùng quan trọng, có thể ví như bản sao của sếp, có khả năng thay mặt sếp đứng ra xử lý, sắp xếp một vài vấn đề, thay mặt lãnh đạo công bố một số quyết định,… Nếu đã như vậy thì có lý do gì để không đề cao mục tiêu phát triển bản thân hòa chung với lợi ích thiết thực của doanh nghiệp đúng không nào.

Viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV thư ký - trợ lý như thế nào?
Viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV thư ký - trợ lý như thế nào?

Sau khi đã xác dịnh được những định hướng nội dung cơ bản cần trình bày trong CV xin việc Thư ký – trợ lý tại phần Mục tiêu nghề nghiệp, đã đến lúc có thể bắt tay vào để triển khai hoàn chỉnh mục này cho CV.  Bạn hãy thực hiện những yêu cầu dưới đây trong quá trình viết.

2. Hướng dẫn chi tiết cách triển khai nội dung Mục tiêu nghề nghiệp thư ký – trợ lý trong CV

Với dung lượng ngắn gọn, không xuất hiện nhiều nội dung câu từ và chỉ tập trung trình bày mục tiêu theo như những gì đã chia sẻ ở trên thì làm thế nào để nội dung này đến được với nhà tuyển dụng một cách thành công như mong đợi, bạn hãy chú trọng thực hiện nghiêm các lưu ý sau đây.

Trước tiên là đảm bảo "bố cục nhỏ" cho phần Mục tiêu nghề nghiệp Thư ký – trợ lý. Mặc dù phần này chỉ đơn giản viết ra các gạch đầu dòng đại diện cho các mục tiêu mà bạn định hướng thế nhưng theo các chuyên gia CV giàu kinh nghiệm thì bạn cần đưa chúng vào trong một bố cục nhất định để nhà tuyển dụng vừa hiểu được định hướng rõ ràng của bạn có tác động tích cực đến quá trình phát triển công ty hay không vừa cho thấy bạn khéo léo sắp xếp tương lai sự nghiệp cho bản thân như thế nào và điều đó đương nhiên là một yêu cầu quan trọng mà một thư ký – trợ lý cần phải có.

Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp CV thư ký trợ lý
Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp CV thư ký trợ lý

Vậy bố cục cần xây dựng trong mẫu cv là gì? Hãy phân chia rành mạch thành 2 luồng nội dung với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đối với một người làm tại vị trí thư ký – trợ lý mà nói, mục tiêu ngắn hạn của họ không điều gì quan trọng hơn việc có thể đáp ứng tốt nhất mọi tiêu chuẩn công việc mà tính chất nghiệp vụ yêu cầu. Đó là đảm bảo tốt lịch trình cho sếp, sắp xếp hợp lý các lịch làm việc để giúp sếp quản lý và xử lý công việc một cách tốt nhất.

Còn mục tiêu dài hạn sẽ trở thành cánh tay đắc lực để có thể hỗ trợ cho lãnh đạo trong mọi vấn đề công việc, có đủ uy tín để thay mặt lãnh đạo đứng ra xử lý một số vấn đề. Trong tương lai xa, thư ký – trợ lý còn phải hoàn thiện các kỹ năng để trở nên chuyên nghiệp hơn nữa.

Lời khuyên để có phần Mục tiêu nghề nghiệp CV thư ký - trợ lý
Lời khuyên để có phần Mục tiêu nghề nghiệp CV thư ký - trợ lý

Bạn hãy nói tất cả những điều đó trong nội dung mục tiêu nghề nghiệp của mình để đảm bảo nội dung được xây dựng một cách hoàn chỉnh, khiến nhà tuyển dụng tìm thấy những giá trị họ cần.

Ngoài phần mục tiêu nghề nghiệp thì bạn cũng nên chú ý đến cả trình độ học vấn, kỹ năng cá nhân, sở thích để cv của bạn được hoàn thiện hơn nhé

3. Gợi ý mẫu cho cách viết Mục tiêu nghề nghiệp thư ký – trợ lý

Trước khi viết cho mình một mục tiêu phù hợp, hãy tham khảo trước nội dung tham khảo được đưa ra tại đây.

Gợi ý:

- Mục tiêu ngắn hạn: luôn mong muốn có thể áp dụng kiến thức và những kinh nghiệm tích lũy được từ nghiệp vụ thư ký – trợ lý để hỗ trợ đắc lực cho Ban Lãnh đạo công ty trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp. Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có cơ hội tích lũy và rèn luyện thêm kỹ năng còn thiếu.

- Mục tiêu dài hạn: Phấn đấu trở thành một nhà quản lý giỏi, có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và uy tín trong mắt đồng nghiệp, nhân viên.

Gợi ý mẫu cho cách viết Mục tiêu nghề nghiệp thư ký – trợ lý
Gợi ý mẫu cho cách viết Mục tiêu nghề nghiệp thư ký – trợ lý

Bạn hãy áp dụng những gợi ý mẫu và những hướng dẫn mà Băng Tâm chia sẻ để tạo cho nội dung phần này hoàn chỉnh nhé. Từ đó làm cho CV xin việc thư ký – trợ lý của bạn hoàn hảo hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: