Mách bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp thiết kế mỹ thuật chi tiết

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-05-29 12:45:56

Tại sao chúng ta lại cần quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp thiết kế mỹ thuật? Làm thế nào để có thể cạnh tranh với hàng ngàn ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực sáng tạo như thế này? Mục tiêu nghề nghiệp của ngành này ở các vị trí khác nhau có sự khác biệt như thế nào? Hiểu được sự cạnh tranh với tỷ lệ cao như hiện nay, chúng tôi cho rằng bạn cần tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng từ những câu đầu tiên của bản CV chính là mục tiêu nghề nghiệp. Đọc bài viết dưới đây để biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp thiết kế mỹ thuật với từng vị trí ngay nhé.

1. Các vị trí và lĩnh vực cần thiết kế mỹ thuật

Thiết kế mỹ thuật thuộc lĩnh vực ngành nghề sáng tạo đang có xu hướng phát triển tốt nhất hiện nay. Chúng ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng mà ngành nghề này mang lại, nó xuất hiện trong tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta.

Các vị trí và lĩnh vực cần thiết kế mỹ thuật
Các vị trí và lĩnh vực cần thiết kế mỹ thuật

Quả thật không hề phóng đại, chúng ta có thể bắt gặp các thiết kế mỗi ngày, đơn giản nhất như giao diện chiếc điện thoại thông minh của chúng ta, giao diện web,... Một vài thiết kế khác có thể nhiều người không nhận ra đó là thiết kế nội thất trong căn nhà như sắp xếp ghế ở đâu, bàn ăn nên đặt ở đâu, giường nên đặt hướng nào, rèm cửa có màu gì thì hợp với căn nhà, v.v.

Ngoài ra chúng ta còn có thể thấy thiết kế mỹ thuật xuất hiện ở lĩnh vực may mặc, quảng cáo, hình ảnh. Ngành nghề này yêu cầu ứng viên phải là một người có sức sáng tạo cao, có gu thẩm mỹ đặc trưng, có khả năng tạo xu hướng, cập nhật và dự đoán xu hướng mỹ thuật tương lai. Mỗi ứng viên sẽ có sức sáng tạo khác nhau, tuy nhiên không phải sức sáng tạo nào cũng sẽ mang lại hiệu quả. Nhất là trong tình thế hiện nay, điều người ta hướng đến không chỉ là cái đẹp đơn thuần. Xưa kia có thể bạn thiết kế một bông hoa sen giống như thực tế đã là một hình ảnh đẹp. Tuy nhiên hiện nay với nhiều sự sáng tạo, nhà thiết kế mỹ thuật có thể cho ra đời những bông hoa với nét vẽ tối giản nhất, hay sử dụng hình khối để diễn tả.

 Vậy mục tiêu của các vị trí khác nhau sẽ khác nhau như thế nào
 Vậy mục tiêu của các vị trí khác nhau sẽ khác nhau như thế nào?

Mỗi vị trí, lĩnh vực khác nhau trong ngành thiết kế mỹ thuật sẽ có yêu cầu khác nhau. Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn cần một profile thật chuyên nghiệp, đi kèm với đó là thể hiện được mục tiêu nghề nghiệp thiết kế mỹ thuật tốt. Vậy mục tiêu của các vị trí khác nhau sẽ khác nhau như thế nào?

2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp thiết kế mỹ thuật

2.1. Mục tiêu của Giám đốc sáng tạo

Nguyên tắc chung để viết mục tiêu nghề nghiệp chất lượng, chuyên nghiệp và thể hiện bản lĩnh của ứng viên là tuân theo kỹ năng cũng như yêu cầu công việc. Giám đốc sáng tạo là người có tầm nhìn xa trông rộng, có gu thẩm mỹ đặc biệt, không quá tự tin về mắt nhìn của mình mà luôn học hỏi, cập nhật và dự đoán thiết kế trong tương lai.

Ngoài ra, vị trí này là một vị trí rất cao, làm việc với nhiều phòng ban và các giám đốc sáng tạo, mỹ thuật, thiết kế của các lĩnh vực khác. Đồng thời, giám đốc cũng là người đưa ra các kế hoạch chiến lược, xây dựng các thiết kế, đưa ra ý tưởng phát triển sản phẩm của công ty. Quản lý và đánh giá nhân viên, qua đó xác định được thế mạnh thiết kế của từng người, thuận tiện trong việc quản lý và sắp xếp công việc hơn. Mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí này cần thể hiện được những mong muốn mà ứng viên muốn đóng góp cho công ty cũng như cho bản thân:

Mục tiêu của Giám đốc sáng tạo
Mục tiêu của Giám đốc sáng tạo

“Tôi có đầy đủ các kỹ năng cần có của một giám đốc sáng tạo do vậy tôi muốn tận dụng các kỹ năng sẵn có của mình trong việc quản lý nhân viên và đưa ra các ý tưởng thiết kế sản phẩm của công ty. Tôi mong muốn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mục tiêu ngắn hạn của tôi là đưa ra các ý tưởng thiết kế tạo được xu hướng trong vòng 3 tháng. Mục tiêu dài hạn của tôi là tạo được bản sắc riêng về thiết kế của công ty và đưa những ý tưởng sáng tạo nhất, cập nhật theo xu hướng một cách liên tục”.

2.2. Mục tiêu của Giám đốc mỹ thuật

Giám đốc thiết kế, giám đốc sáng tạo và giám đốc mỹ thuật là bộ tam quyền trong thiết kế mỹ thuật của công ty. Sự kết hợp giữa các giám đốc sẽ tạo ra các sản phẩm thiết kế chất lượng nhất. Giám đốc mỹ thuật cũng sẽ quản lý nhân viên và xây dựng quy trình, chiến lược như các giám đốc khác. Tuy nhiên với vai trò này, ứng viên sẽ chịu trách nhiệm về mảng mỹ thuật của công ty.

Ứng viên có thể tham khảo cách viết mục tiêu vị trí này như: “Tôi có kinh nghiệm làm việc trong ngành mỹ thuật 3 năm, tiếp xúc với nhiều ý tưởng, hình ảnh mỹ thuật khác nhau. Tôi đã xây dựng cho mình một hệ thống mỹ thuật đặc biệt. Do vậy tôi muốn đóng góp và tận dụng hệ thống đặc biệt này, kết hợp với các xu hướng hiện tại để cho ra đời sản phẩm tốt nhất. Mục tiêu dài hạn của tôi là xây dựng một kho mỹ thuật đồ sộ có xu hướng cổ điển kết hợp với hiện đại. Đồng thời tôi mong muốn tham gia quản lý và làm việc với các ban khác nhau để học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm”.

Mục tiêu của Giám đốc mỹ thuật
Mục tiêu của Giám đốc mỹ thuật

2.3. Mục tiêu của Giám đốc thiết kế

Vị trí thiết kế và mỹ thuật cũng có những điểm tương đồng và điểm khác nhau đặc trưng. Điểm khác biệt lớn nhất là thiết kế sẽ đặt đối tượng được hướng đến trên sản phẩm còn nghệ thuật thì ngược lại. Một giám đốc thiết kế không chỉ quan tâm đến sản phẩm có đẹp hay không mà còn quan tâm đến việc khách hàng liệu có thích hay không? Bao nhiêu người sẽ thích sản phẩm mỹ thuật này và bao nhiêu người không thích. Do đó, mục tiêu nghề nghiệp của giám đốc thiết kế cũng cần thể hiện rằng bạn hiểu rõ sự khác biệt này:

“Tôi có khả năng đoán được sở thích và gu thẩm mỹ chung của khách hàng khá tốt, đồng thời phân tích được những thiết kế khác nhau sẽ ảnh hưởng đến lượng khách hàng như thế nào. Tôi mong muốn có cơ hội để phát triển khả năng này, đồng thời đóng góp và xây dựng hệ thống thiết kế của công ty phát triển hơn. Tôi cũng mong muốn làm việc với nhiều người sáng tạo khác trong ngành để phát triển bản thân”.

2.4. Mục tiêu của Nhân viên thiết kế

Mục tiêu của Nhân viên thiết kế
Mục tiêu của Nhân viên thiết kế

Mục tiêu của nhân viên thiết kế chắc chắn sẽ khác mục tiêu của giám đốc thiết kế. Đơn giản vì bạn sẽ không cần quản lý nhân viên, xây dựng chiến lược mà chủ yếu là đưa ra ý tưởng và thực hiện hóa nó. Nhân viên cũng sẽ không có nhiều kinh nghiệm như vị trí giám đốc do đó xu hướng mục tiêu của các ứng viên ứng tuyển vị trí này thường là thành thạo kỹ năng, thực hiện và tiếp xúc với nhiều ý tưởng khác nhau để trau dồi bản thân.

“Tôi đã có kinh nghiệm làm ở công ty ABC, với mong muốn được trải nghiệm và tiếp xúc với nhiều môi trường sáng tạo để hệ thống hóa ý tưởng và xây dựng cho bản thân những ý tưởng mới lạ hơn, mang đến một số sản phẩm với xu hướng cá nhân hóa. Tôi cũng mong muốn được hỏi học và chỉ dạy từ các tiền bối thiết kế trước để hoàn thiện thiết kế hơn”.

2.5. Mục tiêu của Nhân viên thiết kế đồ họa

Nhân viên thiết kế đồ họa cũng tương đối giống vị trí nhân viên thiết kế, chỉ là có sự cụ thể hơn về lĩnh vực đồ họa. Mục tiêu của vị trí này cũng tương đối giống vị trí nhân viên thiết kế nói chung. Bạn có thể tham khảo mục tiêu của nhân viên thiết kế để viết cho mình. Tuy nhiên tận dụng điểm khác biệt để cụ thể hóa mục tiêu của mình hơn. Và lưu ý rằng tất cả các mục tiêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Đặc điểm chung của những mục tiêu đó là dựa vào công việc, kỹ năng và chuyển đổi hài hòa giữa mục tiêu cá nhân với mục tiêu chung của công ty.

Mục tiêu của Nhân viên thiết kế đồ họa
Mục tiêu của Nhân viên thiết kế đồ họa

2.6. Mục tiêu của Nhân viên thiết kế web

Nhân viên thiết kế web có thể thiết kế giao diện hay bố cục của trang web. “Tôi mong muốn được làm việc để phát triển các ý tưởng thiết kế web của mình. Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tạo dựng được 3 thiết kế web có khả năng thu hút và thuận tiện cho khách hàng nhất trong vòng 2 tháng. Bên cạnh đó tôi cũng sẽ làm việc hết mình để có khả năng thăng tiến cao hơn”.

Hoặc bạn có thể viết: "Với khả năng thiết kế và kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương trong 2 năm tôi tự tin rằng sẽ làm tốt vai trò vị trí ứng tuyển này tại công ty. Mong rằng tôi sẽ có cơ hội được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và được rèn luyện kĩ năng thiết kế web gắn bó giúp công ty ngày càng phát triển."

2.7. Mục tiêu của Nhân viên thiết kế kiến trúc, nội thất

Nhân viên kiến trúc và nội thất cũng mang đặc trưng riêng của chuyên ngành cụ thể. Ứng viên không chỉ thể hiện sự sáng tạo của mình trong thiết kế mà còn thể hiện được gu thẩm mỹ và kiến thức liên quan trong thiết kế kiến trúc nội thất. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao các sản phẩm bạn đã hoàn thành nhưng khi đọc mục tiêu nghề nghiệp không rõ ràng, không có ý chí tiến thủ hay không thể hiện được quyết tâm thì bản CV của bạn cũng có thể bị đánh trượt.

“Tôi có kiến thức tốt về sắp xếp nội thất trong căn nhà sao cho vừa tận dụng về không gian vừa để được nhiều đồ đạc nhất. Ngoài ra tôi cũng có gu thẩm mỹ được đánh giá cao, bố trí nội thất hài hòa về màu sắc. Tôi mong muốn được thử sức với nhiều thiết kế nội thất sáng tạo khác nhau để hoàn thiện hơn về thiết kế của mình. Ngoài ra tôi cũng muốn trải nghiệm môi trường làm việc sáng tạo của quý công ty”.

Mục tiêu của Nhân viên thiết kế kiến trúc, nội thất
Mục tiêu của Nhân viên thiết kế kiến trúc, nội thất

Viết mục tiêu nghề nghiệp trong cv thiết kế mỹ thuật không quá khó, tham khảo các yếu tố mà chúng tôi đã đưa ra, các bạn sẽ có được mục tiêu rõ ràng, thể hiện quyết tâm và mong muốn với nhà tuyển dụng để tạo được ấn tượng và đánh giá cao hơn. Bạn cũng nên chú trọng cả vào các phần khác như: trình độ học vấn, kỹ năng cá nhân, sở thích trong cv nữa để nhà tuyển dụng có thể biết hiểu rõ về bạn hơn. 

3. Tổng quát về cơ hội việc làm sẽ nhận được

Theo thống kê từ hiệp hội VAA - Hiệp hội quảng cáo Việt Nam, nước ta có hơn 50 công ty quảng cáo nhận được sự đầu tư từ nước ngoài, hơn 3000 công ty thiết kế đồ họa đang hoạt động hiện nay. Dự đoán là số lượng công ty về lĩnh vực thiết kế sáng tạo sẽ còn phát triển hơn nữa.

Vị trí ngành nghề thiết kế mỹ thuật có thể kể đến một số vị trí như đã đề cập bên trên. Bên cạnh đó khi đề cập đến ngành nghề này, người ta có thể phân loại theo lĩnh vực như thiết kế trong kiến trúc, thiết kế trong xây dựng, thiết kế trong quảng cáo, thiết kế trong công trình, thiết kế trong thời trang, máy móc, v.v. 

Mặc dù có khá nhiều công ty thiết kế mỹ thuật đang hoạt động, nhưng hầu hết các công ty hiện nay chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, và một số tỉnh khác. Điều này không có nghĩa là ở các thành phố nhỏ lẻ không có việc làm này, tuy nhiên sự phát triển còn hạn chế, cũng như môi trường chưa thể năng động và sáng tạo.

Tổng quát về cơ hội việc làm sẽ nhận được
Tổng quát về cơ hội việc làm sẽ nhận được

Về hình thức làm việc, do ngành nghề này đặc trưng cho sự sáng tạo, do đó môi trường làm việc rất quan trọng. Không thể yêu cầu người thiết kế ở lì một chỗ để sáng tạo, đồng thời cũng muốn tiện lợi hơn, nhiều công việc thiết kế mỹ thuật có thể làm tại nhà, online hay đến công ty đều được. Bạn có thể trở thành freelancer nếu bạn muốn, tuy nhiên để thực hiện điều đó thì sẽ yêu cầu bản thân bạn có nguyên tắc làm việc hơn đó.

Trên đây là toàn bộ thông tin và hướng dẫn cách viết cv mục tiêu nghề nghiệp thiết kế mỹ thuật. Bài viết này đã cung cấp khá cụ thể về các vị trí thiết kế khác nhau cũng như sự khác nhau về mục tiêu nghề nghiệp mà các bạn nên tham khảo. Tìm kiếm việc làm thiết kế mỹ thuật ngay tại vieclam88.vn nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: