Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành thương mại điện tử

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2021-06-01 16:28:56

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của internet, ngành thương mại điện tử cũng phát triển một cách mạnh mẽ, một ngành nghề với vô vàn cơ hội rộng mở. Vậy bạn đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp ngành thương mại điện tử để viết vào cv chưa? Tham khảo một vài gợi ý trong bài viết sau đây nhé!

1. Một vài lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành thương mại điện tử

Một vài yếu tố trong phần mục tiêu cần lưu ý
Một vài yếu tố trong phần mục tiêu cần lưu ý

Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những nội dung vô cùng quan trọng, thu hút được sự quan tâm và chú ý của nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý thật kỹ các thông tin được đưa vào phần này. Các yếu tố bạn cần chú ý như: mục đích, nội dung và hình thức của mục tiêu nghề nghiệp.

Mục đích của phần này là giới thiệu đến nhà tuyển dụng các dự định, kế hoạch trong tương lai về vị trí công việc cũng như lĩnh vực thương mại điện tử mà bạn hướng đến. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng, sự phù hợp của bạn đối với công việc này.

Để có thể xác định chính xác mục tiêu nghề nghiệp ngành thương mại điện tử, bạn cần hiểu rõ tính chất của công việc này, từ đó, có những định hướng cụ thể cho cá nhân. Ngành thương mại điện tử là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, nó bao gồm nhiều vị trí công việc khác nhau như: nhân viên kinh doanh; lập trình website; chuyên viên chăm sóc khách hàng; nhân viên SEO; nhân viên đặt hàng; quản lý PPC;… và rất nhiều các vị trí khác.

Một vài yếu tố trong phần mục tiêu cần lưu ý
Một vài yếu tố trong phần mục tiêu cần lưu ý

Mỗi vị trí công việc sẽ có các yêu cầu cụ thể khác nhau; vì vậy, hãy xác định chính xác công việc bạn ứng tuyển để đưa ra các mục tiêu công việc phù hợp.

Trong bản cv xin việc, yếu tố về việc trình bày ngắn gọn, dễ hiểu luôn là yêu cầu bắt buộc; tuy nhiên, bạn không thể trình bày bằng một vài từ đơn giản, không liên kết. Tối ưu nhất đối với phần mục tiêu là ứng viên phải nêu cụ thể về mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.

Một số mục tiêu ngắn hạn ngành thương mại điện tử bạn có thể tham khảo dưới đây:

- Mong muốn được học hỏi, phát triển và tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn trong ngành thương mại điện tử.

- Mong muốn được làm việc và gắn bó lâu dài với công ty, giúp công ty ngày càng phát triển.

- Áp dụng các kiến thức chuyên ngành đã học vào thực tế, mang đến cho bản thân những trải nghiệm tuyệt vời, mang về cho công ty những con số ấn tượng.

Một vài yếu tố trong phần mục tiêu cần lưu ý
Một vài yếu tố trong phần mục tiêu cần lưu ý

Một số mục tiêu dài hạn ngành thương mại điện tử bạn có thể tham khảo dưới đây:

- Trong vòng 5 năm tới, sẽ trở thành trưởng nhóm/trưởng bộ phận mà cá nhân đang làm việc.

- Trở thành best seller trong bộ phận kinh doanh của công ty.

- Tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng, nâng cao chất lượng sản phẩm công ty; giúp công ty gia tăng doanh số.

Một vài yếu tố trong phần mục tiêu cần lưu ý
Một vài yếu tố trong phần mục tiêu cần lưu ý

Trên đây là một số mục tiêu dài hạn và ngắn hạn mang tính chất chung chung, có thể sử dụng cho các công việc trong việc làm thương mại điện tử. Tùy vào từng công việc cụ thể, bạn sẽ có cho mình những định hướng về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khác nhau.

2. Một số mục tiêu nghề nghiệp ngành thương mại điện tử cụ thể

Một số mục tiêu nghề nghiệp của các công việc
Một số mục tiêu nghề nghiệp của các công việc

Nhân viên tại vị trí quản lý dự án thương mại điện tử: bạn cần chịu trách nhiệm cho toàn bộ các yếu tố của dự án như: nhân sự, tiến độ hoàn thành công việc, kết quả công việc. Đây là một công việc có yêu cầu cao, đòi hỏi bạn phải có năng lực quản lý; phải có khả năng giao tiếp và làm việc với các bộ phận liên quan.

Mục tiêu của vị trí này có thể như:

- Hoàn thành tốt các dự án cá nhân mà bản thân đứng ra phụ trách, đem về hiệu quả tốt nhất cho công ty.

- Thành lập một tổ phát triển dự án chất lượng, với đội ngũ nhân viên được tuyển dụng và đào tạo khắt khe; đem đến cho công ty nguồn nhân lực tốt nhất.

Vị trí nhân viên đại diện chăm sóc khách hàng: công việc với mục đích nhằm đảm bảo và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng; một trong những nhân tố chính quyết định đến việc doanh nghiệp có thể tồn tại hay không?

Một số mục tiêu nghề nghiệp của các công việc
Một số mục tiêu nghề nghiệp của các công việc

Họ chính là đại diện cho phía công ty để làm việc trực tiếp với khách hàng. Dù là vấn đề về giải đáp thắc mắc, cảm ơn hay phàn nàn; họ đều phải tiếp nhận và xử lý; thường xuyên hỗ trợ khách hàng để giải quyết các vấn đề.

Mục tiêu của vị trí này có thể trình bày như:

- Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng sau mỗi lần sử dụng dịch vụ.

- Chăm sóc khách hàng bằng sự chân thành; nhiệt tình giải đáp các thắc mắc và khó khăn của khách hàng.

- Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nắm bắt tâm lý khách hàng, tư vấn cho khách hàng bằng tất cả kiến thức và sự nhiệt tình; mang lại sự hài lòng cao nhất; dù gặp khách có “ác” đến mức nào, cũng đều có thể giải quyết và xử lý ổn thỏa.

Vị trí nhân viên đặt hàng: trong ngành thương mại điện tử nói chung, công việc của một nhân viên đặt hàng là không thể thiếu. Họ chính là người xử lý các vấn đề về thông tin khách hàng, đơn đặt hàng, giao hàng và xử lý các vấn đề phát sinh.

Một số mục tiêu nghề nghiệp của các công việc
Một số mục tiêu nghề nghiệp của các công việc

Nếu họ không thực hiện tốt công việc của mình, các đơn hàng sẽ bị trì hoãn, khách đã đặt nhưng không nhận được sản phẩm; tệ nhất là trường hợp khách hàng đã thanh toán nhưng hàng hóa lại không được gửi đi; nó sẽ khiến khách hàng nghĩ đây là công ty lừa đảo, gây ảnh hưởng to lớn đến danh tiếng và doanh thu công ty.

Mục tiêu công việc cho vị trí này như:

- Hoàn thành tốt việc tổng kết và xét duyệt các đơn hàng khác nhau; xem xét, phân loại, không để xuất hiện tình trạng thiếu đơn cho khách hàng.

- Mang sản phẩm đến khách hàng với thái độ niềm nở, tận tâm.

- Trở thành quản lý bộ phận nhận đặt hàng trong vòng 2 năm.

Vị trí nhân viên quản lý sản phẩm: đây là vị trí phụ trách đảm bảo về chất lượng sản phẩm, mang đến khách hàng những sản phẩm với chất lượng tốt nhất; thường xuyên tiến hành theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa; đưa ra các giải pháp tối ưu để xử lý các vấn đề phát sinh và nâng cao chất lượng trong quá trình lưu giữ và vận chuyển.

Một số mục tiêu nghề nghiệp của các công việc
Một số mục tiêu nghề nghiệp của các công việc

Mục tiêu vị trí công việc này có thể trình bày như:

- Nâng cao khả năng đánh giá và phát hiện các vấn đề lỗi.

- Tạo ra một giải pháp hay quy trình quản lý hàng hóa, kho bãi chất lượng, đảm bảo cho chất lượng hàng hóa được cung cấp một cách tốt nhất.

Khi trình bày phần mục tiêu nghề nghiệp ngành thương mại điện tử, cần chú ý không nên trình bày quá dài dòng hay lan man, chắt lọc thông tin, viết trong khoảng từ 1-2 dòng. Đặc biệt, nhấn mạnh đến các giá trị mà bản thân bạn sẽ mang đến cho công ty; hạn chế viết những mong muốn cá nhân sẽ nhận được khi bạn làm việc tại đây.

Nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi kiểu: “Bạn làm ở đây, bạn học hỏi được nhiều điều bạn muốn; vậy chúng tôi thuê bạn, chúng tôi đạt được gì”.

Một số mục tiêu nghề nghiệp của các công việc
Một số mục tiêu nghề nghiệp của các công việc

Đặc biệt lưu ý khi viết cv, lỗi sai về chính tả hay câu văn lủng củng, không rõ ý; cỡ chữ cv không đồng nhất, đặt tên file cv không có nghĩa, không ghi rõ vị trí trong tiêu đề cv,... sẽ khiến bạn mất rất nhiều điểm trong mắt nhà tuyển dụng, hay có thể là một tấm vé “về nhà”; vì vậy, hãy kiểm tra thật kỹ các thông tin trong CV trước khi nộp đến nhà tuyển dụng nhé!

Trên đây là bài chia sẻ về hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu cv thương mại điện tửHy vọng, bài viết mang đến bạn những thông tin bổ ích.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: