Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất chuẩn nhất

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-05-29 11:33:38

Trong CV xin việc thì tất cả các thông tin ứng viên cung cấp đều quan trọng và ảnh hưởng đến sự đánh giá của nhà tuyển dụng, đặc biệt là mục tiêu nghề nghiệp là điều không thể thiếu trong CV. Ngay cả trong CV ngành nội thất, ứng viên không nên sơ sài trong mục này mà cần thể hiện được định hướng của thân và mục tiêu nghề nghiệp. Vậy viết mục tiêu nghề nghiệp cho ngành nội thất như thế nào cho chuẩn?

1. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp trong ngành nội thất

Trên con đường dẫn tới thành công thì không thể thiếu mục tiêu, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng vì khi bạn xác định rõ ràng mục tiêu của bản thân thì mới tìm được hướng đi, công việc phù hợp để đạt được điều đó. Đối với xin việc cũng tương tự vậy, khi bạn nắm được mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn hay dài hạn một cách cụ thể và khoa học nhất thì bạn sẽ xác định được hướng đi cho bản thân để vươn tới đó dễ dàng hơn.

Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất
Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất

Đặc biệt với ngành nội thất, công việc đòi hỏi người làm phải có đam mê và nhiệt huyết nếu như không xác định bản thân nên làm gì thì khó có thể phát triển được bản thân và hoàn thành ước mơ của mình. Nhờ vào định hướng nghề nghiệp rõ ràng bạn sẽ cảm thấy mình đang được làm những công việc thuộc sở thích, sở trường và muốn cống hiến hết mình và dồn nhiều tâm huyết để thực hiện công việc dù có nhiều khó khăn, thử thách. Nếu như không có sự yêu thích và đam mê thì tất cả công việc bạn làm đều là ác mộng tạo sự tù túng và gò bó cho chính mình.

Công việc trong ngành nội thất đều có mức lương khá cao so với mặt bằng chung nên việc họ yêu cầu khắt khe hơn với ứng viên là điều bình thường. 

Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng cử viên sáng giá, tài năng phù hợp với vị trí ứng tuyển, thông qua bản CV của từng ứng viên đặc biệt là mục tiêu nghề nghiệp họ sẽ dễ dàng đánh giá được con người của bạn và nhận xét mức độ phù hợp với công nghiệp hay văn hóa doanh nghiệp của họ.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành nội thất của bạn càng chi tiết và rõ ràng thể hiện được mong muốn của ứng viên với vị trí công việc tuyển dụng và muốn gắn bó lâu dài với công ty thì sẽ “ăn điểm” trong mắt nhà tuyển dụng, tâm lý chung của họ không muốn đào tạo nhân viên rồi để nhảy việc sang nơi khác làm.

Thể hiện định hướng nghề nghiệp của bản thân trong ngành nội thất
Thể hiện định hướng nghề nghiệp của bản thân trong ngành nội thất

2. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất

2.1. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành nội thất phải đảm bảo được 2 yếu tố đó là: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

- Cách viết mục tiêu ngắn hạn: là những mục tiêu, dự định hoặc kế hoạch của ứng viên trong công việc tại thời điểm tương lai gần phù hợp với khả năng mà tính chất cụ thể. Không có gì khó để trả lời câu hỏi này vì không cần ứng viên phải đề ra những mục tiêu xa vời, thành công ngoài tầm với so với năng lực hiện tại.

Ứng viên hoàn toàn có thể bám sát vào yêu cầu công việc trong thông tin tuyển dụng đưa ra để thể hiện mục tiêu ngắn hạn của bản thân, vừa đơn giản lại thuyết phục nhà tuyển dụng. Tại yêu cầu công việc trong thông tin đưa ra, nhà tuyển dụng đang thể hiện mong muốn của họ đối với những người tham gia ứng tuyển như họ cần bạn phải đáp ứng được điều gì, lợi ích mà bạn đem đến cho họ,...

Tuyệt đối không được viết trong phần định hướng nghề nghiệp rằng bạn chưa có kinh nghiệm, kỹ năng cá nhân gì về lĩnh vực nội thất như vậy chắc chắn bạn sẽ bị loại từ vòng “gửi xe”. Để có cái nhìn cụ thể hơn bạn có thể tham khảo cách viết cv phần mục tiêu ngắn hạn ngành nội thất thông qua ví dụ sau đây: 

“Từng có kinh nghiệm trong việc thiết kế nội thất nhưng em mong muốn được trau dồi và phát triển bản thân hơn nữa khi có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp như quý công ty. Hy vọng với những nền tảng em đang có có thể đồng hành và giúp công ty ngày càng phát triển hơn cũng như hoàn thiện kỹ năng thiết kế của bản thân.”

Cách viết mục tiêu ngắn hạn ngành nội thất
Cách viết mục tiêu ngắn hạn ngành nội thất

- Cách viết mục tiêu dài hạn: ngoài việc trình bày về mục tiêu ngắn hạn trong CV thì bạn cần phải viết cả định hướng của mình trong tương lai với những mục tiêu lớn hơn, xa hơn. Việc bạn lựa chọn công việc ứng tuyển sẽ giúp ích như thế nào cho bạn để đạt được mục tiêu trong tương lai và định hướng sự nghiệp trong lĩnh vực này như thế nào để có một lộ trình cụ thể.

Dựa vào mục tiêu dài hạn bạn cung cấp trong CV mà nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy được động cơ bạn muốn làm việc tại doanh nghiệp, đánh giá sự phù hợp với định hướng phát triển của họ cũng như tầm nhìn trong công việc của ứng viên thông qua lộ trình bạn định sẵn cho bản thân.

Vậy nên bạn cần hướng mục tiêu dài hạn của mình phù hợp với mục tiêu phát triển chung của nơi ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được bạn sẽ giúp ích cho công ty trong thời gian tương lai và tiềm năng sáng giá của bạn khi làm việc tại đó.

Tiếp tục với ví dụ bên trên chúng tôi đưa ra mẫu mục tiêu dài hạn ngành nội thất cho bạn tham khảo như sau:

“Bên cạnh đó, em hy vọng rằng những mẫu thiết kế nội thất mình đưa ra có thể tiếp cận xa hơn với thị trường quốc tế để khẳng định được vị trí và tiềm năng của ngành nội thất Việt Nam trong tương lai.”

Nếu như mục tiêu của bạn khớp với định hướng phát triển của công ty, doanh nghiệp thì chắc chắn bạn sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nâng cao sự tiềm năng và khả năng trúng tuyển sẽ lớn hơn.

Cách viết mục tiêu dài hạn ngành nội thất
Cách viết mục tiêu dài hạn ngành nội thất

2.2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất cho từng vị trí cụ thể

Qua những hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất bên trên chắc các bạn cũng đã nắm được cách trình bày phần này trong CV xin việc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mặc dù mục tiêu nghề nghiệp chỉ là một mục nhỏ trong CV xin việc tuy nhiên lại góp phần quan trọng trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về khả năng của ứng viên.

Do đó để trình bày mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất sao cho hiệu quả nhất thì ứng viên nên hiểu rõ được tính chất và yêu cầu công việc vị trí định ứng tuyển để nêu ra những ưu điểm và lợi thế của bản thân phù hợp thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Để giúp cho các bạn có cái nhìn cụ thể hơn thì dưới đây sẽ là hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất cho từng vị trí cụ thể kèm theo ví dụ tham khảo chi tiết.

2.2.1. Vị trí nhân viên thiết kế nội thất

Nhắc đến ngành nội thất thì đương nhiên không thể bỏ qua vị trí quan trọng này, nhân viên thiết kế nội thất là người tạo ra các sản phẩm nội thất với thiết kế độc đáo, thu hút tạo nét dấu ấn riêng cho từng nhãn hàng. Bất kỳ công ty thiết kế nội thất nào cũng muốn tuyển được những người có kinh nghiệm và tài năng trong lĩnh vực đó.

Nếu như bạn đang ứng tuyển vào vị trí này thì hãy đọc thật kỹ mô tả công việc trong tin tuyển dụng để nắm được yêu cầu về chuyên môn của nhà tuyển dụng. Cơ bản về công việc thiết kế nội thất thì chắc chắn không thể thiếu khả năng thiết kế đồ nội thất, kiến thức chuyên môn cũng như sản phẩm từng thực hiện là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm khi nhìn vào hồ sơ của ứng viên.

Vậy nên khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp nhân viên thiết kế nội thất thì ứng viên nên nhấn mạnh vào trình độ thiết kế, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tương đương cùng các sản phẩm từng làm để nâng cao độ thuyết phục cho nhà tuyển dụng. 

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên thiết kế nội thất
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên thiết kế nội thất

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên thiết kế nội thất cũng phải dựa vào cấu trúc cơ bản để đảm bảo truyền tải được hết nội dung mong muốn tới nhà tuyển dụng đó là trình bày về mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Dưới đây sẽ là ví dụ cụ thể cho cách viết mục tiêu nghề nghiệp vị trí nhân viên thiết kế nội thất:

“ Tốt nghiệp bằng giỏi khoa Thiết kế nội thất tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, suốt 5 năm nhận học bổng từ nhà trường và sự tích cực tham gia các hoạt động, dự án cho các công ty nội thất lớn nhỏ tại Hà Nội. Tôi tự tin mình có khả năng và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực thiết kế nội thất, cùng với gu thẩm mỹ tốt đưa các sản phẩm tôi từng thiết kế tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng thì mình hoàn toàn phù hợp với vị trí thiết kế nội thất tại công ty Nhà Xinh. 

Nếu như có cơ hội làm việc tại vị trí thiết kế nội thất tại Nhà Xinh thì đây sẽ là nơi để tôi thể hiện tiềm năng cũng như khả năng của mình, đồng thời phát triển xa hơn trong sự nghiệp của mình. Trong tương lai tôi mong rằng mình sẽ đóng góp được nhiều cho công ty tạo ra những mẫu thiết kế độc đáo và thu hút khiến sản phẩm công ty ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.”

2.2.2. Vị trí nhân viên quảng cáo nội thất

Đã là một công ty thương mại thì việc marketing sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và nâng cao độ uy tín cho người dùng. Việc quảng cáo là vô cùng cần thiết để đưa sản phẩm thương hiệu của bạn tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Do đó vị trí nhân viên quảng cáo nội thất là không thể thiếu.

Khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên quảng cáo nội thất thì trước hết bạn cần phải đảm bảo mình nắm chắc được kiến thức về lĩnh vực quảng cáo trên nền tảng xã hội mà công ty ứng tuyển tập trung tới. Các nhiều công ty nội thất sẽ hướng về các tập khách hàng khác nhau để lựa chọn nền tảng xã hội phù hợp.

Chẳng hạn như đối với các công ty có quy mô lớn, chi trả nhiều ngân sách cho việc đẩy mạnh hình ảnh thì họ thường lựa chọn quảng cáo trên TV, quay TVC, tài trợ cho chương trình truyền hình,... hoặc có công ty tập trung chạy ads trên các trang mạng xã hội nhiều người dùng như Google, Facebook, Instagram,... Tùy vào mục tiêu của từng công ty họ sẽ tập trung vào những nền tảng riêng.

Do đó bạn cần xác định được thế mạnh quảng bá sản phẩm của bạn trên nền tảng nào để trình bày cho nhà tuyển dụng thấy trong phần mục tiêu nghề nghiệp của CV xin việc để họ nắm bắt được khả năng của bạn có phù hợp với họ hay không.

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên quảng cáo nội thất
Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên quảng cáo nội thất làm nổi bật năng lực

Trong phần mục tiêu nghề nghiệp nhân viên quảng cáo nội thất bạn phải làm nổi bật được ưu điểm của mình trong việc quảng cáo như khả năng phân tích thị trường, viết content, chạy ads trên các nền tảng,... đồng thời nêu thêm về mức độ hiệu quả công việc bạn từng làm để thuyết phục nhà tuyển dụng về khả năng của mình.

Dưới đây là ví dụ cụ thể cho các bạn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên quảng cáo nội thất tham khảo:

“Từng có kinh nghiệm làm việc 3 năm tại vị trí Marketing tại công ty nội thất EuroWindow, tôi hiểu rõ về quy trình làm việc của một nhân viên quảng cáo nội thất cần phải làm. Ngoài việc hiểu ra về sản phẩm đang bày bán thì cần biết cách nghiên cứu về xu hướng thị trường, trang tiếp thị phù hợp với tệp khách hàng của công ty để tối ưu hiệu quả quảng cáo. 

Tôi tin rằng mình sẽ trở thành nhân viên marketing nội thất phù hợp tại công ty nội thất Nhà Xinh để xây dựng các chiến lược truyền thông và dự án phù hợp. Trong tương lai tôi mong rằng mình sẽ trở thành một marketer giỏi nhất đẩy cao doanh thu và đưa thương hiệu công ty trở nên phổ biến hơn với ngươi tiêu dùng.”

2.2.3. Vị trí nhân viên bán hàng nội thất

Nhân viên bán hàng nội thất là cầu nối chặt chẽ giữa thương hiệu và khách hàng, đồng thời là người truyền tải những thông tin và tính năng của sản phẩm để tạo sự thiện cảm với người dùng. Doanh số bán hàng của các công ty nội thất phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên sale, đây vừa là cách bán hàng truyền thống vừa đem lại hiệu quả cao.

Đối với vị trí nhân viên bán hàng nội thất thì nhà tuyển dụng không yêu cầu quá nhiều về trình độ chuyên môn mà hướng nhiều sự chú ý về kinh nghiệm làm việc trong vị trí tương đương. Đó cũng là yếu tố mà ứng viên cần trình bày trong mục tiêu nghề nghiệp nhân viên bán hàng nội thất. Ứng viên nên thể hiện được sự năng động, nhanh nhạy, hoạt bát cùng với kinh nghiệm trong lĩnh vực sale để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên bán hàng nội thất
Trình bày kinh nghiệm bán hàng trong mục tiêu nghề nghiệp nhân viên bán hàng nội thất 

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên bán hàng nội thất trong CV xin việc nên được trình bày ngắn gọn đúng trọng tâm, nổi bật được ưu điểm bản thân, chẳng hạn như trong ví dụ dưới đây:

“Tôi là người có sự tự tin, hoạt bát, chăm chỉ học hỏi và trau dồi kinh nghiệm đồng thời có niềm đam mê với công việc bán hàng do đó tôi tự tin khả năng giao tiếp của mình là điểm mạnh phù hợp với vị trí công việc nhân viên bán hàng nội thất tại công ty Nhà Xinh. 

Đây sẽ là cơ hội để tôi có thể phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng bán hàng và mở rộng sự hiểu biết của mình trong lĩnh vực nội thất. Trong tương lai tôi mong rằng mình sẽ trở thành nhân viên bán hàng nội thất xuất sắc nhất để giúp công ty nâng cao doanh thu và ngày càng được yêu thích đối với người tiêu dùng.” 

3. Những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất

Để đảm bảo mục tiêu nghề nghiệp của bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì cần lưu ý trong cv những điều sau:

- Không nên viết những mục tiêu quá chung hay không rõ ràng như vậy sẽ khiến CV của bạn nhạt nhòa không có sự khác biệt đối với những ứng viên khác, trong mục này ứng viên cần phải lên ý tưởng cụ thể kết hợp với định hướng của bản thân và thể hiện được lý tưởng cá nhân tạo nét đặc trưng và khác biệt làm nổi bật giữa dàn ứng viên.

- Mục tiêu nghề nghiệp nên viết ngắn gọn và đơn giản chỉ nên gói gọn trong 2 - 3 câu bao hàm được toàn bộ nội dung, ý chính mà ứng viên muốn nhà tuyển dụng chú ý tới. 

- Nhấn mạnh vào giá trị của bản thân có thể đem đến cho công ty và có chung mục tiêu phát triển trong tương lai. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm việc bạn sẽ giúp ích được gì cho họ, tạo nên những sản phẩm có chất lượng và phù hợp với mục tiêu công việc hay không. Phải tạo cho họ cảm giác những gì bạn đem đến sẽ phát triển doanh nghiệp đó.

Những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp
Những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp

- Không được để sai lỗi chính tả hoặc cách hàng văn lủng củng, bất kỳ lỗi chính tả trong CV đủ để nhà tuyển dụng đánh trượt bạn vì sự thiếu chuyên nghiệp và bất cẩn. Họ sẽ cảm thấy không được chú trọng khi bạn đến ứng tuyển tại công ty nên hãy cực kỳ cẩn thận và dành thời gian đọc đi đọc lại rà soát xem câu văn của mình đã trọn ý hay chưa và có bất kỳ lỗi sai nào không.

- Mặc dù mục tiêu nghề nghiệp là định hướng mong muốn của bạn trong tương lai nhưng đừng vì thế mà chọn những mục tiêu quá xa vời với thực tế. Bạn không thể viết rằng “mong muốn thiết kế của em được trưng được đạt giải thưởng quốc tế và được công nhận bởi những chuyên gia nội thất thế giới công nhận”. Việc bạn có tham vọng là tốt nhưng phải dựa trên thực lực và khả năng bản thân để viết ra và nghĩ rằng nếu mình thực sự nỗ lực sẽ đạt được điều đó. Hãy đưa ra những mục tiêu phù hợp và cần thiết trong thời điểm hiện tại.

- Không nên trình bày về mong muốn trở thành vị trí các nhà tuyển dụng đang làm như vậy sẽ tạo cho họ sự thiếu thiện cảm vì nghĩ rằng bạn đến để chiếm lấy vị trí của họ. Đừng thể hiện ý định muốn thay thế vị trí lãnh đạo mà chỉ cần viết về cơ hội thắng tiến trong công việc là được.

Bên trên là những thông tin hữu ích cho ứng viên khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nội thất, dù bạn ứng tuyển cho bất kỳ vị trí nào thì cũng cần có định hướng riêng cho bản thân. Nhà tuyển dụng cần những ứng viên có tham vọng và đam mê với nghề nghiệp thì mới giúp họ phát triển và đẩy mạnh hơn trong lĩnh vực nội thất. Để tìm kiếm các mẫu CV ngành nội thất cực ấn tượng truy cập website vieclam88.vn

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: