Mẹo làm nổi bật Mục tiêu nghề nghiệp ngành Luật - Pháp lý

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-05-29 12:04:28

Mục tiêu nghề nghiệp – một phần quan trọng không bao giờ "vắng bóng" trong CV xin việc cần phải được đầu tư thời gian và ý tưởng để xây dựng sao cho hoàn chỉnh. Nếu như bạn đang xây dựng bản CV xin việc ngành Luật – pháp lý thì Mục tiêu nghề nghiệp ngành Luật - Pháp lý sẽ được trình bày như thế nào? Mỗi một vị trí ứng tuyển trong ngành nên viết ra sao? Hãy cùng Băng Tâm đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này nhé!

1. Nên viết những thông tin gì trong mục tiêu nghề nghiệp ngành Luật - Pháp lý

Ngành Luật - Pháp lý được xếp vào top các ngành khó học, khó làm trong xã hội. Các công việc trong ngành đòi hỏi người thực hiện phải có một trình độ tri thức cao, khả năng tư duy tốt và không thể thiếu được khả năng định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Có định hướng mới tạo được những khuôn vàng thước ngọc đúng như tính chất của nghề. Vậy nên dù ứng tuyển vào bất cứ đơn vị nào trong ngành Luật – pháp lý, người tìm việc cũng đều được nhà tuyển dụng chú trọng nhiều đến mục tiêu nghề nghiệp .

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV luật - pháp lý
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV luật - pháp lý

Trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn để đối diện với câu hỏi quen thuộc "Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai là gì" thì bản thân mỗi ứng viên đã phải thể hiện rõ ràng điều đó qua CV xin việc.

Với yêu cầu cơ bản là cần giữ cho cách viết CV xin việc ngành Luật – Pháp lý được ngắn gọn trong khoảng một trang giấy thì ắt mỗi phần trong đó phải được trình bày thật cô động mà vẫn đảm bảo đủ ý. Vì thế, mục tiêu nghề nghiệp trong bản CV này cũng phải cô đọng. Vậy những thông tin nào bạn cần đưa vào để đảm bảo phần này được trình bày đúng trọng tâm? 

Viết mục tiêu CV ngành Luật - pháp lý như thế nào?
Viết mục tiêu CV ngành Luật - pháp lý như thế nào?

Hãy viết dự định trong thời gian gần và thời gian ở tương lai xa hơn của bạn trong quá trình hành nghề Luật – Pháp lý. Ngoài ra, Luật - Pháp lý vốn là ngành có đặc điểm khá khô khan, lại không ngừng thay đổi và phát triển, cho nên mục tiêu nghề nghiệp được trình bày trong CV luật – pháp lý cần phải làm nổi bật được ý chí phấn đấu, không ngừng phát triển trong môi trường làm việc này.

Nếu nói một ở tầm khái quát hơn thì mục tiêu nghề nghiệp trong cv sẽ là hướng tới sự thăng tiến trong công việc, là ý thức cố gắng ngừng, học hỏi trau dồi, kiến thức kỹ năng không nghỉ để có thể ngày một phát triển và tiến xa hơn. Ở một góc nhìn chi tiết hơn thì có thể diễn tả mục tiêu nghề nghiệp trong ngành này chính là được thăng tiến lên các cấp quản lý, có thể tích lũy kho kinh nghiệm, kiến thức về luật sau từ 3 đến 5 năm hoạt động với sự nỗ lực không ngừng.

Đồng thời, quá trình làm việc là quá trình trải nghiệm, do đó mục tiêu cận kề nhất của người hành nghề luật đó là luôn kịp thời cập nhật mọi văn bản pháp luật, bất kể sự thay đổi, sửa đổi, bổ sung nào trong các điều luật và xu thế phát triển chung của ngành trong từng giai đoạn.

2. Mẹo để xác lập chính xác các nội dung cần xuất hiện trong CV luật – pháp lý

Rõ ràng trong CV ngành luật – pháp lý, mục tiêu nghề nghiệp khá khó viết vì không chỉ có độ khô khan đến từ đặc điểm nghề nghiệp làm cho ứng viên khó diễn đạt mà còn đòi hỏi phải cô đọng, súc tích. Để chắc chắn mình không đưa thừa nội dung nào trong đó làm cho phần này không đúng trọng tâm thì bạn hãy tập trung thể hiện các nội dung trả lời cho 3 câu hỏi sau đây:

Xác định nội dung chính có trong CV luật - pháp lý
Xác định nội dung chính có trong CV luật - pháp lý

- Bạn có phải là ứng cử viên sáng giá cho vị trí luật đang ứng tuyển hiện tại? Đương nhiên câu trả lời là "Có" và ứng viên nào cũng mong muốn có thể làm rõ điều đó. Nhưng làm thế nào? Các cử nhân luật hãy luôn lưu ý khi viết cv nên trình bày rõ ràng mục tiêu bạn đang hướng tới trong ngành luật là gì? kỹ năng trong cv ngành luật bạn cần có là gì? Lý tưởng của bạn sẽ được những mặt tích cực nào trong con người bạn hỗ trợ, bao gồm tính cách, con người? Khẳng định từ chính điều nhỏ nhặt này thôi nhưng cũng đủ để nhà tuyển dụng tìm thấy những điểm phù hợp giữa lý tưởng của bạn với lĩnh vực họ tuyển dụng.

- Liệu bạn có thể gắn bó lâu dài để góp sức xây dựng tổ chức, đơn vị hành luật phát triển? Tất nhiên chẳng có một đơn vị luật nào muốn thuê về một luật sư, một công tố viên, một kiểm sát viên,… không có uy tín mà thường xuyên "nhảy việc" cả. Chính vì vậy mà dù bạn có trình trong mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn thì cũng hãy cố gắng bày tỏ mong muốn được gắn bó và phát triển lâu dài, bền vững với sự phát triển của công ty nhé.

Hãy nói về mong ước sẽ cố gắng áp dụng kinh nghiệm, kiến thức luật của bản thân để giúp công ty thu hút nhiều khách hàng hơn, nhận về nhiều hợp đồng cần tư vấn luật hơn và giành chiến thắng nhau nhiều vụ kiện hơn.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành Luật - pháp lý
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành Luật - pháp lý

- Tiếp theo, hãy khẳng định cho nhà tuyển dụng biết trong phần mục tiêu này bạn có phải là một người bản lĩnh? Bản lĩnh là một tố chất, cũng là một dạng năng lực mà tất cả những ai hành nghề luật – pháp lý đều phải có được. Nếu muốn phần Mục tiêu nghề nghiệp sáng hơn thì nhất định bạn phải đủ bản lĩnh để khẳng định hai chữ "bản lĩnh" này trong CV của mình.

- Sắp xếp công việc khoa học có phải là thói quen của bạn? Hãy cho nhà tuyển dụng câu trả lời đó thông qua mục tiêu nghề nghiệp Luật – pháp lý nhé. Đi cùng với sự khô khan của nghề lại là một ưu điểm vô cùng tuyệt vời, đó chính là khả năng tư duy logic và sự khuôn thước trong quá trình sắp xếp công việc. Không mấy nghề có được đặc điểm này như nghề luật đâu nhé và bản thân các luật sư hay bất cứ ai đang làm việc trong lĩnh vực này, chuẩn bị bước vào lĩnh vực này đều phải chuẩn bị thật tốt cho mình kỹ năng này mới có đủ thế mạnh để làm tốt nhiệm vụ, đặc biệt ở giai đoạn đi xin việc, đây cũng là điều các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở ứng viên luật – pháp lý của mình.

Sau khi đã nắm bắt trọn vẹn các yếu tố trên, đã đến lúc bạn bắt tay vào để viết cho mình một nội dung Mục tiêu nghề nghiệp xuất sắc để thành công khi xin việc làm Luật – pháp lý này. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý mẫu được gửi đến từ các bậc chuyên gia CV vieclam88.vn trong bài viết này để quá trình viết trở nên đơn giản hơn nữa.

3. Gợi ý mẫu về mục tiêu nghề nghiệp trong CV Luật – pháp lý

Mỗi một vị trí việc làm trong lĩnh vực Luật - Pháp lý sẽ có cách viết

Mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Dựa trên hướng dẫn chung ở trên, bạn có thể ứng dụng phương pháp vào trong trường hợp cụ thể của mình.

Ngay sau đây, những gợi ý mẫu cho từng vị trí cụ thể trong mảng ngành này sẽ được chuyên gia CV tại vieclam88.vn chia sẻ, hứa hẹn sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi soạn mục tiêu nghề nghiệp tại vị trí ứng tuyển của riêng mình.

3.1. Mẫu nội dung Mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc vị trí Luật sư trong ngành Luật  - Pháp lý

Gợi ý viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV luật - pháp lý
Gợi ý viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV luật - pháp lý

Bạn cần đưa được những nội dung thật rõ ràng tại vị trí Luật sư, tránh lan man, viết chung chung sang các vị trí khác. Theo gợi dẫn dưới đây, mục đích này sẽ được đáp ứng:

- Muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, hình thành tư cách pháp nhân với phong thái đĩnh đạc, phong cách làm việc nghiêm túc, khuôn thước để đáp ứng môi trường luật khuôn khổ.

- Có thể học tập, rèn luyện chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để có thể trở thành một người luật sư giỏi, luôn tạo niềm tin tốt đối với mọi khách hàn và luôn là ứng cử viên sáng giá cho mọi hợp đồng thuê luật sư tại công ty.

3.2. Nghề Thẩm phán có thể viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV thuyết phục như thế nào?

- Được làm việc trong một môi trường luật – pháp lý chuyên nghiệp và khuôn thước để hình thành, tích lũy tư cách pháp nhân cho mình.

- Trau dồi đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để luôn sáng suốt, công bằng, minh bạch trong quá trình xử lý công việc.

- Đóng góp công sức, trí tuệ của bản thân để có thể đem lại sự uy tín cho cơ quan, tổ chức trong mắt nhân dân.

3.3. Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc Cố vấn pháp lý

Để viết Mục tiêu nghề nghiệp ngành Luật - pháp lý hiệu quả, tham khảo mẹo hay tại vieclam88.vn
Để viết Mục tiêu nghề nghiệp ngành Luật - pháp lý hiệu quả, tham khảo mẹo hay tại vieclam88.vn

Vị trí này có thể làm việc ở rất nhiều môi trường, không chỉ trong ngành Luật mà còn có thể xin vào làm ở bất kể doanh nghiệp nào và phụ trách mảng đảm bảo tính thực thi luật pháp cho doanh nghiệp. Với vai trò quan trọng ở các đơn vị tổ chức nên nhà tuyển dụng rất chú trọng tìm kiếm những cố vấn pháp lý giải giang, uy tín. Để lọt vào tầm ngắm của họ, bạn cần thể hiện tốt các mục trong CV xin việc của mình. Thuận theo vấn đề đang bàn luận thì ngay sau đây sẽ là mẫu gợi ý viết Mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí này nhé!

Gợi ý:

- Luôn theo sát được tình hình hoạt động của công ty, doanh nghiệp để kịp thời điều hướng doanh nghiệp đi theo đúng cơ chế kinh doanh hợp pháp đã được luật pháp quy định.

- Cố gắng trở thành cánh tay đắc lực của giám đốc điều hành, mang đến những nội dung tham mưu hữu ích và cần thiết để giúp doanh nghiệp luôn thực hiện đúng quy định pháp luật hoặc tránh khỏi những rủi ro trên phương diện pháp lý.

3.4. Mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí ứng tuyển Công chứng viên

Với vị trí Công chứng viên này bạn có thể định hướng thực tập tại các văn phòng công chứng 5 năm mới được hành nghề.

Bạn có thể để viết phần mục tiêu nghề nghiệp như sau:

- Mục tiêu ngắn hạn: là trở thành thư ký công chứng viên, mong muốn có cơ hội được phát huy năng lực, rèn luyện kinh nghiệm ở môi trường chuyên nghiệp
- Mục tiêu dài hạn: Có cơ hội làm việc tại văn phòng, được học các khóa đào tạo để trở thành công chứng viên

 

Còn rất nhiều vị trí khác trong ngành cần bạn đầu tư thật nhiều cho nội dung Mục tiêu nghề nghiệp luật - pháp lý. Hãy làm tương tự như cách chúng ta đã được chia sẻ ở trên đây để luôn mang đến những ấn tượng tốt đẹp trong cảm nhận của nhà tuyển dụng bạn nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: