Hướng dẫn điền mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp thật đặc sắc

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2021-05-28 16:00:53

Cho dù bạn muốn ứng tuyển vào bất cứ ngành nghề hay công việc nào thì cũng cần phải chuẩn bị cho mình một bản CV xin việc thật đặc sắc. Nếu như bạn muốn ứng tuyển làm công việc đầu bếp thì phần mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp của bạn phải được trình bày thật ấn tượng, nhờ vậy sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy để làm được điều đó thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.  

1. Đặt mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp ở phần nào trong CV xin việc cho hợp lý?

Có thể thấy rằng hầu hết các mẫu CV đều có thiết kế cho phần mục tiêu nghề nghiệp nằm ở vị trí điểm nhìn của nhà tuyển dụng, ngay dưới phần thông tin cá nhân. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của phần mục tiêu nghề nghiệp như nào. 

Mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp
Mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp

Bởi vì thông qua phần nội dung này thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tầm nhìn và định hướng tương lai của bạn đối với nghề đầu bếp tại đây. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có đầy đủ phẩm chất, ý chí phấn đầu và có trách nhiệm với công việc đầu bếp thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp được trình bày một cách ngắn gọn này.

Đầu bếp trong một nhà hàng, khách sạn, quán ăn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của nhà hàng đó. Để làm một người đầu bếp thuần thục trong một nhà hàng đòi hỏi một quá trình rèn luyện và đào tạo với nhiều công đoạn. Chính vì vậy không một nhà hàng nào muốn tuyển một người nhân viên thiếu ý chí và sự kiên trì về đào tạo rồi bỏ giữa chừng hoặc những nhân viên thích nhảy việc cả. Chính vì vậy hãy thể hiện sự nhiệt tình, ý chí phấn đấu thật mạnh mẽ của bạn để có được lòng tin từ phía nhà tuyển dụng qua việc viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp.

Nhà tuyển dụng sẽ thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp để đánh giá xem bạn có thực sự là một phần trong căn bếp của họ hay không. Những mục tiêu nghề nghiệp mà bạn điền trong CV ngành nghề việc làm đầu bếp càng có nhiều sự tương đồng với những định hướng của phía nhà tuyển dụng thì bạn càng có nhiều cơ hội để trúng tuyển.

2. Nguyên tắc khi viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp

Một nguyên tắc vô cùng quan trọng khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc, cụ thể ở đây là phần mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp đó là phải nêu thật cụ thể những mục tiêu đó.

Nguyên tắc khi viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp
Nguyên tắc khi viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp

Trong phần này bạn hãy nêu ra những kế hoạch, dự định trong tương lai nhằm phát triển bản thân để đóng góp cho công việc đầu bếp, nâng cao khả năng của mình. Cụ thể với nghề đầu bếp đòi hỏi độ chính xác, kỹ thuật và sự sáng tạo cao thể có thể thực hiện nhanh chóng các món ăn cho khách hàng và phát triển thêm những món độc lạ khác thu hút khách hàng hơn nữa, từ đó giúp nhà hàng gia tăng doanh thu.

Hãy biết đặt ra mục tiêu và kế hoạch, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tham vọng của bản thân bạn trong công việc. Hãy cụ thể hóa những mục tiêu đó bằng các con số và thời hạn cụ thể. Đồng thời hãy chia mục tiêu của bạn làm hai mốc thời gian trong ngắn hạn và trong dài hạn. 

Đối với mục tiêu trong ngắn hạn hãy trình bày những dự định và mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp trong khoảng thời gian gần có thể là 2-3 năm. Còn với mục tiêu dài hạn thì bạn hãy cố gắng liên kết mục tiêu nghề nghiệp của mình với mục tiêu phát triển của công ty, hãy chọn một vị trí mà bạn muốn thăng tiến trong tương lai để nhà tuyển dụng thấy được sự cầu thị của bạn.

Nguyên tắc khi viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp
Nguyên tắc khi viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp

Một nguyên tắc tiếp theo khi viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp đó là hãy trình bày thật ngắn gọn và súc tích. Hãy trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, đồng thời cũng hãy thể hiện sự khiêm tốn trong đó. Đừng để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang cố gắng phóng đại các mục tiêu của mình để làm đẹp cho CV hay cố gắng gây sự chú ý của họ. Đối với phần này lưu lượng phù hợp nhất nên được trình bày từ 3 đến 5 dòng.

3. Các mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp ấn tượng

Một số gợi ý về cách viết cv phần mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp trong CV xin việc mà bạn có thể tham khảo để cải thiện cho CV của mình thêm đặc sắc hơn:

3.1. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí phụ bếp

Đây là vị trí cơ bản trong một căn bếp của nhà hàng, vị trí này tức là bạn đang trong vai trò học việc, phát triển kỹ năng. Chính vì vậy hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người nhiệt huyết, ham học hỏi và muốn thăng tiến trong công việc để trở thành một đầu bếp thực thụ. Cụ thể như sau:

Mục tiêu nghề nghiệp vị trí phụ bếp
Mục tiêu nghề nghiệp vị trí phụ bếp

- Mục tiêu ngắn hạn: Trong thời gian ngắn hạn tôi hy vọng có thể sớm tiếp thu và học hỏi về những công việc và công thức của nhà hàng để nhanh chóng trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, đem đến nhiều món ăn ngon cho khách hàng.

- Mục tiêu dài hạn. Tôi hy vọng với nỗ lực và sự cố gắng trong việc học hỏi và trau dồi kỹ năng cho nghề bếp thì tôi có thể trở thành người am hiểu về ẩm thực trong và ngoài nước. Mục tiêu đến năm thứ 4 hoặc năm thứ 5 tôi có thể trở thành một trong những bếp trưởng giúp nâng tầm căn bếp của nhà hàng.

3.2. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí đầu bếp chính

Đây là một vị trí vô cùng quan trọng, góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển danh tiếng của nhàng. Việc các món ăn ngon hay dở, khách hàng có phản hồi tốt hay xấu, có muốn quay lại vào lần tới hay không đều phụ thuộc phần lớn vào người đầu bếp. Chính vì vậy bạn cần thể hiện được sự tâm huyết của mình với nghề qua phần mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp với gợi ý sau:

- Trong ngắn hạn tôi sẽ cố gắng để có thể nhanh chóng thích nghi với văn hóa trong căn bếp của nhà hàng. Tôi sẽ luôn nỗ lực cố gắng, chau chuốt cho từng món ăn để đem đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến với nhà hàng của chúng ta.

Mục tiêu nghề nghiệp vị trí đầu bếp chính
Mục tiêu nghề nghiệp vị trí đầu bếp chính

- Trong dài hạn tôi sẽ cố gắng học hỏi thêm nhiều kiến thức về ẩm thực để đem đến các món ăn thật tốt cho sức khỏe, trang trí thật đẹp mắt và hương vị tuyệt phẩm cho khách hàng. Tôi hy vọng với những kinh nghiệm và kỹ năng mà mình đã trau dồi được thì trong thời gian sớm nhất là 5 năm tôi có thể trở thành bếp trưởng hoặc quản lý của nhà hàng.

3.3. Mục tiêu nghề nghiệp vị trí bếp trưởng

Bếp trưởng trong nhà hàng là vị trí vô cùng quan trọng, họ là người trực tiếp tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng, giải quyết các vấn đề khi có có sự cố với căn bếp hoặc với món ăn mà khách hàng phản hồi. Đồng thời bếp trưởng cũng là người sẽ hướng dẫn, đào tạo và quản lý những người đầu bếp khác sao cho bộ máy trong căn bếp được hoạt động trơn tru nhất. Ngoài ra thì bếp trưởng cũng là người sẽ truyền đạt những định hướng của cấp trên đối với những nhân viên bên dưới và cũng sẽ là người truyền tải những tâm tư của cấp dưới đến với cấp trên.

Mục tiêu nghề nghiệp vị trí bếp trưởng
Mục tiêu nghề nghiệp vị trí bếp trưởng

Vậy với một vị trí quan trọng như vậy bạn không thể viết một phần mục tiêu nghề nghiệp sơ sài thiếu ý được. Hãy trình bày mục tiêu trong ngắn hạn rằng bạn sẽ cố gắng thật nhanh để bắt kịp với tiến độ trong căn bếp của nhà hàng, nhanh chóng hòa hợp với mọi người để có thể thực hiện các định hướng do công ty đề ra. Luôn cố gắng trau dồi thêm nhiều kiến thức về ẩm thực, dịch vụ và quản lý để đảm bảo mọi thứ trong căn bếp diễn ra đúng với định hướng.

Trong dài hạn sẽ cố gắng đem đến nhiều ý tưởng về món ăn mới mẻ, độc lạ và chất lượng hơn nữa, nâng cao chất lượng dịch vụ cho nhà hàng. Với những kiến thức sẵn có và những kiến thức trong quá trình làm việc tích lũy được, hãy thể hiện tâm huyết và mưu cầu thăng tiến của bạn lên một vị trí cấp cao như quả lý nhà hàng, quản lý chuỗi hay trở thành một chuyên gia về ẩm thực để nâng cao uy tín cho nhà hàng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin và lưu ý khi viết cv dành cho bạn khi viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp thật ấn tượng và trong CV xin việc đầu bếp. Hy vọng qua đây bạn có thể có thêm kinh nghiệm viết một bản CV xin việc ấn tượng để có được vị trí công việc như mong muốn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: