Khám phá ngay mô tả công việc quản lý kho chi tiết nhất!

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2020-12-28 09:57:23

Bản mô tả công việc quản lý kho chính là bản tài liệu đầy đủ nhất giúp ứng viên có thể nắm rõ được phân công công việc của mình và hoàn thành vụ một cách xuất sắc nhất. Bạn đang mong muốn săn tìm cho mình vị trí quản lý kho, nhưng chưa rõ mô tả đầy đủ công việc của vị trí này như thế nào, được hưởng những quyền lợi ra sao và yêu cầu cụ thể những gì? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của vieclam88.vn để giải mã chi tiết ngay sau đây nhé.

1. Lật mở bản mô tả công việc quản lý kho chi tiết nhất

Giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế phát triển mạnh tạo điều kiện bùng nổ cho ngành Logistics,  lẫn kho vận phát triển nhanh chóng.Giữ vai trò là lực lượng quản lý chủ chốt để đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, vật tư cũng như sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho, nhân viên quản lý kho hay kho vật tư chính được nhiều doanh nghiệp, công ty tuyển dụng mạnh mẽ với số lượng lớn. Là người đứng đầu kho, một ngày làm việc của một nhân viên quản lý kho sẽ có những nhiệm vụ quan trọng sau đây. Hãy theo dõi thật kỹ để nắm bắt từng phân công công việc nhé.

mô tả công việc quản lý kho
mô tả công việc quản lý kho

1.1. Tiếp nhận thông tin về hàng hóa và tổ chức sắp xếp hàng hóa và vật tư trong kho

Trong những doanh nghiệp sản xuất và phân phối, quản lý kho sẽ là người đầu tiên tiếp nhận thông tin về hàng hóa từ các bên giao và bên nhập hàng, để chủ động về mặt thời gian bố trí nhân lực vận chuyển, sắp xếp. Quản lý kho là người đứng ra kiểm tra về chất lượng của hàng hóa sẽ được xuất đi hay nhập kho. Khi sắp xếp, phải đảm bảo hàng hóa, vật tư để đúng vị trí, gọn gàng.

Xem thêm: việc làm quản lý điều hành

1.2. Lập và cập nhật hồ sơ kho

 Lập và cập nhật hồ sơ kho
 Lập và cập nhật hồ sơ kho

Sau khi tiếp nhận các đơn hàng và tiến hành sắp xếp, quản lý sẽ đồng thời sẽ kiêm thêm nhiệm vụ nghiệm thu, lập báo, tình hình về hàng hóa vật tư mới và cũ và cập nhật hồ sơ kho một cách khoa học trên phần mềm quản lý lý kho và gửi lên trưởng phòng vận tải, ban giám đốc công ty.  Điều này có vai trò vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể cập nhật được chính xác con số hàng hóa đã xuất, hàng tồn trong kho để lên phương án tìm mối tiêu thụ hay nhập thêm phục vụ phân phối đến khách hàng kịp thời. 

1.3. Thực hiện đơn hàng, tổ chức người giao hàng

 Đối với những đơn vị chuyên phân phối hàng hóa, vật tư, quản lý kho đồng thời là người kiểm soát cả mảng vận tải. Sau khi nhận yêu cầu đặt hàng từ phía khách hay báo xuống từ bộ phận kinh doanh, quản lý kho sẽ lập hóa đơn hàng theo yêu cầu và liên hệ với bộ phận vận tải của công ty hay bên ngoài để tổ chức giao hàng đúng thời điểm. Dựa vào khối lượng hàng hóa, mà quản lý kho sẽ bố trí gọi cho xe tải, container hay xe máy cho phù hợp. 

1.4. Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho

Đảm nảo đầy đủ những tiêu chuẩn của hàng hóa trong kho
Đảm nảo đầy đủ những tiêu chuẩn của hàng hóa trong kho

Ngoài việc sắp xếp hàng hóa, vật tư một cách khoa học theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thì quản lý kho còn phải thường xuyên theo dõi, phân loại những hàng hóa vật tư trong kho dựa những đặc điểm về vật lý, hóa học của kho. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến những hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn hơn. Những hàng này dễ bị hỏng hóc hơn, nên cần lên kế hoạch quản lý chi tiết để nhập xuất trước, tránh việc bị tồn đọng quá lâu. 

Gợi ý: mẫu cv thiết bị vật tư

1.5. Thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng 

Chịu trách nhiệm 100% về hàng hóa và nhân lực của kho, quản lý kho sẽ là người thực hiện toàn bộ các thủ tục về nhập và xuất hàng hóa. Nhiệm vụ đầu tiên trong mô tả công việc của quản lý kho chính kiểm tra lại toàn bộ những chứng từ, những giấy tờ lưu chuyển hàng hóa theo quy định, các giấy tờ yêu cầu nhập xuất hàng một cách kỹ càng trước khi xuất hay nhập hàng sau đó mới xuất nhập các đơn hàng này theo các cá nhân, tổ chức liên quan. Họ cũng sẽ đảm nhiệm công việc ghi giấy nhập xuất kho và chịu trách nhiệm theo dõi số lượng hàng hóa tồn kho hằng ngày và đối chiếu cụ thể với tồn kho tối thiểu. Kết quả này, cũng được gửi trực tiếp lên bộ phận kế toán và phục vụ công tác làm báo cáo tài chính của công ty.

1.6. Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu

Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu
Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu

Hàng tồn kho tối thiểu cũng là thành tố mà các doanh nghiệp cực kỳ quan tâm. Quản lý kho sẽ sát xao với công việc này. Họ sẽ theo dõi xem định mức hàng tồn kho tối thiểu hằng ngày đến đâu và luôn phải đảm bảo rằng hàng hóa, vật tư trong kho hàng phải có định mức tồn kho tối thiểu. 

Trong trường hợp hàng tồn kho vượt mức quy định, quản lý kho phải kiến nghị lên ban giám đốc để điều chỉnh định mức tồn kho tối thiểu cho phù hợp với biến động hàng xuất nhập kho hiện tại. 

1.7. Thực hiện các thủ tục đặt hàng 

Không những quản lý về nhân lực, vật tư, hàng hóa trong kho,quản lý kho cũng kiêm nhiệm các thủ tục về đặt hàng. Họ sẽ là người trực tiếp lập các phiếu mua hàng, vật tư với cá nhân khi công ty có yêu cầu nhập hàng hóa. Họ cũng đồng thời thực hiện một cách nghiêm ngặt về các quy định an toàn về phòng cháy chữa để đảm bảo an toàn kho. Mỗi ngày đều phải thực hiện “tuần tra” để chắc chắn rằng không có bất kỳ một thiết bị, vật dụng nào có thể tăng nguy cơ cháy nổ. Ngoài cháy nổ thì các vấn đề liên quan đến thời tiết, nhiệt độ khác, tình hình bảo quản kém cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa, sản phẩm trong kho. Quản lý kho sẽ thực hiện kiểm tra định kỳ các kệ hàng, các khu phân loại hàng...để tránh tình trạng gãy đổ, mối mọt. 

Thực hiện các thủ tục đặt hàng
Thực hiện các thủ tục đặt hàng 

Ngoài những nhiệm vụ chính này ra, cũng như nhiều vị trí công việc khác, quản lý kho cũng sẽ phải thực hiện báo cáo hàng ngày về tình hình hàng hóa trong kho, tỷ lệ xuất nhập tồn. Đôi khi, họ cũng sẽ phải đảm nhiệm một công việc về kho, xuất nhập khẩu...theo chỉ thị trực tiếp của Ban giám đốc.

Đây chính là bản mô tả công việc cho vị trí quản lý kho cụ thể nhất. Chắc chắn rằng, bạn đã có một cái nhìn tổng quan nhất về  những nhiệm vụ cụ thể khi đầu quân cho vị trí này rồi đúng không nào? Nhưng đây vẫn chưa phải là nội dung thú vị nhất. Hãy theo dõi ngay sau đây về quyền lợi lẫn những yêu câu cơ bản nhất giúp bạn ứng tuyển vào vị trí này nhanh chóng hiệu quả nhất. 

2. Một số yêu cầu cho vị trí quản lý kho

Tiêu chuẩn để ứng tuyển vị trí quản lý kho không quá cao so với nhiều vị trí quản lý công việc khác song bắt buộc phải đảm bảo các yếu tố về bằng cấp, kỹ năng và kinh nghiệm.

Về trình độ học vấn, để có thể đảm nhiệm được nội dung các công việc trên, khoảng 90% các công ty chuyên về vận chuyển, kho vận yêu cầu các ứng viên có ít nhất bằng trung cấp các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu.

Một số yêu cầu cho vị trí quản lý kho
Một số yêu cầu cho vị trí quản lý kho

Về mặt kinh nghiệm, hầu hết vị trí quản lý kho hiện nay tại doanh nghiệp đều do quá trình tự rèn luyện của mình mà thành, từ vị trí nhân viên kho. Do vậy, ít nhất bạn phải đảm bảo ít nhất trên hai năm kinh nghiệm trong ngành này hoặc ngành liên quan trực tiếp đến kho. Bên cạnh những những kiến thức chuyên môn, để đứng đầu công tác quản lý đơn hàng, hàng hóa, vật tư và cả nguồn nhân lực trong kho, bạn phải cần đến các kỹ năng mềm về quản trị con người, biết sắp xếp, có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt, tin học văn phòng phải thành thạo và yếu tố về ngoại ngữ  cũng là yêu cầu bắt buộc, đặc biệt là khi bạn làm việc trong một công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. 

Đây chính là một số yêu cầu cơ bản mà bạn buộc phải chuẩn bị để giúp cho hành trình chinh phục vị trí công việc thủ kho của bạn được thuận buồm xuôi gió. Do vậy, nếu trót dành tình yêu cho vị trí này thì hãy đảm bảo ngay những thành tố trên nhé. Vậy ở vị trí quản lý kho, bạn sẽ được nhận những quyền lợi gì?

Đọc thêm: Các bước quản lý thời gian hiệu quả

3. Những quyền lợi dành cho vị trí quản lý kho trong doanh nghiệp 

Cùng với thương mại điện tử, kinh doanh quốc tế đến Logistics phát triển mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho các vị trí công việc nhân viên có cơ hội phát triển mạnh mẽ. 

 Những quyền lợi dành cho vị trí quản lý kho trong doanh nghiệp
 Những quyền lợi dành cho vị trí quản lý kho trong doanh nghiệp 

Ở vị trí quản lý kho, hiện nay, các cơ sở tuyển dụng đang đứng ra chiêu mộ ứng viên với mức lương khởi điểm khoảng 9 - 10 triệu đồng. So với mặt bằng chung của công việc kho nói riêng và nhiều vị trí công việc khác như kỹ thuật hay khối ngành văn phòng. Bên cạnh mức lương hấp dẫn, các quản lý kho cũng được các doanh nghiệp đảm bảo đầy chỉ chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

4. Tải về ngay bản mô tả công việc nhân viên quản lý kho 

Ngoài những thông tin về quyền lợi và yêu cầu ứng tuyển của vị trí này, mô tả công việc chi tiết của quản lý kho, bạn có thể cập nhật và tải về ngay bản rút gọn của mô tả công việc nhân viên quản lý kho ngay bên dưới đây nhé. 

mo-ta-cong-viec-quan-ly-kho-moi-nhat.docx

Tải về ngay bản mô tả công việc quản lý kho
Tải về ngay bản mô tả công việc quản lý kho 

Trên đây bạn vừa theo dõi xong bản mô tả công việc cụ thể nhất của quản lý kho mà vieclam88.vn đã mang đến. Mong rằng, tài liệu này sẽ thật sự hữu ích cho bạn trong quá trình ứng tuyển vị trí công việc yêu thích. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: