Bảng mô tả công việc Phó phòng kinh doanh hoàn chỉnh nhất

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-08-24 18:42:45

Đứng sau một Trưởng phòng kinh doanh giỏi, luôn có sự hỗ trợ đắc lực từ vị trí Phó phòng. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến công việc này được nhiều người tìm việc hướng đến. Bảng mô tả công việc Phó phòng kinh doanh được vieclam88.vn tổng hợp sau đây, sẽ giúp ứng viên hiểu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong công việc. 

1. Các đầu mục công việc của Phó phòng kinh doanh

Kinh doanh bao giờ cũng là nguồn nhân lực chủ đạo và có vai trò trọng yếu trong các doanh nghiệp. Đứng sau thành công của một chiến dịch bán hàng tầm cỡ, không chỉ là công lao của người Trưởng phòng, mà còn là hình ảnh tận tâm, tận lực của người Phó phòng. Các nhà tuyển dụng đều có yêu cầu khá khắt khe đối với vị trí này. Nhưng trước khi đi sâu vào những tiêu chuẩn đó, hãy đọc bảng mô tả công việc Phó phòng kinh doanh ngay dưới đây!

1.1. Tham mưu, hỗ trợ cho trưởng phòng về chiến lược và kế hoạch

Chúng ta có thể thấy rằng, Phó phòng kinh doanh chính là cánh tay phải đắc lực của người trưởng phòng. Kinh doanh luôn là bộ phận chiếm ưu thế về nhân lực, trách nhiệm và cả những thách thức, khó khăn. Đó chính là lý do cơ cấu tổ chức của phòng ban này phức tạp hơn các bộ phận còn lại trong doanh nghiệp.

Để một chiến dịch bán hàng mang lại hiệu quả, đảm bảo về chỉ tiêu doanh số, cần sự đóng góp của rất nhiều gương mặt. Trong đó điển hình là những cái tên: Trưởng phòng, Phó phòng, trưởng nhóm và nhân viên.

Ở trách nhiệm đầu tiên, Phó phòng kinh doanh là người có trách nhiệm tham mưu, cố vấn cho trưởng phòng kinh doanh về những kế hoạch và chiến dịch cần thực hiện để đảm bảo mục tiêu đã đề ra được hoàn thành. Họ thường xuyên tham gia các buổi thảo luận, họp bàn và trao đổi với trưởng phòng về thực trạng thị trường, đặc trưng sản phẩm trong quá trình phát triển, thị hiếu người tiêu dùng, thế mạnh của các đối thủ tương đương,...

Thông qua những cơ sở dữ liệu mà họ đã nắm bắt trong quá trình làm việc. Người phó phòng sẽ thiết lập và lên ý tưởng cho các chiến lược bán hàng thông minh, có tính khả thi cao.

Sau đó, họ trình ý tưởng lên trưởng phòng và tiến hành thảo luận. Sự phân tích của phó phòng kinh doanh có tầm tác động và ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cuối cùng của trưởng phòng. Vì lẽ đó, họ luôn phải là người trực tiếp hiểu sản phẩm, hiểu khách hàng và thị trường hơn ai hết.

Phó phòng cũng là người cần nắm bắt được tiềm lực tại bộ phận của mình. Chẳng hạn như năng lực hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh. Hay rất nhiều các yếu tố khác tác động để hoàn chỉnh kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.

Tham mưu và hỗ trợ Trưởng phòng kinh doanh
Tham mưu và hỗ trợ Trưởng phòng kinh doanh

1.2. Trực tiếp chỉ đạo triển khai kế hoạch kinh doanh xuống đội ngũ nhân viên

Tiếp nhận nhiệm vụ từ Trưởng phòng kinh doanh, Phó phòng chính là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và thực thi kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn. Trước đó, họ cần đảm bảo việc nắm bắt quân số nhân viên kinh doanh trong bộ phận, năng lực và hiệu suất làm việc của từng người. Nếu dưới quyền của Phó phòng kinh doanh là những Leader (trưởng nhóm), thì Phó phòng sẽ là người trực tiếp phân quyền cho họ (chỉ tiêu và nhiệm vụ của từng nhóm kinh doanh).

Nếu không có các trưởng nhóm, Phó phòng kinh doanh sẽ là người phân công và chỉ đạo trực tiếp công tác triển khai kế hoạch bán hàng cho từng nhân viên. Tiến hành giao chỉ tiêu doanh số, doanh thu tương ứng với năng lực và hiệu suất của từng người.

Ngoài ra, họ cũng là người thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như hỗ trợ data khách hàng, tiếp nhận và giải đáp một số khó khăn, tình huống mà nhân viên gặp phải.

Xem thêm: Kế hoạch mua hàng

Trực tiếp chỉ đạo đội ngũ nhân viên
Trực tiếp chỉ đạo đội ngũ nhân viên

1.3. Giám sát, quản lý việc thực thi nhiệm vụ của đội ngũ nhân viên

Phó phòng kinh doanh chính là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong nhiệm vụ thực thi các kế hoạch và chiến lược đã đề ra trước đó với Trưởng phòng. Do đó, họ cần bám sát các hoạt động cũng như thực trạng làm việc trong bộ phận nói chung. Nếu nói Trưởng phòng kinh doanh là một người “lãnh đạo” thì Phó phòng chính là những “thủ lĩnh”.

Họ là người gần gũi và thường xuyên làm việc với nhân viên cấp dưới nhất. Họ thực thi nhiệm vụ phân công, chỉ đạo, điều hành và giám sát các nhiệm vụ mà từng nhân viên đang thực hiện. Họ tiếp nhận các báo cáo chi tiết hàng ngày của từng nhân viên, thiết lập khung đánh giá và chấm điểm nhiệm vụ hàng ngày cho từng nhân viên. Điều hành quản lý đồng thời cũng là cách mà Phó phòng kinh doanh quan tâm đến nhu cầu của nhân viên trong công việc.

Họ họp tổ nhân viên kinh doanh thường xuyên, kích thích quá trình thảo luận, cho ý kiến và tiếp nhận các đề xuất của nhân viên cấp dưới trong khi làm việc. Phó phòng kinh doanh cũng là người có nhiệm vụ quan tâm sâu sát đến nhân viên.

Họ chính là người phát hiện những điểm bất thường mà nhân viên đang gặp phải, sắn sàng đứng ra giúp đỡ nhân viên trong những trường hợp gặp phải các khách hàng khó tính,... Là người đề xuất lên cấp trên những chính sách phúc lợi để khích lệ tinh thần làm việc của họ.

1.4. Phụ trách bán hàng cho các đối tác khách hàng lớn

Nhiều ứng viên đang nhầm tưởng rằng, một vị trí lãnh đạo như Phó phòng kinh doanh sẽ không phải thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nữa. Nhưng trên thực tế, không chỉ Phó phòng, mà thậm chí là Trưởng phòng cũng thường xuyên thực thi các nhiệm vụ bán hàng như một nhân viên thông thường.

Điểm khác biệt ở đây là gì? Đó chính là đối tượng khách hàng hướng đến và phục vụ của Phó phòng kinh doanh là những khách hàng cao cấp, những khách hàng lớn (chẳng hạn như khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân có tiềm lực tài chính và nhu cầu cao, khách hàng là đối tác liên doanh nước ngoài,...).

Họ thường xuyên xây dựng mối quan hệ bền chặt với các đối tượng khách hàng trên. Quy trình bán hàng của Phó phòng kinh doanh cũng tương tự như một nhân viên bán hàng. Bao gồm: tiếp cận khách hàng, tư vấn giới thiệu, tạo mối quan hệ, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Họ đảm đương nhiệm vụ chủ động trong các mối quan hệ trên, nhằm giữ chân khách hàng và tìm kiếm các cơ hội từ việc khách hàng hiện tại, giới thiệu các khách hàng mới hơn ở tương lai.

Xem thêm: mẫu cv kinh doanh

Phụ trách bán hàng cho các đối tác lớn
Phụ trách bán hàng cho các đối tác lớn

1.5. Nghiên cứu, lên kế hoạch mở rộng nguồn khách hàng

Bảng mô tả công việc Phó phòng kinh doanh còn đề cập đến một trong những nhiệm vụ chuyên môn khác. Đó chính là nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch mở rộng nguồn lực khách hàng. Ngoài bán hàng, Phó phòng cũng cần nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo ra doanh số cho bộ phận. Để làm được điều đó, họ cần tận dụng rất nhiều các yếu tố, các kênh khác nhau để tiếp cận được nguồn data khách hàng tiềm năng.

Nhiệm vụ này cũng gắn liền với việc kết hợp làm việc nhóm giữa Phó phòng kinh doanh với bộ phận tiếp thị. Bộ phận tiếp thị sẽ cung cấp cho họ những công cụ và giải pháp mở rộng mạng lưới khách hàng có hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua nhiều nghiệp vụ tổng hợp, Phó phòng kinh doanh sẽ phân loại được khách hàng thông qua quá trình nghiên cứu đối tượng, hành vi, nhu cầu, tiềm lực tài chính, sở thích,... của khách hàng.

Nghiên cứu và lên kế hoạch mở rộng nguồn khách hàng
Nghiên cứu và lên kế hoạch mở rộng nguồn khách hàng

1.6. Thực hiện tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân viên

Đứng trên vị trí là một người lãnh đạo cấp phó của một bộ phận. Không chỉ làm người hỗ trợ Trưởng phòng, Phó phòng kinh doanh còn làm cả nhiệm vụ quản trị nhân sự tổng hợp. Do đó, không khó để nhận ra họ là người trực tiếp đưa ra các đề xuất về việc bổ sung nhân sự, lên kế hoạch tuyển dụng như vị trí cần bổ sung, các tài liệu về mô tả công việc, câu hỏi phỏng vấn,...

Phó phòng kinh doanh có thể là người trực tiếp tham gia cuộc phỏng vấn ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Họ là người trực tiếp tiếp nhận nhân viên mới, là người hướng dẫn, phân công công việc và giám sát nhân viên mới trong toàn bộ quá trình thử việc. Cuối cùng, Phó phòng kinh doanh cần đánh giá năng lực của từng nhân viên trong quá trình thực hiện, nhằm phân loại nhân viên trong các quyết định thưởng, phạt, sa thải, tăng lương,...

Thực hiện tuyển dụng và đánh giá năng lực nhân viên
Thực hiện tuyển dụng và đánh giá năng lực nhân viên

1.7. Tổng hợp kết quả công việc cho Trưởng phòng

Phó phòng kinh doanh là người làm việc trực tiếp dưới quyền của Trưởng phòng. Chính bởi thế, nhiệm vụ của họ là tổng hợp, báo cáo công việc cho Trưởng phòng sau khoảng thời gian nhất đinh định như mỗi tuần, mỗi quý và mỗi năm.

Báo cáo của Phó phòng kinh doanh có tầm ảnh hưởng và rất quan trọng đối với các quyết định của Trưởng phòng. Vì là người hiểu rõ thực trạng hoạt động của bộ phận nhất. Do đó, họ phải cung cấp các thông tin một cách chuẩn xác nhất.

Nội dung trong báo cáo có thể bao gồm: kết quả doanh thu, doanh số định kỳ đạt được; thực trạng quá trình chăm sóc khách hàng; kết quả nghiên cứu thị trường; kết quả tìm kiếm khách hàng mới; đánh giá việc đạt và không đạt chỉ tiêu của từng nhân viên; đề xuất công việc cho giai đoạn mới; kiến nghị khó khăn,...

>>> Tải bảng mô tả công việc Phó phòng kinh doanh file mềm tại đây:

Mô tả công việc phó phòng kinh doanh(1).docx

2. Yêu cầu công việc đối với Phó phòng kinh doanh

Phó phòng kinh doanh là một vị trí đầy triển vọng. Bạn có sở hữu những tiêu chí để trở thành một Phó phòng kinh doanh trong tương lai hay không? Hãy tham khảo yêu cầu công việc dưới đây:

- Về chuyên môn: Ứng viên phải tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành liên quan đến Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing, Dịch vụ,...

- Về kinh nghiệm: Vị trí Phó phòng kinh doanh thường yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu 1 - 2 năm làm việc ở vị trí tương đương, hoặc làm việc tích cực trong môi trường kinh doanh nói chung.

- Về kỹ năng: Sở hữu những kỹ năng tốt như hoạt ngôn; đàm phán và thuyết phục; kỹ năng tin học ứng dụng; kỹ năng lãnh đạo quản lý; kỹ năng thiết lập mục tiêu; kỹ năng xây dựng kế hoạch; kỹ năng quan sát, phân tích và tư duy; kỹ năng ứng xử, giải quyết vấn đề;...

- Về phẩm chất: Là người có phẩm chất trung thực; ý chí và hoài bão; cầu tiến; làm việc có trách nhiệm; biết cách nhìn người; biết lắng nghe và thấu hiểu; chịu được áp lực cao; kiên nhẫn, chăm chỉ,...

Đơn xin việc làm

Yêu cầu công việc đối với Phó phòng kinh doanh
Yêu cầu công việc đối với Phó phòng kinh doanh

3. Quyền lợi của Phó phòng kinh doanh

Quyền lợi là một trong những chủ đề luôn được các ứng viên quan tâm trước khi quyết định ứng tuyển vào một vị trí công việc nhất định. Phó phòng kinh doanh là một vị trí cao trong bộ phận, do đó đi kèm với chức vụ này là một số quyền hạn đặc thù. Về quyền lợi, Phó phòng kinh doanh được hưởng những quyền lợi như sau:

- Quyền lợi theo cơ chế, chính sách nhân sự của công ty (lương, thưởng, du lịch, đồng phục, xe cộ, thiết bị,...)

- Được hưởng các phụ cấp, trợ cấp chức vụ (phụ cấp đi lại, công tác, quan hệ khách hàng,...)

- Được tham gia đầy đủ các loại chế độ bảo hiểm dành cho người lao động theo luật Lao động Việt Nam.

- Có cơ hội tham gia vào môi trường làm việc đề cao tính phát huy năng lực, cạnh tranh chuyên môn,... có triển vọng thăng tiến lớn.

- Có cơ hội được cử đi học, bồi dưỡng nghiệp vụ, đi công tác nước ngoài, bồi dưỡng chuyên môn,...

- Cơ hội được thưởng nóng, thưởng cống hiến, thưởng tháng 13, Lễ, Tết,...

Tham khảo: Việc làm nhân viên kinh doanh

Trên đây là bảng mô tả công việc Phó phòng kinh doanh được tổng hợp chi tiết. Bạn đọc có thể tham khảo thêm mô tả công việc của các vị trí khác trên website của vieclam88 nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: