[Tìm hiểu] Bản mô tả công việc nhân viên vận hành máy chuẩn nhất

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2020-12-26 10:28:46

Một trong những công việc quan trọng trong doanh nghiệp là vận hành máy. Vậy nhân viên vận hành máy là công việc gì? Vai trò và nhiệm vụ của vị trí này như thế nào? Cùng tham khảo ngay bài viết mô tả công việc nhân viên vận hành máy của vieclam88.vn dưới đây để có được câu trả lời chi tiết nhất bạn nhé

1. Nhân viên vận hành máy là làm gì?

Trong bối cảnh ngành sản xuất đang ngày càng phát triển, nhân viên vận hành máy trở thành một công việc đáng mơ ước với mức thu nhập tốt cùng những chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Họ chính là người trực tiếp quản lý, giám sát và kiểm tra quá trình vận hành cũng như bảo dưỡng các thiết bị, máy móc sản xuất tại doanh nghiệp, đảm bảo chúng được vận hành trơn tru.

Vài nét về nhân viên vận hành máy
Vài nét về nhân viên vận hành máy

Nhân viên vận hành được đào tạo chuyên môn về vận hành dây chuyền, công việc của họ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Công việc của kỹ thuật viên vận hành sẽ có độ phức tạp và yêu cầu khác nhau phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và quy mô dây chuyền. Các quá trình trước, trong và sau khi vận hành của dây chuyền đều thuộc quản lý của họ. Với vai trò quan trọng đó, vị trí vận hành là vị trí nhân sự được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và săn đón nhân lực. Tùy thuộc vào các loại thiết bị máy móc cũng như đặc điểm của doanh nghiệp, nhà máy sẽ yêu cầu kiến thức khác nhau.

Nhìn chung, vị trí nhân viên vận hành đang rất được coi trọng và có sức ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất hàng hóa của các công ty, doanh nghiệp hiện nay, gián tiếp tác động tới uy tín của công ty cũng như chất lượng của sản phẩm, mất doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tham khảo: Những mẫu cv vận hành sản xuất đốn tim nhà tuyển dụng

2. Mô tả công việc nhân viên vận hành máy

Nhân viên vận hành máy sẽ làm các công việc chính sau đây:

2.1. Thiết lập các cài đặt máy móc, thiết bị

Đối với nhân viên vận hành máy đặc trưng công việc của họ là làm việc với máy móc. Chính vì thế mà công việc cài đặt máy móc, trang thiết bị phù hợp với hệ thống của quá trình sản xuất là một công việc chính không thể thiếu được.

Làm công việc này, bạn cần phải cài đặt tất cả hệ thống máy phục vụ khâu vận hành, sản xuất. Thông thường việc này cần phải diễn ra trước khi vào giờ làm việc để đảm bảo đúng tiến độ công việc. Bạn cần phải có kiến thức và sự hiểu biết về loại máy móc mình cài để tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn, không chỉ tổn hại vật chất mà thậm chí còn gây hại về con người.

Công việc trước khi đi vào hoạt động của nhân viên vận hành máy
Công việc trước khi đi vào hoạt động của nhân viên vận hành máy

2.2. Khởi động và điều chỉnh máy móc khi cần thiết

Trong quá trình làm việc của nhà máy, nhân viên điều hành máy còn phải thực hiện khởi động và điều chỉnh các loại máy móc khi cần theo đúng quy trình phù hợp với tốc độ sản xuất. Việc này giúp cải thiện công suất làm việc của chúng, khả năng làm việc trở nên dễ dàng hơn. Từ đó tạo ra hiệu suất làm việc tức thì, nhưng hiệu quả duy trì lâu. 

Việc điều chỉnh máy móc để chúng vận hành tốt cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ công việc. Hiện nay với cách mạng công nghệ, gần như máy móc đang làm chủ trong các doanh nghiệp sản xuất, giúp cho con người giảm được sức lao động. Do đó, trong mỗi doanh nghiệp vai trò của máy móc rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Nếu như công đoạn điều chỉnh máy không tốt thì cũng không thể đảm bảo nhịp độ công việc.

2.3. Thực hiện vận hành máy móc, thiết bị theo hướng dẫn

Trong thế giới sản xuất của doanh nghiệp có rất nhiều loại máy móc, thiết bị khác nhau, đối với từng loại sẽ có đặc trưng hoạt động riêng biệt. Đồng nghĩ với việc, mỗi loại máy móc khác nhau, nhân viên điều hành máy sẽ được hướng dẫn cách vận hành và sử dụng khác nhau.

Công việc trong khi đi vào hoạt động của nhân viên vận hành máy
Công việc trong khi đi vào hoạt động của nhân viên vận hành máy

Công việc này cần phải làm đúng theo hướng dẫn, nếu không sẽ dẫn đến nhiều lỗi về kỹ thuật, gây ảnh hưởng lớn đến cả nhà máy. Bởi vậy, công việc này luôn yêu cầu nhân viên vận hành máy tuân thủ theo đúng quy trình. Ngoài ra, họ còn có thể chủ động lắp đặt và kiểm tra về các công nghệ mới để nắm bắt, thực thi công việc nhanh hơn.

2.4. Thực hiện bảo trì và khắc phục sự cố về máy móc

Dù có là máy móc, nó không thể hoàn hảo đến từng chi tiết được. Trong quá trình sử dụng vẫn sẽ có những trường hợp máy móc bị hỏng, bị lỗi. Khi đó, nhân viên vận hành máy sẽ là người trực tiếp khắc chúng. Đảm bảo quá trình này diễn ra nhanh chóng và không để dừng sản xuất trong thời gian quá lâu, là một trong những công việc của họ.

Nếu muốn máy móc có tuổi thọ cao, hoạt động không hay gặp lỗi thì cần phải bảo trì máy định kỳ. Việc bảo trì máy sẽ đảm bảo phát hiện những lỗi của máy móc, những sự cố mà nó có thể xảy ra để thay đổi kịp thời. Việc này làm giảm chi phí sửa chữa, thay máy mới cho doanh nghiệp.

2.5. Kiểm soát chất lượng, báo cáo sự cố

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm diễn ra suôn sẻ, nhân viên vận hành máy luôn phải kiểm tra chất lượng của máy móc, theo dõi sát sao chất lượng phù hợp với công việc và tình hình sản xuất. Nếu như máy móc chưa đạt thì ngay lập tức báo cáo lại với các trưởng bộ phận sản xuất, trưởng ca trực tiếp khi bất cứ vấn đề kỹ thuật để có phương án thay thế kịp thời. Ngoài ra, dựa vào những báo cáo này, nhân viên cấp trên sẽ biết được tình hình cụ thể mà không cần phải xuống nhà máy kiểm tra. Bởi vậy mà khi làm báo cáo thì bạn cũng cần phải làm chi tiết, cẩn thận và dễ nhìn, viết đầy đủ tình hình hoạt động của từng máy và phải thật chính xác.

2.6. Tuân thủ đúng các quy tắc về an toàn và sức khỏe khi vận hành máy

Một số máy móc, trang thiết bị đôi khi cũng có những rủi ro và tồn tại mối nguy hiểm nhất định. Vì thế, không thiếu những tai nạn liên quan đến máy móc công nghiệp. Để đảm bảo an toàn cho người và của, nhân viên vận hành máy cần phải tuân thủ nghiêm ngặt 100% về các quy tắc an toàn khi vận hành máy.

Công việc sau khi đi vào hoạt động của nhân viên vận hành máy
Công việc sau khi đi vào hoạt động của nhân viên vận hành máy

2.7. Vệ sinh máy móc và đảm bảo vệ sinh trong khu vực làm việc

Ngoài những công việc chính trên đây thì nhân viên vận hành máy cũng phải làm công việc vệ sinh máy móc, bảo quản máy móc. Vệ sinh máy thường xuyên cũng giúp phần làm giảm các “bệnh” về máy, khiến cho quá trình công việc được diễn ra ổn định nhất. Nắm bắt được việc thực hiện vệ sinh chung đối với máy móc cũng như khu vực làm việc theo phân tích là một trách nhiệm khi làm ở vị trí công việc này.

3. Những kỹ năng mà một nhân viên vận hành máy cần có

Bất kỳ công việc gì, người công nhân cần có kiến thức am hiểu chuyên ngành, kèm với đó là các kỹ năng phục vụ cho công việc được hanh thông. 

Một nhân viên vận hành máy cũng vậy. Tuy công việc có tính chất đặc thù nhưng yêu cầu về trình độ và nền tảng kiến ​​thức dành cho các ứng viên tham gia dự tuyển lại không khắt khe như các quản lý. Họ cần có:

- Có bằng tốt nghiệp THPT trở lên.

- Có hiểu biết, kinh nghiệm làm việc với các loại máy móc, vận hành máy.

Những kỹ năng mà một nhân viên vận hành máy cần có
Những kỹ năng mà một nhân viên vận hành máy cần có

- Cẩn thận, tỉ mỉ, có sự tinh tế chú ý từng chi tiết.

- Hiểu biết về quy trình sản xuất và nhà máy.

- Sẵn sàng làm việc theo ca, làm theo giờ.

- Sức khỏe tốt, thật thà.

- Có kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề phát sinh.

- Kỹ năng giao tiếp: Thoạt nghe, bạn không nghĩ mảng kỹ thuật cần kỹ năng này đúng không. Tuy nhiên, làm một người vận hành máy, việc liên kết với các bộ phận khác là thực sự cần thiết. Không chỉ thế, bạn còn cần phải báo cáo tình hình máy móc với cấp trên. Việc bạn có các kỹ năng mềm giúp đồng nghiệp, lãnh đạo dễ dàng hiểu rõ vấn đề bạn đang gặp phải, từ đó khắc phục được các trường hợp ngoại lệ, không mong muốn. Thông qua đó, giải quyết nhanh chóng những rắc rối bạn gặp phải, gián tiếp giúp nhà máy, doanh nghiệp vận hành thuận lợi hơn.

Xem thêm: Danh sách việc làm vận hành sản xuất tại đây!

4. Những quyền lợi và mức lương của nhân viên vận hành máy

4.1. Các quyền lợi được hưởng

Đối với nhân viên vận hành máy ở các doanh nghiệp khác nhau sẽ được hưởng các quyền lợi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung họ đều có được:

Các quyền lợi được hưởng
Các quyền lợi được hưởng của nhân viên vận hành máy

- Hưởng đầy đủ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp.

- Thưởng tháng 13, thưởng thành tích, dịp lễ, sinh nhật, phụ cấp, trợ cấp khác.

- Kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng.

- Được tham gia du lịch, các hoạt động vui chơi do công ty tổ chức.

- Cơ hội mở cho mọi người (thăng chức, thuyên chuyển tùy theo năng lực và nhu cầu)

- Được đào tạo và phát triển kiến thức, kỹ năng chuyên môn, lãnh đạo.

- Tạo tiền đề cho sự thành công của sự nghiệp sau này.

4.2. Mức lương của nhân viên vận hành máy

Với vị trí này, người lao động có một mức lương thu hút, phù hợp với năng lực bản thân và có nhiều cơ hội rộng mở. Thực tế, mức lương trung bình của các nhân viên vận hành máy rơi vào khoảng 8 triệu / tháng.

Mức lương của nhân viên vận hành máy
Mức lương của nhân viên vận hành máy

Với nhân sự có dưới 3 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ dao động trong khoảng 7-10 triệu đồng/tháng.

Đối với nhân sự có kinh nghiệm lâu năm hơn, chuyên môn tốt, vấn đề lương và các chế độ sẽ được tiến hành đàm phán giữa hai bên trong quá trình thiết lập hợp đồng lao động.

Công việc vận hành máy cực kỳ quan trọng trong các doanh nghiệp. Vì thế, các nhà tuyển dụng rất cẩn thận và sát sao trong việc chọn lựa nhân viên cho vị trí này. Nắm trong tay những kiến thức và sự hiểu biết tốt cho ngành nghề này đã góp phần làm tăng tỷ lệ trúng tuyển của bạn.

Với bản mô tả công viêc nhân viên vận hành máy thì bạn đã có thể hiểu rõ hơn về công việc cũng như yêu cầu của nhân viên vận hành máy. Mong rằng bài viết vừa rồi của vieclam88.vn cho bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về nhân viên vận hành máy. Chúc bạn có những sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: