1. Các công việc cần thực hiện của một nhân viên phát triển kinh doanh
Nhân viên phát triển kinh doanh là những người đóng vai trò quan trọng, cầu nối giữa khách hàng với sản phẩm. Họ sử dụng khá nhiều phương pháp khác nhau để tiếp cận được với khách hàng. Đặc biệt là khách hàng tiềm năng doanh nghiệp, để họ trở thành khách hàng trung thành của công ty.
Chắc có lẽ nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ nhiều về công việc của một nhân viên phát triển kinh doanh. Vậy thì hãy nhanh chóng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về công việc này nhé!
1.1. Sàng lọc và xác định các nhu cầu của khách hàng
Đối với nhân viên phát triển kinh doanh, công việc đầu tiên của họ chính là sàng lọc và xác định nhu cầu của khách hàng. Dựa trên data khách hàng có sẵn trên hệ thống, họ sẽ dùng nghiệp vụ của mình để sàng lọc và tìm ra khách hàng tiềm năng.
Sau khi đã sàng lọc xong, họ sẽ phân loại khách hàng và hướng đến giới thiệu sản phẩm theo đúng nhu cầu và mong muốn của từng khách hàng. Công đoạn này vừa giúp đánh nhanh vào tâm lý khách hàng vừa giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mục đích của mình mà không tốn quá nhiều thời gian và nhân lực.
1.2. Lên kế hoạch tiếp cận sản phẩm
Tiếp cận sản phẩm dịch vụ không phải là một công việc đơn giản dễ dàng. Thông thường việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ và khách hàng luôn được doanh nghiệp đề cao và chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng.
Khi kế hoạch đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, họ sẽ làm theo từng bước và đảm bảo đúng tiến độ ở từng giai đoạn khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có cho mình những chiến thuật, phương pháp riêng trong việc tiếp cận sản phẩm. Tùy thuộc vào từng thế mạnh của doanh nghiệp mà nhân viên phát triển kinh doanh có thể tiếp cận nó một cách trực tiếp hoặc gián tiến để có được mối quan hệ với khách hàng tốt nhất.
1.3. Tìm hiểu sản phẩm của đối thủ cùng ngành
Tìm hiểu sản phẩm của đối thủ cũng là một trong những công việc chính của nhân viên phát triển kinh doanh. Họ sẽ nghiên cứu, tìm hiểu xem đối thủ có sản phẩm gì, thế mạnh và điểm yếu của sản phẩm đó là như thế nào. Để từ đó, công ty mình có thể học hỏi và cải tiến thêm sản phẩm nhằm tăng trải nghiệm của khách hàng.
1.4. Thực hiện mở rộng chiến lược kinh doanh của công ty
Đối với nhân viên phát triển kinh doanh, họ sẽ không phải là người trực tiếp chào bán sản phẩm và thuyết phục khách hàng. Thế nhưng trong vai trò mở rộng chiến lược kinh doanh, họ lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công ty.
Phát triển chiến lược kinh doanh để mở rộng thị trường không chỉ đơn giản là dừng lại ở khâu phát triển ở một cơ sở, một địa bàn hay hướng đến một đối tượng nào đó. Nhân viên phát triển kinh doanh cần phải đẩy mạnh và mở rộng khắp các đối tượng khác nhau trên thị trường để người dùng biết đến sản phẩm nhiều hơn và tiếp cận nó tốt hơn.
Xem ngay: cv kinh doanh
1.5. Báo cáo tình hình với cấp trên
Ngoài những công việc chính như trên thì nhân viên phát triển kinh doanh còn phải báo cáo tình hình lên cấp trên về tình hình phát triển thị trường và các công việc được giao trong ngày. Điều này sẽ giúp người lãnh đạo dễ dàng theo dõi công việc, đánh giá hiệu quả công việc cũng như giúp bạn để lại một ấn tượng khá tốt khi làm việc chuyên nghiệp với cấp trên.
Trên đây chính là mô tả công việc nhân viên phát triển kinh doanh một cách đầy đủ nhất và chi tiết nhất. Ngoài những công việc này ra thì họ còn phải làm khá nhiều các công việc khá nhau theo sự phân công và yêu cầu từ cấp trên của mình.
2. Yêu cầu công việc của nhân viên phát triển kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những tiêu chuẩn, yêu cầu riêng tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của công ty. Muốn tham gia vào vị trí công việc nhân viên phát triển kinh doanh, bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu công việc như sau:
- Cần phải tốt nghiệp các trường đại học với chuyên ngành marketing, ngành quản trị kinh doanh hoặc là các ngành tương tự.
- Bạn cần phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm. Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên phát triển kinh doanh hoặc những vị trí tương tự khác.
- Cần phải sử dụng thành thạo các công cụ như MS Office.
- Bạn cần phải hiểu rõ hơn về các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh
- Bạn cũng cần phải có khả năng tự thúc đẩy và vạch ra những mục tiêu kinh doanh.
- Thành thạo các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán hàng.
- Có kỹ năng quản lý, tổ chức thời gian một cách hiệu quả.
- Có thể tự tin đứng trào hàng trước mọi khách hàng.
- Luôn cởi mở và tiếp thu ý kiến của khách hàng tốt.
Đó chính là những yêu cầu cơ bản đối với nhân viên phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau mà sẽ đưa ra những yêu cầu cụ thể khác nhau. Nếu như có đam mê và tự tin, bạn hãy thoải mái mà ứng tuyển nhé.
Xem thêm: Tìm gia sư tại Cần Thơ
3. Quyền lợi và mức lương đối với nhân viên phát triển kinh doanh
Quyền lợi và mức lương luôn là một trong những mối bận tâm khá lớn đối với nhân viên phát triển kinh doanh. Nhiều người cho rằng đây là một công việc tiềm năng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quyền lợi và mức lương của công việc này nhé.
Thứ nhất, bạn sẽ được làm việc trong môi trường vô cùng chuyên nghiệp, năng động, có khả năng phát huy hết năng lực của bản thân mình.
Thứ hai, bạn được làm việc trong môi trường công bằng, ổn định, có cơ hội thăng tiến cao trong tương lai. Đồng thời còn được được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao.
Thứ ba, bạn được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư, bạn sẽ có một mức lương cực kỳ hấp dẫn. Mức lương trung bình mà bạn nhận được sẽ giao động từ 9 – 15 triệu đồng. Bên cạnh đó bạn còn được nhận phần trăm hoa hồng từ doanh số. Đồng thời còn được nhận thêm nhiều đãi ngộ hay phần thưởng tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng công ty.
Tải bản mô tả công việc nhân viên phát triển kinh doanh trong file tài liệu sau:
MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN PHÁT TRIỂN KINH DOANH.docx
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về mô tả công việc nhân viên phát triển kinh doanh và những vấn đề, khía cạnh xoay quanh công việc này. Mong rằng, những chia sẻ của vieclam88 sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Tham gia bình luận ngay!