[CẬP NHẬT] Bản mô tả công việc kế toán xây dựng chi tiết nhất

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2020-12-21 12:55:03

Kế toán xây dựng là vị trí không thể thiếu trong các công ty có hoạt động liên quan tới xây dựng nhằm mục đích hạch toán những chi phí và doanh thu diễn ra tại doanh nghiệp. Nếu bạn là ứng viên có nhu cầu tìm việc làm này vậy thì việc nắm bắt được bản mô tả công việc kế toán xây dựng sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết nhất định về ngành nghề tương lai mình theo đuổi. Đón đọc bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin hữu ích quan trọng ấy nhé.

Mô tả công việc kế toán xây dựng
Mô tả công việc kế toán xây dựng

1. Mô tả công việc kế toán xây dựng chi tiết

Kế toán xây dựng có nhiệm vụ thống kê mọi chi phí xây dựng, giám sát và lưu giữ các hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên, vật liệu xây dựng trong mỗi công ty, dự án xây dựng. Khi công ty trúng thàu thì kế toán xây dựng có nhiệm vụ bóc tách khối lượng từ các bản dự toán nhằm làm rõ các chi phí dự toán để hạch toán đúng.

Các công việc cụ thể của kế toán xây dựng sẽ được giới thiệu ngay sau đây.

1.1. Theo dõi các chi phí phát sinh tại doanh nghiệp

Ai cũng hiểu công việc của kế toán là theo dõi và quản lý chi phí phát sinh tại doanh nghiệp thế nhưng những người chưa thực tế làm việc thì sẽ không thể nắm rõ rằng chính xác đầu việc này là như thế nào.

Kế toán xây dựng hàng ngày sẽ phải theo dõi chi phí phát sinh như chi phí vật tư, chi phí vận hành máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công việc,... để từ đó kịp thời phát hiện ra những khoản chênh lệch bất hợp lý so với định mức.

Từ những điểm bất hợp lý đó, nhân viên kế toán xây dựng sẽ phải tiến hành điều tra, truy cứu về nguồn gốc những sai sót đó và tìm ra nguyên nhân sau đó khắc phục.

Kế toán xây dựng theo dõi các chi phí phát sinh tại doanh nghiệp
Kế toán xây dựng theo dõi các chi phí phát sinh tại doanh nghiệp

Bên cạnh đó, kế toán xây dựng còn theo dõi và quản lý chấm công cho nhân viên và công nhân làm việc tại doanh nghiệp. Việc theo dõi này sẽ đảm bảo cho việc trả lương chính xác và công tác hạch toán giá thành hiệu quả hơn.

Hàng ngày, kế toán xây dựng cần phải theo dõi nhật ký thi công để xác định các định mức tiêu hao của nguyên vật liệu, từ đó có kế hoạch quản lý nguồn nguyên vật liệu sao cho hiệu quả. 

1.2. Quản lý các hợp đồng và dự án xây dựng

Một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với kế toán xây dựng đó là quản lý hợp đồng và dự án xây dựng phát sinh. Hễ có hợp đồng phát sinh, kế toán xây dựng sẽ là người cần nắm rõ đầu tiên bởi nó còn liên quan tới công việc hạch toán chi phí sau này.

Tất cả thông tin có trong hợp đồng sẽ là căn cứ và dữ liệu để kế toán nhập về nguyên vật liệu cần thiết và đảm bảo yêu cầu cùng với định mức cụ thể. Không những thế, việc nắm bắt thông tin hợp đồng còn giúp kế toán biết rõ về thời gian thi công và kiểm soát những hạng mục cần hoàn thành đúng thời hạn.

Trong hợp đồng sẽ có sẵn bảng dự toán chi phí đồng thời tương ứng với mỗi mức chi phí ấy là giá trị kèm theo. Kế toán xây dựng sẽ dựa vào bảng dự toán ấy để bóc tách khối lượng và hạch toán vào sổ theo dõi.

Cũng dựa vào bảng dự toán chi phí trong hợp đồng, hàng ngày kế toán xây dựng sẽ kiểm tra xem những chi tiêu về nguyên vật liệu thực tế có đảm bảo phát sinh đúng kế hoạch, nếu có chênh lệch thì cần ghi rõ lý do và điều chỉnh phù hợp.

Tham khảo: mẫu cv kế toán hot nhất hiện nay

1.3. Hạch toán tính giá thành

Hạch toán chính là nhiệm vụ cốt lõi đối với một kế toán xây dựng. Trong nhiệm vụ này, kế toán xây dựng sẽ phải tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí chính xác sau đó tính giá thành cho mỗi công trình, hạng mục tùy theo từng địa điểm xây dựng. 

Tiến hành kiểm tra quá trình thực hiện có diễn ra theo đúng kế hoạch về tính giá thành hay không từ đó đề xuất những giải pháp hạ giá thành để đạt được hiệu quả.

Tất cả các chi phí dở dang đều phải được theo dõi một cách độc lập, ngay cả khi công trình ấy buộc phải ngừng thi công 1 thời gian thì đến khi thi công trở lại kế toán xây dựng cũng phải thực hiện việc theo dõi như thường. Cho đến khi công trình kết thúc thì kế toán xây dựng sẽ phải thực hiện việc quyết toán và đưa ra tổng giá trị của công trình ấy cho các bộ phận liên quan nắm rõ.

Kế toán xây dựng hạch toán tính giá thành
Kế toán xây dựng hạch toán tính giá thành

Bất kể chi phí liên quan tới xây dựng diễn ra thì kế toán cũng cần phải đối chiếu với hoá đơn và chứng từ thực tế. Chỉ khi tất cả những yêu cầu đều được đảm bảo và hợp lệ thì kế toán xây dựng mới hạch toán chi phí phát sinh ấy vào sổ để theo dõi và quản lý.

Luôn nhớ rằng với mỗi một công trình phát sinh, kế toán xây dựng cần phải hạch toán riêng với một tài khoản riêng để đến khi quyết toán không bị nhầm lẫn và sai sót.

1.4. Lập các báo cáo cần thiết

Tất cả những khoản chênh lệch khi phát hiện đều phải được lập báo cáo và trình bày với cấp trên, trong đó có bao gồm cả các khoản chi phí phát sinh bên ngoài dự toán.

Mỗi một doanh nghiệp sẽ đưa ra những mẫu báo cáo để nhân viên áp dụng toàn bộ, bởi vậy kế toán xây dựng cũng không phải trường hợp ngoại lệ và buộc phải báo cáo theo định kỳ có thể là theo ngày hoặc theo tuần.

Báo cáo tài chính sẽ được lập định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, thậm chí là theo năm tuỳ vào từng quy định của mỗi doanh nghiệp.

Tóm lại báo cáo là rất quan trọng vì vậy tất cả các loại báo cáo được sinh ra tại doanh nghiệp thì kế toán xây dựng cần phải thực hiện và đảm bảo hoàn thành chúng đúng trách nhiệm.

1.5. Một số công việc cần thiết khác

Bạn cũng biết, một công trình xây dựng có thể kéo dài từ 1 đến vài năm tuỳ thuộc vào quy mô của chúng. Như vậy kế toán xây dựng cần phải có cách quản lý và theo dõi theo cách riêng của mình, hạch toán theo từng giai đoạn hoàn thành. 

Những công trình đã được hoàn thành kế toán xây dựng sẽ phải xuất hoá đơn ghi nhận doanh thu.

Bên cạnh đó, kế toán xây dựng còn kiêm luôn việc quản lý và bảo quản hoá đơn, chứng từ. Phân loại từng hóa đơn và chứng từ thuộc về công trình khác nhau để thuận tiện cho việc đối chiếu về sau này.

Kế toán xây dựng thực hiện một số công việc cần thiết khác
Kế toán xây dựng thực hiện một số công việc cần thiết khác

Ngoài ra, kế toán xây dựng còn phải tham gia các cuộc họp diễn ra tại công ty.

Đó là những đầu việc thực tế mà một kế toán xây dựng cần phải thực hiện mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy năng lực của mình đáp ứng được tất cả những công việc trên vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không tiếp tục theo dõi những tiêu chí tuyển dụng ở bên dưới.

2. Yêu cầu cần có để làm kế toán xây dựng

Sẽ có rất nhiều tiêu chí được đưa ra để tìm được ứng viên tiềm năng, trong đó một kế toán xây dựng đủ tiêu chuẩn để thuyết phục nhà tuyển dụng phải là những người đáp ứng những yêu cầu cơ bản và những yếu tố giúp họ thăng tiến hơn trong sự nghiệp. Nghe có vẻ xa xôi quá các bạn sẽ chưa hình dung ra ngay, hãy đón xem những thông tin cụ thể dưới đây bạn sẽ rõ.

2.1. Yêu cầu về trình độ bằng cấp

Bằng cấp là thứ quan trọng giúp nhà tuyển dụng xác định ứng viên đó có đủ điều kiện để tham gia ứng tuyển hay không. Với vị trí kế toán xây dựng, nhà tuyển dụng thường yêu cầu tuyển dụng những ứng viên có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kế toán, tài chính.

Yêu cầu về trình độ bằng cấp đối với kế toán xây dựng
Yêu cầu về trình độ bằng cấp đối với kế toán xây dựng

Các ứng viên sở hữu kinh nghiệm làm kế toán sẽ nhận được sự ưu tiên từ nhà tuyển dụng. Bạn có biết rằng khi tuyển dụng những đối tượng mà, nhà tuyển dụng sẽ không mất nhiều thời gian đào tạo, công việc nhanh chóng đi vào ổn định hơn.

Vậy nên nếu bạn đáp ứng đủ những điều kiện trên thì hãy mạnh dạn ghi chúng vào hồ sơ xin việc của mình ngay nhé.

2.2. Những tố chất cần có để trở thành kế toán xây dựng giỏi

Ngoài những yêu cầu cơ bản vừa rồi, kế toán xây dựng cần phải sở hữu một số tố chất quan trọng để giúp họ thăng tiến và thành công hơn trong công việc.

Đầu tiên, bạn phải là người cẩn thận và có tính tỉ mỉ. Những con số luôn gây ra những nhầm lẫn đáng tiếc đối với chúng ta, vậy nên là người thường xuyên làm việc với chúng bạn cần phải hết sức chú ý, cẩn thận trong từng phép tính để hạn chế sự nhầm lẫn gây thiệt hại cho công ty.

Những tố chất cần có để trở thành kế toán xây dựng giỏi
Những tố chất cần có để trở thành kế toán xây dựng giỏi

Tiếp theo, một kế toán xây dựng cần phải có sự am hiểu sâu rộng về lĩnh vực xây dựng. Theo đó, bạn phải nắm bắt được tất cả các nguyên vật liệu, nắm rõ được định mức chính xác với từng loại công trình và hiểu về thời gian cũng như cách thức làm việc của nhân công.

Kế toán xây dựng cần phải có sự nhanh nhạy trong cách xử lý tình huống. Công việc của bạn hàng ngày sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người, theo đó bạn cần phải có sự nhanh nhạy để xử lý tất cả những tình huống xảy ra.

3. Thu nhập và quyền lợi của kế toán xây dựng

3.1. Thu nhập của kế toán xây dựng là bao nhiêu?

Kế toán xây dựng thường có mức lương trung bình từ 6 - 8 triệu đồng/tháng. Nhân viên mới có thể nhận về khoản thu nhập thấp hơn bởi họ chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên cũng có những người lại nhận về số tiền lớn hơn do làm lâu năm hoặc được thăng chức.

Thu nhập của kế toán xây dựng là bao nhiêu?
Thu nhập của kế toán xây dựng là bao nhiêu?

Thông thường, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường sẽ thu về khoảng 4 - 5 triệu đồng mỗi tháng. Tuy đó không phải là con số mà bạn mong muốn tuy nhiên việc bạn có được một công việc ổn định còn quan trọng hơn là thu về mức lương bao nhiêu trong bối cảnh sự cạnh tranh đang đạt đỉnh điểm như vậy. Với mức lương này bạn vẫn có thể phấn đấu để thay đổi nó nhưng nếu bạn không có công việc ổn định thì bạn sẽ chẳng có cơ hội để phấn đấu.

So với một công việc làm giờ hành chính, không phải tăng ca cộng với tính chất công việc không quá vất vả thì mức lương từ 6 - 8 triệu là rất hợp lý và xứng đáng để bạn theo đuổi.

3.2. Những quyền lợi nào dành cho kế toán xây dựng?

Một kế toán xây dựng làm việc tại bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ được hưởng những chế độ mà Nhà nước ban hành. Theo đó họ được đóng bảo hiểm, được tham gia nghỉ mát hàng năm, được khám sức khỏe hàng năm và nghỉ theo chế độ Nhà nước quy định.

Những quyền lợi nào dành cho kế toán xây dựng?
Những quyền lợi nào dành cho kế toán xây dựng?

Ngoài ra, nếu làm tốt công việc được giao kế toán xây dựng còn nhận về khoản tiền thưởng tuỳ theo tình hình phát triển của công ty. Nhiều công ty còn hỗ trợ tiền ăn trưa và giwof nghỉ giải lao hợp lý giúp bạn đi làm trong điều kiện môi trường là tốt nhất.

Bật mí: Bí quyết để có việc làm kế toán như ý muốn. Click ngay!

4. Tìm việc làm kế toán xây dựng bằng cách nào?

Tìm việc làm kế toán xây dựng ở đâu là điều mà ứng viên quan tâm nhiều nhất, vậy bạn đã tìm được địa chỉ nào uy tín hay chưa?

Xu hướng tìm việc làm online đang diễn ra rất sôi nổi, nhiều ứng viên áp dụng phương thức này và đạt hiệu quả bất ngờ. Vậy giải pháp mà tôi đem đến cho bạn chính là công cụ vieclam88.vn.

Đây là website tìm việc làm uy tín và hấp dẫn với thương hiệu nhiều năm trên thị trường, ứng viên khi tìm việc tại đây sẽ được thỏa sức tìm kiếm nhà tuyển dụng phù hợp mà không phải trả phí. Mặt khác, trang web cũng cung cấp những mẫu CV và hồ sơ xin việc kế toán xây dựng chuyên nghiệp được thiết kế từ các chuyên gia hàng đầu giúp bạn nâng cao cơ hội trúng tuyển khi sử dụng.

Tìm việc làm kế toán xây dựng bằng cách nào?
Tìm việc làm kế toán xây dựng bằng cách nào?

Như vậy, vieclam88.vn vừa cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích liên quan tới kế toán xây dựng. Hy vọng rằng với bản mô tả công việc chi tiết này các ứng viên sẽ nắm bắt được những kiến thức nhất định về ngành nghề tương lai, cùng với đó là biết cách chuẩn bị những vũ khí lợi hại nhất để chuẩn bị bước vào trận chiến đấu khốc liệt sắp tới. Chúc các bạn sớm đạt được thành công với những ước mơ của mình.

Cùng vieclam88.vn khám phá ngay bản mô tả công việc kế toán xây dựng chi tiết dưới đây, bấm trực tiếp vào File để xem và tải về nhé:

mo-ta-cong-viec-ke-toan-xay-dung.docx

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: