Bảng mô tả công việc Giám đốc chi nhánh - Cập nhật mới nhất!

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-08-22 14:59:08

Giám đốc chi nhánh - một trong những vị trí cấp cao của doanh nghiệp. Mở rộng quy mô với sự xuất hiện của nhiều chi nhánh luôn là nhiệm vụ trọng tâm của các doanh nghiệp. Giám đốc chi nhánh chính là cá nhân đứng đầu và chịu toàn bộ trách nhiệm cho hoạt động của chi nhánh đó. Vậy vị trí này thực tế thực hiện những nhiệm vụ gì? Hãy cùng khám phá chúng qua bảng mô tả công việc Giám đốc chi nhánh chi tiết được vieclam88.vn cung cấp sau đây!

Tạo mẫu CV

1. Tổng quan chung về vị trí Giám đốc chi nhánh

Tổng quan chung về vị trí Giám đốc chi nhánh
Tổng quan chung về vị trí Giám đốc chi nhánh

Trên phương diện pháp luật, Giám đốc chi nhánh là cá nhân có quyền hợp pháp trong mọi hoạt động liên quan đến một chi nhánh của doanh nghiệp nhất định. Nói đúng hơn, họ chính là người được doanh nghiệp bổ nhiệm và phân công quyền hạn chỉ đạo, giám sát hoạt động của riêng một chi nhánh.

Trong thế giới kinh doanh, việc sở hữu càng nhiều chi nhánh, càng minh chứng được tiềm lực sức mạnh của một tập đoàn hay doanh nghiệp. Phát triển thị trường gắn liền với việc xây dựng nhiều chi nhánh mới ở các khu vực địa lý khác nhau, luôn là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để một chi nhánh vận hành trơn tru, mang lại năng suất và doanh thu cao, thì rất cần một gương mặt lãnh đạo. Người đó không ai khác chính là Giám đốc chi nhánh.

Giám đốc chi nhánh là vị trí được tuyển dụng phổ biến ở ngành tài chính - ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm, thời trang, trang sức, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ viện,... Là vị trí cấp cao trong một tổ chức, chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn có yêu cầu cao đối với vị trí tuyển dụng này. Giám đốc chi nhánh không chỉ là cá nhân am hiểu, thành thạo về chuyên môn, mà còn có năng lực lãnh đạo, chỉ huy và tầm nhìn xuất sắc. Cùng khám phá những nhiệm vụ phải thực hiện của họ thông qua bảng mô tả công việc Giám đốc chi nhánh ở nội dung tiếp theo!

Tìm hiểu thêm: Việc làm quản lý điều hành với mức lương cực hấp dẫn, ứng tuyển ngay!

2. Mô tả công việc Giám đốc chi nhánh đầy đủ

Mô tả công việc Giám đốc chi nhánh đầy đủ
Mô tả công việc Giám đốc chi nhánh đầy đủ

Nếu bạn đang làm việc dưới các chức vụ Trưởng phòng, phó phòng, trưởng nhóm, trưởng bộ phận,... Giám đốc chi nhánh có thể là hoài bão và mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Bạn sở hữu đầy đủ tố chất và chuyên môn để trở thành một Giám đốc chi nhánh trong tương lai. Nhưng có thể, bạn chưa hình dung rõ nét những công việc phải làm dưới chức vụ này.

Bảng mô tả công việc không chỉ giúp các ứng viên có cái nhìn toàn diện, đủ đầy hơn về vị trí ứng tuyển. Chúng còn giúp ích được bạn trong quá trình vận dụng thông tin ở quá trình phỏng vấn hay viết CV xin việc chẳng hạn,...

2.1. Xây dựng và chỉ đạo triển khai kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh

Giám đốc chi nhánh là những người chỉ huy, lãnh đạo cho một chủ thể kinh doanh tách biệt. Do đó, chức năng và đồng thời cũng chính là quyền hạn của họ, đó là chủ động xây dựng và chỉ đạo triển khai các kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.

Một chi nhánh có vận hành ổn định và đạt được chỉ tiêu doanh số, doanh thu hay không phụ thuộc rất nhiều vào các kế hoạch mà Giám đốc chi nhánh chỉ đạo. Do đó, họ cần xây dựng một tầm nhìn, mục tiêu riêng cho chi nhánh, thiết lập các kế hoạch và triển khai các chương trình hành động. Một kế hoạch kinh doanh mang lại hiệu quả hay không, cần kiến thức am hiểu thị trường tại chi nhánh của Giám đốc chi nhánh. Họ phải hiểu nguồn lực của chi nhánh, đối tượng khách hàng tại chi nhánh và rất nhiều yếu tố khác. Những nghiên cứu, phân tích này cần được áp dụng để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, tiếp thị sao cho phù hợp nhất.

Xây dựng và chỉ đạo triển khai kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh
Xây dựng và chỉ đạo triển khai kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh

Cụ thể, các công việc mà Giám đốc chi nhánh cần thực hiện trong nhiệm vụ này như sau:

- Giám đốc chi nhánh chịu toàn bộ trách nhiệm trong công tác sử dụng, lập kế hoạch ngân sách và phát triển nguồn tài chính có sẵn của công ty. Trên cơ sở nguồn lực mà chi nhánh đang có, nỗ lực trong việc tận dụng và phát triển kế hoạch kinh doanh.

- Giám đốc chi nhánh trực tiếp xây dựng và thiết lập kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Trực tiếp chỉ đạo việc triển khai và thực thi kế hoạch kinh doanh, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận có trong chi nhánh, đảm bảo vận doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.

- Giám đốc chi nhánh là người trực tiếp nghiên cứu, phân tích và nắm bắt thị trường tại chi nhánh. Trên cơ sở đó, họ thiết lập và cho hoạch định các chiến lược truyền thống, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi,... đảm bảo mang đến hiệu quả cao trong phạm vi kinh doanh.

- Giám đốc chi nhánh triển khai các hoạt động kế toán theo quy định của doanh nghiệp.

- Giám đốc chi nhánh triển khai và phân công công tác bán hàng cho đội ngũ kinh doanh. Chú trọng phát triển thị trường và chăm sóc khách hàng của chi nhánh.

- Giám đốc chi nhánh là người chủ trì, tổ chức và triển khai các chương trình tiếp thị theo kế hoạch và định hướng chung của doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai các chương trình trưng bày hàng hóa, khuyến mãi, quảng cáo,... trong phạm vi khu vực kinh doanh.

2.2. Thực hiện công tác quản lý và giám sát mọi hoạt động

Thực hiện công tác quản lý và giám sát mọi hoạt động
Thực hiện công tác quản lý và giám sát mọi hoạt động

Nhiệm vụ thứ hai sau các nhiệm vụ mang tính chuyên môn của một Giám đốc chi nhánh, đó là thực hiện công tác giám sát, quản lý và điều hành mọi hoạt động thuộc về chi nhánh. Như đã nói ngay từ đầu, không chỉ vận dụng trình độ, chuyên môn và sự hiểu biết trong kinh doanh, kinh tế,... người đứng đầu một chi nhánh với chức vụ cao như thế, nhiệm vụ trọng tâm chính là lãnh đạo.

Một chi nhánh thường sẽ được cơ cấu bởi nhiều bộ phận. Thậm chí chúng như một “công ty con” của các doanh nghiệp. Để bộ máy tổ chức của chi nhánh vận hành một cách ổn định, Giám đốc chi nhánh cần là người “cầm cờ” giỏi. Họ vận dụng những kỹ năng quan sát, đánh giá và nhìn nhận của mình để điều hành và tham gia vào mọi hoạt động của từng bộ phận.

Nhìn chung, những khía cạnh một Giám đốc chi nhánh quản lý bao gồm:

- Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh, bán hàng của chi nhánh. Điều này yêu cầu giám đốc phải thường xuyên kiểm tra, tiếp nhận các báo cáo kinh doanh từ bộ phận kinh doanh, bán hàng và tiếp thị.

- Giám sát và phân công nhiệm vụ cho các cá nhân đứng đầu từng phòng ban, bộ phận. Chẳng hạn như trưởng nhóm, trường phòng, cửa hàng trưởng, kế toán trưởng,... Cố vấn và chỉ đạo cho các cá nhân này trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

- Thực hiện toàn quyền và quản lý, điều hành toàn bộ nhân sự thuộc chi nhánh theo quy định và cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp.

- Quản lý toàn bộ tài sản, ngân sách, tiềm lực tài chính và con người của chi nhánh. Đảm bảo về mức độ ổn định cũng như vận hành tốt của các yếu tố này trong chi nhánh.

2.3. Thiết lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và hướng dẫn nhân lực

Thiết lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và hướng dẫn nhân lực
Thiết lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và hướng dẫn nhân lực

Là người đứng đầu một chi nhánh, Giám đốc chi nhánh cũng đồng thời là người quản lý nhân sự của chi nhánh đó. Nghĩa là, họ giám sát, theo dõi và chịu trách nhiệm cho sự biến động, điều chuyển, vào ra của nhân sự từng bộ phận trong chi nhánh. Một người lãnh đạo giỏi luôn có tài trong việc thu hút nhân tài, gây ra sự ảnh hưởng trong nhận thức của nhân viên, thúc đẩy tinh thần làm việc và thường xuyên có đề nghị về phúc lợi tốt cho nhân viên của mình.

Trong bảng mô tả công việc Giám đốc chi nhánh, đề cập đến nhiệm vụ thiết lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và hướng dẫn nhân lực. Theo đó, trên cơ sở thực trạng kinh doanh và nhu cầu thực tiễn, Giám đốc chi nhánh là người đề ra chính sách tuyển dụng nhân sự mới. Bao gồm cả việc đề xuất các vị trí cần bổ sung, số lượng nhân sự cho từng vị trí, các tiêu chí tuyển dụng, bảng mô tả công việc và cả những chi tiết khác có trong tuyển dụng. Sau đó, gửi đề xuất lên ban lãnh đạo, làm việc với phòng nhân sự để tiến hành tuyển dụng.

Giám đốc chi nhánh cũng là cá nhân trực tiếp phỏng vấn, tiếp nhận và đào tạo cho những nhân sự thuộc vị trí quản lý trở lên. Họ thường xuyên “cầm tay chỉ việc” cho từng nhân sự, phổ biến các thông tin về doanh nghiệp, văn hóa công ty, các quy định, chính sách mới từ công ty tổng,... xuống nhân viên. Họ gần gũi nhân viên và đánh giá năng lực nhân viên một cách khách quan nhất.

2.4. Báo cáo kết quả công việc cho cấp trên

Báo cáo kết quả công việc cho cấp trên
Báo cáo kết quả công việc cho cấp trên

Cuối cùng, Giám đốc chi nhánh là cá nhân làm việc dưới sự chỉ đạo của Giám đốc kinh doanh hay Giám đốc bán hàng. Do đó, họ thường xuyên làm nhiệm vụ báo cáo kết quả công việc cho cấp trên theo định kỳ. Những nội dung báo cáo thường thể hiện toàn bộ thực trạng kinh doanh và hoạt động đang được chi nhánh triển khai. Chẳng hạn như: kết quả kinh doanh định kỳ tháng, quý, năm; doanh thu và doanh số đạt được; những vấn đề gặp phải trong quá trình phát triển sản phẩm; kết quả hoạt động của từng phòng ban; báo cáo về ngân sách, thực trạng sử dụng và đầu tư ngân sách; báo cáo công nợ, hàng tồn,... và rất nhiều vấn đề khác.

Xem ngay: Financial controller là gì? Chức năng và mô tả công việc

Trang vàng doanh nghiệp

3. Yêu cầu đối với vị trí Giám đốc chi nhánh

Bạn có thể nhìn thấy trách nhiệm khá to lớn của vị trí này trong bảng mô tả công việc Giám đốc chi nhánh. Vì vị trí này có tầm ảnh hưởng rất quan trọng trong doanh nghiệp, do đó các nhà tuyển dụng thường đặt ra tiêu chuẩn khá cao. Yêu cầu đối với vị trí Giám đốc chi nhánh sẽ giúp các ứng viên tự đối chiếu với điều kiện của bản thân. Giúp bạn xác định được việc có nên hay không nên ứng tuyển vào việc làm cao cấp này:

Yêu cầu đối với vị trí Giám đốc chi nhánh
Yêu cầu đối với vị trí Giám đốc chi nhánh

- Về chuyên môn: Là cử nhân các trường Đại học chuyên ngành Tài chính, Marketing, Quản trị kinh doanh trở lên. Ưu tiên những cá nhân có bằng cấp khá, giỏi,...

- Về kinh nghiệm: Tối thiểu đã có kinh nghiệm làm việc khoảng 5 năm trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính và kinh nghiệm làm việc tối thiểu 3 năm ở vị trí tương đương.

- Về kỹ năng: Giám đốc chi nhánh cần có các kỹ năng như tầm nhìn sáng tạo; tư duy chiến lược; dám nghĩ dám làm; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng tổ chức, triển khai; kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng, thuyết phục; kỹ năng quản lý điều hành; kỹ năng làm việc độc lập; kỹ năng định hướng, thiết lập mục tiêu; kỹ năng quản trị tài chính, nhân sự, kinh doanh,...

4. Quyền lợi của Giám đốc chi nhánh

Quyền lợi của Giám đốc chi nhánh
Quyền lợi của Giám đốc chi nhánh

Giám đốc chi nhánh là một vị trí cấp cao trong doanh nghiệp. Không chỉ được quy định về các quyền hạn nhất định trong công ty, vị trí này còn có cơ hội được nhận về các quyền lợi vô cùng hấp dẫn. Mặc dù quyền lợi của Giám đốc chi nhánh còn phụ thuộc vào chính sách nhân sự của từng lĩnh vực kinh doanh hay tổ chức doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung như sau:

- Giám đốc chi nhánh có cơ hội chủ động “deal lương” theo năng lực và kinh nghiệm.

- Giám đốc chi nhánh được tham gia vào ban lãnh đạo của doanh nghiệp, được hưởng một số quyền hạn, lợi ích chỉ dành riêng cho ban lãnh đạo.

- Được hưởng các chế độ, ưu đãi lớn trong doanh nghiệp. Được cung cấp các quyền lợi bình đẳng như các nhân sự khác.

- Được tham gia các loại bảo hiểm (BHXH, BHTN, BHYT,...) theo luật định.

- Được có cơ hội tiếp xúc và học hỏi với nhiều chuyên gia đầu ngành.

- Được cử đi công tác, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ,...

5. Mức lương của Giám đốc chi nhánh

Mức lương của Giám đốc chi nhánh
Mức lương của Giám đốc chi nhánh

Như đã nói, mức lương của Giám đốc chi nhánh tùy thuộc vào chính sách nhân sự và tiềm lực kinh tế của từng doanh nghiệp. Nhìn chung, theo tổng hợp của vieclam88.vn, mức lương phổ biến dao động từ 35 - 70 triệu đồng. Trung bình vào khoảng 40 triệu đồng/tháng, chưa kể các phụ cấp về trách nhiệm, chức vụ, phí giao dịch, công tác, quan hệ đối tác,...

>>> Tải bảng mô tả công việc Giám đốc chi nhánh chi tiết file mềm theo link:

MÔ TẢ CÔNG VIỆC GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH.docx

Website vieclam88.vn cung cấp mới những thông tin tuyển dụng việc làm lương cao, trong đó có Giám đốc chi nhánh!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: