1. Một số thông tin về vị trí kế toán vật tư
Trong một doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều khối ngành kế toán khác nhau, kế toán vật tư là một trong số đó. Việt Nam mở cửa hội nhập, hàng loạt các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài xuất hiện, nền kinh tế hàng hóa đi vào giai đoạn phát triển vàng tạo ra một cơ hội việc làm rất lớn cho những ứng viên yêu thích ngành kế toán đặc biệt là vị trí kế toán vật tư.
Kế toán vật tư sẽ chịu trách nhiệm quản lý kho, xác nhận định mức hàng tồn, số lượng hàng hóa nguyên vật liệu hiện có, trạng thái, chất lượng hàng hóa nguyên vật liệu hiện có. Bên cạnh đó, họ sẽ dựa theo báo cáo của các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp hoặc khảo sát tình hình để xuất nhập hàng và chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động về tình trạng hàng hóa xuất nhập kho để báo cáo cho lãnh đạo phụ trách.
Tùy vào quy mô của từng doanh nghiệp mà số lượng kế toán vật tư trong phòng ban sẽ khác nhau. Nhưng với những doanh nghiệp có kho bãi lớn, sức sản xuất khủng cần kiểm kê nhiều hàng hóa vị trí kế toán vật tư là tối quan trọng và không hẻ thể thiếu. Người kế toán vật tư sẽ nắm giữ vai trò quản lý nguyên vật liệu, hàng hóa hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, bến bãi.
Xem thêm: Những mẫu cv kế toán hot nhất chỉ có tại vieclam88.vn.
2. Kế toán vật tư sẽ làm gì?
Như những thông tin bên trên, có thể thấy tầm quan trọng và số lượng công việc lớn, trách nhiệm cao của kế toán vật tư. Vậy cụ thể, người kế toán vật tư sẽ làm những gì? Cùng theo dõi những thông tin bên dưới để biết chi tiết nhé.
2.1. Quản lý các nguồn nguyên vật liệu, hàng hóa
Kế toán vật tư có nhiệm vụ hạch toán khi thực hiện hoạt động nhập nguyên vật liệu, trang thiết bị vật tư để đảm bảo tính chính xác trong quá trình giải ngân của doanh nghiệp và sự minh bạch của các bộ phận mua nguyên vật liệu, hàng hóa.
Với mỗi đơn hàng nhập về, kế toán vật tư sẽ lấy chứng từ nhập xuất, kiểm soát chi phí mua hàng, hóa đơn mua và kê khai thuế để tránh trường hợp gian lận. Song hành với đó, họ sẽ hạch toán các chi phí phụ như phí vận chuyển, đóng gói, thuế giá trị gia tăng và kiểm tra số lượng, chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp có sản phẩm móp méo, trầy vỡ do lý do từ nhà sản xuất hoặc do yếu tố vận chuyển, kế toán vật tư sẽ điều chuyển các sản phẩm để đổi trả.
Sau những hoạt động kể trên, kế toán vật tư sẽ nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát tình hình sử dụng vật tư, nguyên vật liệu.
2.2. Báo cáo, đối chiếu dữ liệu
Kế toán vật tư sẽ thường xuyên phải đối chiếu các dữ liệu hiển thị trên phần mềm và dữ liệu bên ngoài để tránh thất toán vật tư, tài sản của doanh nghiệp. Cùng với đó, họ sẽ trao đổi, kiểm tra ghi chép của thủ kho, đối chiếu xuất nhập của thủ kho và kế toán. Họ thường xuyên phải tham gia kiểm số lượng hàng hóa nhập kho cùng thủ tho, bên vận chuyển - giao nhận theo yêu cầu của cấp trên hoặc để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp.
Trong những đợt kiểm tra định kỳ/ đột xuất của doanh nghiệp, kế toán vật tư sẽ lập bảng kiểm kê, biên bản xử lý nếu xuất hiện chênh lệch quá lớn. Với những trường hợp cố ý nhũng loạn công quỹ, sử dụng tài sản, nguyên vật liệu của công ty cho mục đích riêng, kế toán vật tư sẽ lập biên bản xử phạt, gửi về phòng Kế toán - vật tư của công ty cũng như Ban lãnh đạo để xem xét hình thức kỷ luật, xử lý.
2.3. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kế toán
Như các vị trí kế toán khác, người kế toán vật tư cũng phải làm những công tác nghiệp vụ. Họ cần lưu trữ các hóa đơn chứng từ trong hoạt động nhập xuất hàng hóa của công ty và làm báo cáo kế toán theo định kỳ mỗi tuần/ mỗi tháng tùy theo yêu cầu của lãnh đạo. Thông thường, hàng tháng các công ty sẽ yêu cầu kế toán gửi chứng từ, sổ sách bộ phận để xác nhận tình hình cùng hạch toán doanh thu, giá vốn và công nợ trong quá trình làm việc.
Kế toán vật tư cũng sẽ lập các báo cáo tồn kho, báo cáo xuất nhập tồn, phiếu xuất nhập dựa trên lượng hàng hóa, nguyên vật liệu nhập về công ty hoặc xuất ra thị trường và lấy chữ ký xác nhận từ lãnh đạo. Họ cũng sẽ làm các bản giải trình khi có vấn đề bất thường xảy ra và cách giải quyết cũng như kết quả giải quyết, tạo hóa đơn điện tử trên hệ thống theo yêu cầu từ cấp trên.
2.4. Xử lý các vấn đề phát sinh về tồn kho
Các kế toán vật tư sẽ kiểm kê số lượng hàng tồn theo ngày. Họ sẽ phải sát sao theo dõi tình hình của hàng hóa trong kho, giám sát công việc sản xuất kinh doanh sẽ cần những nguyên vật liệu gì để xác nhận xuất kho. Với những nguyên vật liệu tồn kho có dấu hiệu hư hỏng, họ sẽ phải làm phiếu hủy và báo cáo vấn đề lên cấp trên.
Mỗi tháng/ quý/ năm, nhân viên kế toán vật tư sẽ thực hiện kiểm kê tình trạng hàng hóa tồn kho để gửi lên lãnh đạo. Từ đó, ban lãnh đạo của công ty sẽ có cái nhìn xác thực nhất để điều chỉnh các vấn đề về nhập, tăng nhập những sản phẩm có mức tiêu thụ lớn, giảm hoặc cắt bỏ hoàn toàn sản phẩm có số lượng tiêu thụ không khả quan… Ngoài ra, kế toán vật tư cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao cho liên quan mật thiết đến tính chất công việc.
3. Yêu cầu của kế toán vật tư
Là một công việc có trách nhiệm cao, đầu việc nặng, sẽ có yêu cầu gì về năng lực đối với công việc kế toán vật tư?
3.1. Về trình độ chuyên môn
Khác với những ngành nghề đề cao tính thực tiễn, năng lực về chuyên môn là điều kiện tiên quyết đối với kế toán vật tư. Các ứng viên có yêu cầu ứng tuyển vào vị trí này cần có trình độ học vấn từ cấp Cao đẳng trở nên. Đặc biệt, cần xuất thân từ những chuyên ngành như Kế toán, Tài chính, Thống kê. Rất hiếm nhà tuyển dụng chọn một ứng viên học trái ngành hoặc tay ngang.
Song hành với đó, người kế toán vật tư cần có những kiến thức về chế độ kế toán hiện hành, cách hạch toán các tài khoản, sổ sách phù hợp với hình thức hoạt động của doanh nghiệp. Họ cũng cần có kiến thức sâu sắc về việc luân chuyển chứng từ, công văn, hạch toán.
3.2. Về kỹ năng làm việc
Cùng với những kiến thức chuyên môn bên trên, vị trí kế toán vật tư sẽ không thể thiếu những kỹ năng tin học văn phòng. Để đảm bảo hiệu suất công việc, họ cần thành thạo các ứng dụng như Word, Excel, Powerpoint, Visio và các phần mềm kế toán nói chung cũng như phần mềm quản lý riêng của doanh nghiệp. Trong thời buổi hội nhập hiện nay, các ứng viên hứng thú với vị trí trên đừng quên chuẩn bị cho bản thân khả năng ngoại ngữ ổn định để phục vụ công việc và giao tiếp.
Ngoài những kỹ năng kể trên, công việc kế toán vật tư cũng cần những kỹ năng mềm:
- Kỹ năng tư duy logic, nhạy bén với số liệu
- Kỹ năng sắp xếp công việc
- Kỹ năng bao quát, quản lý
- Kỹ năng chịu áp lực cao
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giải quyết, ra quyết định
- Kỹ năng xử lý tình huống
Một ngành nghề liên quan đến số liệu, hóa đơn, chứng từ cũng như nguồn tiền trong doanh nghiệp sẽ yêu cầu ở vị trí kế toán vật tư những phẩm chất cá nhân như: trung thực, cẩn thận, tự tin quyết đoán cùng tinh thần trách nhiệm cao và lòng nhiệt huyết với công việc.
3.3. Về kinh nghiệm thực tiễn
Hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ yêu cầu ứng viên ứng tuyển vị trí kế toán vật tư có tối thiểu 2 năm hoạt động trong nghề hoặc ở những vị trí tương ứng. Nhưng hiện nay, các công ty, tập đoàn đều có cái nhìn cởi mở hơn và sẵn sàng đón nhận những nhân sự trẻ, những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Chính vì vậy, đừng vội nản lòng mà hãy mạnh dạn tìm những cơ hội phù hợp với năng lực của bản thân cũng như trau dồi thật tốt các kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc nhé.
Danh sách việc làm kế toán
4. Phúc lợi và đãi ngộ của vị trí kế toán vật tư
Kế toán vẫn luôn được đánh giá là một ngành nghề có mức thu nhập ổn định. Với những sinh viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm chuyên môn cao, lương khởi điểm sẽ giao động từ 4 - 6 triệu/ tháng ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa; 5 - 7 triệu/ tháng ở các doanh nghiệp lớn. Khả năng ngoại ngữ sẽ là một lợi thế và cho các bạn mức lương cao hơn.
Ngành kế toán, đặc biệt là kế toán vật tư có đặc thù đề cao kinh nghiệm - “Gừng càng già càng cay”, những ứng viên đã có thời gian đi làm thực tiễn sẽ có mức lương nhỉnh hơn. Từ 1 - 2 năm đi làm, mức lương mặt bằng chung sẽ từ 6 - 8 triệu/ tháng. Ngoài miền Bắc, một kế toán có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm sẽ có mức lương từ 7 - 10 triệu. Trong nam, vị trí này sẽ có mức lương cao hơn từ 8 - 12 triệu/ tháng. Với trên 5 năm kinh nghiệm, năng lực tốt, trình độ ngoại ngữ ổn định mức lương sẽ từ 10 - 15 triệu/ tháng.
Mức lương có thể thay đổi và được xét duyệt tăng lên dựa theo thời gian gắn bó, cống hiến cho doanh nghiệp cũng như trình độ, năng lực của mỗi người. Cùng chế độ lương thưởng là những chế độ khác về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi tổ chức sinh nhật, nghỉ mát tùy vào quy mô công ty.
Như những thông tin kể trên, có thể thấy vị trí kế toán vật tư có vai trò vô cùng quan trọng, và là công việc có mật độ tuyển dụng cao. Những ứng viên có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí trên nhưng chưa biết nguồn tin tuyển dụng ở đâu là uy tín có thể tham khảo ngay trên vieclam88.vn - trang web tuyển dụng đáng tin cậy với vô vàn thông tin tuyển dụng chính xác nhất. Ngoài ra, các ứng viên cũng có thể tham khảo những yêu cầu riêng, nhiệm vụ riêng ở vị trí kế toán vật tư của các công ty để có cái nhìn khách quan nhất.
Mong rằng với những chia sẻ trên của vieclam88.vn, các bạn sẽ nắm được bản mô tả công việc của kế toán vật tư hoàn thiện nhất, giúp các bạn biết mình cần chuẩn bị gì để ứng tuyển vào vị trí này. Hơn ai hết, chúng tôi hy vọng bạn tìm được công việc như mong muốn và gặt hái thật nhiều thành công với công việc phù hợp trong tương lai!
Tham gia bình luận ngay!