Tổng hợp các loại mô hình tổ chức công ty thông dụng hiện nay

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-04-12 09:26:50

Mô hình tổ chức công ty được xác định và xây dựng tối ưu sẽ mang lại tính bền vững nhằm triển khai các chiến lược phát triển thành công. Tuy nhiên, mô hình tổ chức công ty không giống nhau giữa các doanh nghiệp, bởi chúng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Trong bài viết này, vieclam88.vn sẽ giúp bạn khám phá các mô hình tổ chức công ty thông dụng và những yếu tố đó.

1. Mô hình tổ chức phân quyền

Phân quyền là một mô hình tổ chức công ty cơ bản nhất. Chúng hoạt động theo một vòng tuần hoàn tuân theo thứ tự từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Chẳng hạn như từ Giám đốc > Quản lý > Nhân viên. Như vậy, khi cấp dưới có nhu cầu được trình báo lên cấp trên, thì phải gửi đề xuất lần lượt, nghĩa là từ cấp Quản lý.

Mô hình tổ chức phân quyền
Mô hình tổ chức phân quyền

Đặc trưng của mô hình này là cồng kềnh, đề cao tính phân biệt. Do đó mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới không được gần gũi và chú trọng về mặt tương tác. Ở những mô hình công ty như vậy, thường động lực để đi làm hàng ngày của nhân viên chỉ đơn giản là tiền lương, họ cũng không muốn gắn bó ổn định cùng công ty.

- Về ưu điểm: Trách nhiệm được phân vùng cố định và mang tính đồng bộ, rõ ràng. Chính bởi thế, mỗi nhân sự trong tổ chức đều tự nhận thức được trách nhiệm cũng như quyền hạn của mình. Thứ hai, mô hình này vạch ra một hành trình phát triển sự nghiệp cho mỗi người cụ thể, chú trọng nâng cấp nhân sự trên cơ sở trình độ và kỹ năng. Cuối cùng, mô hình này cũng giúp công ty xác định được tính chồng chéo giữa các trách nhiệm.

- Về hạn chế: Tính cồng kềnh qua nhiều phân cấp khiến mệnh lệnh và quyết định khó xử lý. Tính phân biệt trong các mối quan hệ, khó đồng bộ về mục tiêu chung, sự tương tác giữa các bộ phận lòng lẻo. Ngoài ra, các cấp độ quản lý bắt đầu nhen nhóm sự cạnh tranh, bởi họ có xu hướng chỉ quan tâm đến sự phát triển của bộ phận mình. Cuối cùng là sự thích nghi chậm chạp với bối cảnh cạnh tranh và môi trường tác động có áp lực.

Xem thêm: Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

2. Mô hình tổ chức theo chức năng

Mô hình tổ chức theo chức năng
Mô hình tổ chức theo chức năng

Đây là mô hình tổ chức công ty nói đến sự chuyên biệt trong các chức năng quản lý do một phòng ban chịu trách nhiệm. Đặc trưng của mô hình này là những nhân sự chuyên ngành phải là người sở hữu trình độ, nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của chính họ. Mô hình này trên thực tế được xây dựng bởi ông F.W.Taylor, lúc đó ông đang đảm nhận vai trò quản đốc.

- Về ưu điểm: Mô hình này có thể giúp mọi nhân sự nhằm rõ được những chỉ dẫn. Ổn định về tính trách nhiệm, giúp nhân viên hiểu rõ trách nhiệm một cách cụ thể nhất. Chuyên môn hóa toàn diện cũng là đặc trưng của mô hình này, bởi mỗi cá nhân quản lý là người giỏi nhất trong chuyên môn của họ. Sản phẩm tối ưu hơn nhờ vào tính chuyên môn hóa toàn diện. Trên cơ sở xác định yêu cầu công việc, công ty có thể áp dụng cơ chế chuyên môn hóa lao động ở bậc quản lý. Điều này hỗ trợ quá trình tiêu chuẩn hóa và sản xuất số lượng lớn.

Ưu điểm của mô hình tổ chức theo chức năng
Ưu điểm của mô hình tổ chức theo chức năng

- Về hạn chế: Sự phối hợp trở nên khó hơn do không ai lãnh đạo và quản lý nhân công, các quyết định mang tính tức thì bị hạn chế. Mô hình này hình thành nên một rào cản giữa các phòng ban trong công ty và hoạt động sẽ xuống cấp nếu công ty sở hữu thị trường và sản phẩm đa dạng. Điều này cũng làm hạn chế sự tương tác và hỗ trợ giữa các phòng ban. Việc cần làm không được làm ngay bởi quá trình phân chia quản lý. Xung đột lãnh đạo có thể xuất hiện do thứ hạng bằng nhau ở cấp độ quản lý trong cùng phòng ban. Tính đào tạo thấp.

3. Mô hình tổ chức ma trận

Đây là mô hình tổ chức công ty có tính phức tạp nhất trong các mô hình. Bởi các nguồn lực bị phân chia thành nhiều hướng. Đặc trưng của mô hình ma trận là đa chiều và phức tạp, thế nhưng với mô hình ma trận, các công ty có thể gia tăng, tối ưu năng suất.

Mô hình này có thể cho công ty một năng lực ra quyết định ổn định và phát triển tính linh hoạt hơn. Nhiều ngành kinh doanh cùng tham gia quản lý một dự án cũng giúp các phòng ban tương hộ về nguồn lực và tương tác dễ hơn.

Mô hình tổ chức ma trận
Mô hình tổ chức ma trận

- Về ưu điểm: Tương tác hiệu quả trong toàn công ty. Thông tin có thể được phân luồng một cách xuyên suốt. Mô hình này cho phép các nhân viên ứng dụng trình độ và nghiệp vụ trong đa dạng các trường hợp. Thúc đẩy sự tương hộ giữa các bộ phận, các quyết định được rút ngắn về thời gian phổ biến. Cuối cùng, chúng giúp công ty tận dụng được nguồn lực giữa các bộ phận.

- Về hạn chế: Hạn chế tính trách nhiệm đối với các thành viên trong một team, nhân viên làm việc dưới quyền của không phải một người mà nhiều người, nhân sự cũng mất nhiều thời gian mới thích nghi được với mô hình này. Hình thành xung đột giữa quản lý chức năng và dự án. Do nhân viên làm việc cùng lúc ở nhiều dự án, do đó việc nhìn nhận kết quả và đánh giá trở nên khó khăn.

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành

4. Mô hình tổ chức phẳng

Nếu áp dụng mô hình này, thường công ty sẽ không định danh những vai trò cụ thể. Toàn bộ nhân sự đều hoạt động bình đẳng. Mô hình tổ chức công ty còn được gọi là mô hình tự quản lý.

Mô hình tổ chức phẳng
Mô hình tổ chức phẳng

Chính bởi vậy, mô hình này tối ưu nhất khi nhân sự có sự gắn kết chặt chẽ. Yếu tố khiến toàn bộ nhân sự gắn kết là truyền thông nội bộ. Mô hình này được khuyên nên áp dụng ở các công ty khởi nghiệp, mô hình nhỏ hoặc những công ty có quyết định sẽ áp dụng mô hình này bền vững ở cả tương lai, lúc công ty đã thực sự phát triển.

- Về ưu điểm: Vận hành với chi phí thấp, do không phân quyền cho nhân sự cấp cao. Tối ưu mức độ nhận thức trách nhiệm của nhân sự, cơ cấu được tinh giản, gia tăng mức độ tương tác lẫn nhau. Phê duyệt quyết định được tối ưu về mặt thời gian.

- Về hạn chế: Có thể mất khả năng kiểm soát, người đứng đầu do phải chịu trách nhiệm với quá nhiều nhân sự dưới quyền khiến việc quản lý khó khăn. Nhân viên khó nhận định về trách nhiệm và vai trò thực tế, họ cũng khó xác định được việc giải trình như thế nào cho đúng. Mô hình này hình thành nên sự cạnh tranh về quyền lực giữa các bậc quản lý, là yếu tố giảm thiểu sự phát triển của công ty. Quyết định khó được phê duyệt do quyền hạn không được rạch ròi. Các khoảng trống quyền lực xuất hiện, nhân viên không có khả năng thăng chức, thiếu sự cống hiến.

5. Mô hình tổ chức phi tập trung

Mô hình tổ chức phi tập trung
Mô hình tổ chức phi tập trung

Mô hình tổ chức công ty không quan tâm đến cấp bậc và chức danh công việc. Toàn bộ nhân sự được phân bổ về quyền lực tương đồng. Công việc theo mô hình tổ chức này sẽ được phân chia theo vai trò. Mỗi một nhân sự có thể chịu đa dạng các trách nhiệm.

- Về ưu điểm: Áp dụng mô hình này, công ty sẽ có cơ hội thay đổi sức mạnh của tổ chức. Mỗi cá nhân sẽ xác định rõ trách nhiệm và vai trò của mình. Quy trình quản lý mới được hình thành, tối ưu tất cả các hoạt động.

- Về hạn chế: Khó triển khai.

Mỗi mô hình tổ chức công ty phù hợp với từng đặc trưng về chiến lược phát triển, quy mô, nhân sự,... của từng công ty. Bởi vậy, người đứng đầu công ty hoàn toàn có thể vận dụng kết hợp hoặc linh hoạt các mô hình tổ chức công ty này để tối ưu hoạt động cho tổ chức của mình.

Trang vàng

6. Các yếu tố quyết định đến mô hình tổ chức công ty

Có khá nhiều yếu tố tác động đến sự lựa chọn mô hình tổ chức công ty.

Các yếu tố quyết định đến mô hình tổ chức công ty
Các yếu tố quyết định đến mô hình tổ chức công ty

6.1. Môi trường ngoại cảnh

Sẽ ít có sự điều chỉnh về quyết định mô hình nào sẽ được áp dụng nên môi trường bên ngoài ổn định. Thế nhưng nếu chúng có nhiều biến động, lúc này công ty cần có sự phản ứng, thích nghi một cách linh hoạt thì mới đảm bảo hoạt động chung duy trì hiệu quả.

Sự liên quan lẫn nhau giữa mô hình tổ chức công ty và môi trường bên ngoài chính là minh chứng cho việc nhiều nhà lãnh đạo tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo hướng linh hoạt.

6.2. Chiến lược phát triển

Đây là yếu tố mang tính nền tảng khi xây dựng và điều chỉnh tổ chức. Vì căn bản, mô hình công ty được xây dựng để phục vụ cho việc thực hiện hóa chiến lược phát triển của công ty đó.

Chiến lược phát triển
Chiến lược phát triển

6.3. Công nghệ kỹ thuật

Đây cũng là một yếu tố được đánh giá là quan trọng, tác động lớn đến việc hình thành nên mô hình tổ chức công ty. Đó là sự tổng hòa về kiến thức, nguồn lực, kỹ thuật để cho ra đời một dịch vụ và sản phẩm. Nếu sở hữu công nghệ cao, thì mô hình tổ chức công ty sẽ đơn giản hơn.

6.4. Nguồn lực về con người

Cuối là là con người - một yếu tố có tác động cốt lõi đến việc xây dựng mô hình tổ chức. Đối với những công ty có nhân sự trình độ, kỹ thuật ổn định và có số lượng lớn thì phù hợp với mô hình phân quyền, linh động. Văn hóa của chúng dựa trên cơ sở của những nguyên tắc, giá trị, tính trách nhiệm của mỗi người. Nhân viên thường yêu thích sự cởi mở, tự do, họ không thích sự kỷ luật được thiết lập bởi giám sát. Do đó, khi xây dựng mô hình tổ chức, lãnh đạo cần phải chú trọng đến những điều này.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mô hình tổ chức công ty.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: