Mô hình nông nghiệp là gì? Một số mô hình nông nghiệp hiệu quả

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2021-06-12 19:27:43

Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế của cả nước. Lương thực, thực phẩm sẽ là yếu tố đầu tiên quyết định sự tồn vong của một đất nước. Vậy mô hình nông nghiệp là gì? Vai trò của mô hình nông nghiệp đối với đời sống con người là gì? Cùng tìm hiểu với vieclam88.vn qua bài viết dưới đây.

1. Mô hình nông nghiệp là gì?

Mô hình nông nghiệp là các mô hình mô tả các hoạt động của nông nghiệp. Nhờ mô hình nông nghiệp mà ta biết được các hoạt động của hệ thống nông nghiệp, trong mỗi hệ thống có bao nhiêu hệ phụ, mối liên hệ và môi trường của chúng, hiệu quả của các hoạt động hệ thống đó.

 Mô hình nông nghiệp là gì?
 Mô hình nông nghiệp là gì?

Mô hình nông nghiệp là một thị trường chưa được phục vụ chu đáo. Chúng ta bỏ ra rất nhiều tiền để nghiên cứu biến đổi gen, thử nghiệm đất, cảm biến thời tiết và đất, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng suất cây trồng và bảo vệ cây sao cho phát triển tốt nhất. Nhưng chúng ta lại chi rất ít cho việc dự báo và phân tích đến khả năng thời tiết phức tạp, ảnh hưởng của đất và nước đối với cây, năng suất và sức khỏe của cây trên đồng ruộng.

Mô hình nông nghiệp là thuật toán để mô phỏng môi trường sinh học phức tạp. Có nhiều lớp mô hình như thống kê, cơ học, xác định ngẫu nhiên,… để giải thích và cải thiện hiệu suất tổng thể của môi trường sinh học.

Các mô hình nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đất đai bền vững trong điều kiện sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội phát triển đa dạng.

Các mô hình nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng
Các mô hình nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng

Mô hình nông nghiệp giúp đem lại vụ mùa bội thu, bao gồm dự báo thời tiết, dự đoán chính xác độ ẩm của đất, mô hình hóa sự mất Nito, dự đoán khả năng xuất hiện sâu bệnh của thực vật. Mô hình nông nghiệp đã được chứng minh về hiệu quả của nó, giảm chi phí để dự đoán các biến đổi của khí hậu và tăng năng suất cây trồng.

Đọc thêm: Học ngành kinh doanh nông nghiệp ra làm gì ? Giải đáp

2. Vai trò của mô hình nông nghiệp

Mô hình nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Mô hình nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội và tăng thu nhập cho người dân. Mô hình nông nghiệp cung cấp nguyên liệu thô có thể được kết hợp hoặc chuyển đổi thành thức ăn chăn nuôi, chất xơ, nguyên liệu và sản phẩm của ngành công nghiệp khác.

Vai trò của mô hình nông nghiệp
Vai trò của mô hình nông nghiệp

Lương thực, thực phẩm ở Việt Nam có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển nền kinh tế, xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về lương thực của con người càng tăng cả về số lượng, chủng loại và chất lượng.

Mô hình nông nghiệp giúp cung cấp các yếu tố đầu vào của phát triển công nghiệp và đô thị. Nó cung cấp một nguồn nhiên liệu khổng lồ trong công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, sản phẩm nông nghiệp cũng tăng lên nhiều lần, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Nông nghiệp là thị trường tiêu thị lớn của doanh nghiệp. Phát triển mạnh mẽ về nông nghiệp sẽ tăng nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp phát triển, tăng khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới.

Nông nghiệp là thị trường tiêu thị lớn của doanh nghiệp
Nông nghiệp là thị trường tiêu thị lớn của doanh nghiệp

Mô hình nông nghiệp sẽ giúp các người dân theo dõi dễ dàng nông sản cũng như vật nuôi của mình, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.

Đọc thêm: Ngành kình tế nông nghiệp ra làm gì ? Giải đáp đầy đủ

3. Một số mô hình nông nghiệp hiệu quả hiện nay

3.1. Mô hình nông nghiệp tổ hợp tác

Mô hình tổ hợp tác xuất hiện sau khi hợp tác xã tan rã. Tổ hợp tác dựa trên nguyên tắc tự nguyện của người dân, hợp thành các tổ, hội nghề nghiệp. Mục đích là trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho tất cả mọi người. Loại hình này không mang tính chất pháp lý, được xây dựng dựa vào tình cảm, tập quán và truyền thống cộng đồng của người dân.

Một số loại hình tổ hợp tác là tổ hợp tác vay vốn, tổ hợp tác muối tiêu, tổ hợp tác lao động, tổ hợp tác khoa học kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm, tổ hợp tác chăn nuôi, tổ hợp tác trong lĩnh vực trồng trọt,…

Mô hình nông nghiệp tổ hợp tác
Mô hình nông nghiệp tổ hợp tác

Mô hình nông nghiệp tổ hợp tác là nền sản xuất tất yếu của nền sản xuất hàng hóa, đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tổ hợp tác tuy ra đời trên danh nghĩa tự chủ, tự quản, không có luật lệ, khuôn khổ nhất định nhưng vẫn đảm bảo được tính trung thực, không tham nhũng hay thất thoát tài sản,…

Tổ hợp tác phong phú về tổ chức, đa dạng về ngành nghề, mô hình này đã trở thành phương thức mưu sinh bền vững cho người dân từ vùng núi đến vùng biển, đồng bằng đến hải đảo.

Đọc thêm: Dịch vụ nông nghiệp là gì? Danh sách loại hình dịch vụ nông nghiệp

3.2. Mô hình nông nghiệp kinh tế trang trại

Đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông lâm, thủy sản, hàng hóa có quy mô lớn hơn kinh tế hộ gia đình. Kinh tế trang trại tập trung và chuyên môn hóa hơn hẳn kinh tế hộ. Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, biết cách áp dụng khoa học, kỹ thuật hiệu quả, sử dụng nguồn lao động chính là người trong gia đình hoặc thuê lao động bên ngoài, gia tăng sản xuất.

Mô hình nông nghiệp kinh tế trang trại
Mô hình nông nghiệp kinh tế trang trại

Đến nay mô hình kinh tế trang trại đã có một số nổi bật như: Khai thác hơn 30 vạn ha đồi núi trọc, đất trồng, đất hoang hóa đề đầu tư; Giải quyết được 30 vạn người lao động và 30 triệu ngày công theo thời vụ; Huy động được vốn trong dân đầu tư 20 tỷ đồng; Giá trị sản phẩm hàng năm tăng cao, trị giá 12 tỷ đồng; Ngoài sản xuất, trang trại còn là nguồn giống cây trồng, vật nuôi, tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân trong vùng.

Đọc thêm: Mô tả về công việc của kỹ sư nông nghiệp thời kỳ 4.0

3.3. Mô hình liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp

Một số người có khả năng kinh doanh nhưng không có đất đai, và ngược lại, một số người có đất đai nhưng lại không muốn kinh doanh. Hộ nông dân nhỏ lẻ không thể tập trung sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Người dân muốn sản xuất lớn thì phải tập trung hay tích tụ ruộng đất, để có điều kiện nâng cao năng suất lao động, tiến hành thủy lợi hóa, hạ giá thành, thị trường hóa,… mới có thể áp dụng công nghệ chế biến nâng cao, gia tăng sản xuất và giá trị nông sản. Vì vậy, mô hình liên kết và liên doanh ra đời.

Một số mô hình liên kết, liên doanh với doanh nghiệp và cả quốc doanh và tư doanh hợp tác xã, hộ nông dân:

- Doanh nghiệp sẽ đầu tư về vốn, cung cấp vật tư sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm bán ra.

- Hộ nông dân sẽ góp ruộng, đất và ngày công lao động, các sản phẩm làm ra sẽ được doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ.

Mô hình liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp
Mô hình liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp

Mô hình liên kết này đang hoạt động ngày càng sôi nổi và quy mô lớn. Một số mô hình liên kết cụ thể như: Hợp tác xã nông dân liên kết với nhà máy sản xuất mía đường; Hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp sản xuất cây ăn quả; Hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp sản xuất rau, thực phẩm; Hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp sản xuất thủy sản; Nông dân liên kết với nhà máy sản xuất lúa gạo xuất khẩu,…

Đây là mô hình được nhân rộng và khuyến khích phát triển hiện nay. Mô hình này kết hợp giữa chế biến và tiêu thụ sản phẩm, sản xuất ổn định, phát triển và có hiệu quả.

Có thể thấy mô hình nông nghiệp giúp ích cho phát triển nông nghiệp của người nông dân rất nhiều. Một mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp sẽ giúp phát triển nền kinh tế, nâng cao năng suất sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giữ gìn môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: