MNC là gì? Những điều bạn cần biết về các công ty đa quốc gia

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-10-08 08:22:03

Các công ty theo dạng MNC không còn hiếm gặp ngày nay. Có những công ty đa quốc gia chuyên kinh doanh và cung cấp một loại sản phẩm. Có những công ty đa quốc gia lại cung cấp nhiều sản phẩm trong cùng một lĩnh vực. Những cái tên tiêu biểu cho loại hình công ty đa quốc gia có thể kể đến như Microsoft, Adidas... Vậy MNC là gì? MNC có những đặc điểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ntrong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về MNC

MNC là một thuật ngữ thường xuyên bắt gặp trên những cuốn tạp chí kinh tế hay những bài diễn thuyết trong lĩnh vực kinh tế? Vậy bạn có biết MNC là gì chưa?

Hãy cùng tìm hiểu về MNC ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu về MNC
Tìm hiểu về MNC

1.1. MNC là gì?

MNC là ký hiệu viết tắt của cụm từ Multinational Corporation trong tiếng Anh có nghĩa là công ty đa quốc gia hay tập đoàn đa quốc gia.

Tập đoàn đa quốc gia, hay công ty đa quốc gia, là một tập đoàn quốc tế có các hoạt động sản xuất và kinh doanh trải rộng trên ít nhất hai quốc gia. Cũng có nhận định cho rằng bất kỳ công ty nào có chi nhánh ở nước ngoài là một công ty đa quốc gia, hoặc có ý kiến khác lại cho rằng công ty đa quốc gia là chỉ những công ty kiếm được ít nhất một phần tư doanh thu bên ngoài quốc gia của họ.

Nhiều công ty đa quốc gia có trụ sở tại các quốc gia phát triển. Những người ủng hộ mô hình công ty đa quốc gia cho rằng họ tạo ra công ăn việc làm được trả lương cao và nguồn hàng hóa công nghệ tiên tiến ở những quốc gia mà nếu không có sự tồn tại của họ thì sẽ không có cơ hội hoặc hàng hóa như vậy.

Tuy nhiên, những người chỉ trích các doanh nghiệp này tin rằng các tập đoàn này có ảnh hưởng chính trị quá mức đối với các chính phủ, bóc lột các quốc gia đang phát triển và gây ra vấn đề mất cơ hội việc làm tại chính quê hương của họ.

Công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia

1.2. Đặc điểm của các công ty đa quốc gia

Nhìn chung các công ty đa quốc gia trên thế giới thường có những đặc điểm sau đây:

- Tài sản và doanh thu rất cao

Để trở thành một công ty đa quốc gia, công ty đó phải có quy mô lớn và phải sở hữu một lượng tài sản khổng lồ cả về vật chất và tài chính. Các mục tiêu của công ty luôn được đề ra ở mức cao và chúng phải đảm bảo có thể tạo ra lợi nhuận đáng kể.

- Mạng lưới các chi nhánh rất rộng

Các công ty đa quốc gia duy trì hoạt động sản xuất và tiếp thị ở nhiều quốc gia khác nhau. Việc quản lý các văn phòng ở các quốc gia khác được kiểm soát bởi một trụ sở chính đặt tại nước sở tại.

- Sự tăng trưởng

Các tập đoàn đa quốc gia không ngừng phát triển. Ngay cả khi hoạt động ở các quốc gia khác, họ vẫn cố gắng phát triển quy mô của mình bằng cách liên tục nâng cấp và tiến hành các hoạt động mua bán và sáp nhập các công ty nhỏ hơn.

- Công nghệ hiện đại

Khi một công ty vươn ra toàn cầu, họ cần đảm bảo rằng khoản đầu tư của họ sẽ tăng trưởng đáng kể. Để đạt được tăng trưởng đáng kể, họ cần sử dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong các hoạt động sản xuất và tiếp thị.

Các MNC sở hữu công nghệ hiện đại
Các MNC sở hữu công nghệ hiện đại

- Nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao

Các công ty đa quốc gia đặt mục tiêu chỉ tuyển dụng những nhà quản lý giỏi nhất, những người có khả năng làm việc với những số tiền lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, quản lý công nhân và điều hành một tổ chức kinh doanh khổng lồ.

- Chú trọng tiếp thị và quảng cáo

Một trong những chiến lược tồn tại hiệu quả nhất của các tập đoàn đa quốc gia là chi rất nhiều tiền cho tiếp thị và quảng cáo. Đây là cách họ có thể bán mọi sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp. Đương nhiên điều kiện tiên quyết đó là chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ đều rất tốt.

1.3. Các loại hình công ty đa quốc gia

Thông qua mô hình kinh doanh và cấu trúc của các phương tiện sản xuất, có thể phân loại các công ty đa quốc gia thành 3 nhóm chính như sau:

- Công ty đa quốc gia theo chiều ngang: Sản xuất hoặc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương tự hoặc cùng một loại ở nhiều quốc gia khác nhau.

Điển hình như: KFC, Mcdonald…

- Công ty đa quốc gia theo chiều dọc: Công ty sở hữu các cơ sở sản xuất ở một số quốc gia, chuyên cung ứng các sản phẩm là nguyên liệu để gia công thành các sản phẩm khác.

Ví dụ như: Nike, Adidas…

- Công ty đa quốc gia đa chiều: Công ty sở hữu nhiều cơ sở sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau và những cơ sở này hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc.

Điển hình như: Microsoft

Công ty đa quốc gia đa chiều
Công ty đa quốc gia đa chiều

1.4. Ưu nhược điểm của công ty đa quốc gia

1.4.1. Ưu điểm

Việc triển khai các hoạt động kinh doanh đa quốc gia mang lại nhiều lợi ích nhất định:

- Khi có nhà máy và trụ sở ở nhiều quốc gia khác nhau, các công ty có thể tiến hành các hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất tại chính các quốc gia đó mà không phải quan ngại về vấn đề chi phí vận chuyển hay thuế.

- Việc sở hữu nhiều cơ sở ở những thị trường tiềm năng giúp cho các công ty có thể tối ưu hóa lợi nhuận và giảm giá thành sản xuất. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được do các công ty này không phải chịu thêm các khoản chi phí phát sinh.

- Tận dụng các thay đổi về thuế: Các công ty đa quốc gia có thể đặt các trụ sở của mình ở một quốc gia có mức thuế thấp hơn và hoạt động ở những quốc gia khác. Điều này sẽ giúp giảm mức thuế chung cần phải quyết toán cho công ty.

- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế:

Điều này đặc biệt đúng ở những địa phương công ty đó đặt trụ sở thông qua việc tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động đại phương cũng như tạo ra sức hút đối với các hoạt động kinh doanh khác. Một công ty đa quốc gia sẽ có những danh mục đầu tư lớn và đa dạng, trong đó mỗi danh mục đầu tư sẽ được xây dựng sao cho phù hợp với đặc điểm thị trường và nguồn cung nguyên liệu ở quốc gia sở tại.

MNC góp phần thúc đẩy nền kinh tế ở quốc gia sở tại
MNC góp phần thúc đẩy nền kinh tế ở quốc gia sở tại

1.4.2. Nhược điểm

Những quan điểm trái chiều về các công ty đa quốc gia lại cho rằng hình thức đa quốc gia thực tế chỉ che đậy cho tham vọng phát triển độc quyền đối với một số mặt hàng nhất định, điều này dẫn đến giá tiêu dùng tăng cao, các công ty khác cùng ngành không có cơ hội cạnh tranh và hệ quả là thiếu đi sự đổi mới.

Việc các công ty đa quốc gia đặt trụ sở ở nhiều nước cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự cố phá sản của nhiều doanh nghiệp địa phương do không thể cạnh tranh nổi về quy mô cũng như thương hiệu.

Ngoài ra, việc xây dựng các cơ sở ở nước ngoài và di dời các hoạt động sản xuất sang đó cũng gián tiếp đánh mất cơ hội việc làm của rất nhiều người lao động tại quốc gia nơi đặt công ty mẹ.

2. Lợi thế của việc trở thành một công ty đa quốc gia

- Hiệu quả

Về mặt hiệu quả, các công ty đa quốc gia có thể tiếp cận thị trường mục tiêu dễ dàng hơn vì họ sản xuất tại các quốc gia có thị trường mục tiêu. Ngoài ra, họ có thể dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên liệu và chi phí nhân công rẻ hơn.

- Sự phát triển

Các công ty đa quốc gia trả lương cao hơn các công ty trong nước, khiến họ trở nên hấp dẫn hơn đối với lực lượng lao động địa phương. Họ thường được chính quyền địa phương ưa thích vì số thuế địa phương đáng kể mà họ phải trả, giúp thúc đẩy nền kinh tế của đất nước.

Các MNC đều có tốc độ phát triển rất tốt
Các MNC đều có tốc độ phát triển rất tốt

- Nguồn lao động

Các tập đoàn đa quốc gia thuê nhân công địa phương, những người hiểu biết về văn hóa của nơi họ ở và do đó có thể đưa ra phản hồi hữu ích trong nội bộ về những gì người dân địa phương muốn.

- Sự đổi mới

Khi các tập đoàn đa quốc gia sử dụng cả lao động địa phương và lao động nước ngoài, họ có thể tạo ra các sản phẩm sáng tạo và đổi mới hơn.

Như vậy qua bài viết bạn đã hiểu được NMC là gì và những đặc điểm cũng như tác động, ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia đến nền kinh tế tại những địa phương ở các quốc gia sở tại. Việc coi một công ty xuất khẩu sản phẩm của họ sang nhiều quốc gia là công ty đa quốc gia thôi là chưa đủ. Công ty đó cần duy trì hoạt động kinh doanh thực tế ở các nước khác và phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại đó thì mới được coi là công ty đa quốc gia.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: