Giới thiệu | Merchandise là gì? Vai trò và cơ hội nghề nghiệp?

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2022-03-30 16:31:29

Nếu bạn là một nhân viên đã làm việc lâu năm trong ngành sản xuất - thương mại hẳn thuật ngữ Merchandise đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, nếu bạn mới gia nhập ngành và còn bỡ ngỡ với câu hỏi “Merchandise là gì?” chắc chắn bạn cần đọc bài viết này để bổ sung ngay những kiến thức về vị trí này nhé. Trong bài viết dưới đây của vieclam88.vn, chúng tôi xin phép cung cấp những thông tin về khái niệm cũng như các đặc điểm, vị trí liên quan đến merchandise.

1. Khái niệm Merchandise

1.1. Merchandise là gì? 

Khi tìm kiếm cụm từ Merchandise trên các trang internet, bạn dễ dàng thấy định nghĩa chung của cụm từ này mang hàm ý chỉ hoạt động buôn bán. Định nghĩa này tuy đúng nhưng chưa đủ để miêu tả hết chức năng và công việc liên quan đến thuật ngữ này. Nhìn chung, các hoạt động Merchandise chỉ các hoạt động liên quan đến việc bán lẻ sản phẩm trong các doanh nghiệp. 

Khái niệm merchandise
Khái niệm merchandise

Ví dụ như bạn ra các siêu thị, cửa hàng tiện lợi mua hàng hóa chính là một trong những khâu tổ chức của merchandise nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Cùng với đó, merchandise cũng được coi là tên gọi của một vị trí trong doanh nghiệp. Cụ thể ở đây là quản lý đơn hàng, nhân viên kho vận. 

Ở nước ta, merchandise được dùng nhiều nhất trong ngành hàng may mặc. Nhưng không vì thế mà thuật ngữ này bị bóp hẹp chỉ trong ngành công nghiệp dệt may. Đến với phần sau của bài viết, hãy cùng khám phá xem vai trò của merchandise quan trọng như thế nào trong các doanh nghiệp nhé.

1.2. Merchandise đóng góp như thế nào trong hoạt động vận hành của doanh nghiệp? 

Với nhóm công ty chuyên về kinh doanh và sản xuất thương mại, merchandise là một vị trí không thể thiếu và góp phần đảm bảo các hoạt động vận hành của doanh nghiệp. 

Để nhà máy và các khách hàng thu mua sản phẩm được gần gũi và thấu hiểu nhau hơn, nhân viên merchandise sẽ trở thành cầu nối để đôi bên trao đổi về sản phẩm. Tuy không trực tiếp tham gia sản xuất hay làm việc với đơn vị cung ứng nhưng các nhân viên thuộc bộ phận merchandise sẽ điều phối các hoạt động để sản phẩm đến tay người tiêu dùng và nhận được phản hồi tốt nhất bằng cách kiểm soát từ những khâu đầu tiên. 

Merchandise đảm bảo quá trình sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp
Merchandise đảm bảo quá trình sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp

Tại các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thương mại, hoạt động merchandise sẽ đảm bảo doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối ưu cũng như doanh nghiệp thực hiện đúng các quy trình tạo ra sản phẩm. Để quá trình sản xuất tối thiểu được các rủi ro cũng như thuận lợi hơn cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng, hoạt động merchandise phải được chỉ đạo thực hiện. 

Merchandise là chuỗi hoạt động quản trị thu nhỏ với các bước giám sát, quản lý, ra quyết định về các quy trình sản xuất và lập kế hoạch phù hợp nhất với thực tiễn hoạt động doanh nghiệp và phản hồi khách hàng.

2. Các đặc điểm về công việc Merchandise 

Trong phần kế tiếp của bài viết, chúng ta sẽ cùng trao đổi về đặc điểm liên quan đến công việc merchandise nhé. 

2.1. Phân loại Merchandise

2.1.1. Nhân viên quản lý đơn hàng FOB

Đầu tiên hãy cùng đến với vị trí nhân viên quản lý đơn hàng FOB. 
Vị trí này không còn xa lạ với không chỉ những doanh nghiệp lớn mà còn rất nhiều doanh nghiệp nhỏ hoặc có quy mô cỡ vừa khác làm trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Tại các doanh nghiệp logistics, các hãng tàu… vị trí này nhận được sự quan tâm của rất nhiều ứng viên. 

Merchandise FOB phục vụ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
Merchandise FOB phục vụ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp

Nhìn chung khi các đơn hàng trong nước hoặc ngoài nước có nhu cầu xuất khẩu các nhân viên Merchandise FOB sẽ chịu trách nhiệm theo dõi cũng như quản lý chặng đường của các đơn hàng ấy. Những hoạt động xoay quanh khâu vận chuyển, lưu trữ kho vận của các đơn hàng và quá trình sản xuất nói chung sẽ được họ kiểm soát sao cho thuận lợi và hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh. 

2.1.2. Nhân viên quản lý đơn hàng CMT 

Những đơn hàng CMT liên quan đến gia công hoặc là các đơn hàng giao công. Khác với FOB, nhân  viên quản lý đơn hàng CMT sẽ được giản lược đi các bước về nguyên liệu. Họ chỉ có nhiệm vụ chính là theo dõi quá trình các đơn hàng này được sản xuất. 

Merchandise CMT phục vụ việc sản xuất gia công
Merchandise CMT phục vụ việc sản xuất gia công

Các nhà máy, phân xưởng sẽ chịu trách nhiệm cho quá trình tìm chuỗi cung ứng đầu vào. Các nhân viên quản lý đơn hàng CMT sẽ làm việc chủ yếu với lãnh đạo của các nhà máy, phân xưởng và kiểm soát tình hình làm việc của công nhân, nhân viên. 

2.1.3. Nhân viên quản lý đơn hàng sản xuất và cung ứng nội địa 

Các bạn đã từng nghe đến cụm “hàng nội địa Trung”, “hàng nội địa Hàn” hay chưa? Những sản phẩm được sản xuất phục vụ thị trường nội địa và không có nhu cầu xuất khẩu lớn sang các thị trường nước ngoài sẽ do đội ngũ này kiểm soát quá trình sản xuất. 

Merchandise trong tiêu dùng nội địa
Merchandise trong tiêu dùng nội địa

Vị trí này có phạm vi công việc hẹp hơn hai vị trí trên nhưng lại có nhiều yêu cầu hơn về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng công việc. Những đất nước muốn đẩy mạnh tiêu dùng hàng nội địa và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng (ví dụ như mỹ phẩm, quần áo…) thường xây dựng đội ngũ nhân lực merchandiser trong sản xuất, cung ứng nội địa có kiến thức và kỹ năng mạnh. 

2.1.4. Nhân viên quản lý đơn hàng tổng hợp

Đây là nhiệm vụ khó nhất khi tổng hợp tất cả các tác vụ của 3 vị trí kể trên và thường đây là vị trí quản trị cấp trung trong doanh nghiệp. Người làm vị trí này sẽ nhận trách nhiệm kiểm soát các hoạt động FOB, CMT, cung ứng nội địa trong doanh nghiệp. 

Lượng công việc của nhân sự làm vị trí này khá lớn cùng với đó họ phải đảm nhiệm những yêu cầu cao về mặt chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm. Những ứng viên muốn thử sức với vị trí này sẽ cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm ở những vị trí bên dưới hoặc 1 năm với vị trí tương đương. 

2.2. Các nhiệm vụ của công việc merchandise

Như các bạn đã thấy, công việc merchandise quản lý đơn hàng có đến 4 loại hình. Các nhiệm vụ của công việc này cũng vô cùng đa dạng. 

Đầu tiên để đảm bảo doanh số bán hàng của doanh nghiệp luôn được giữ ở mức ổn định hoặc đạt KPI doanh nghiệp giao cho công ty, nhân viên phải có sự tiếp nhận cũng như thực hiện được các yêu cầu trong đơn hàng mà khách hàng yêu cầu. 

Mô tả một số nhiệm vụ trong hoạt động merchandise
Mô tả một số nhiệm vụ trong hoạt động merchandise

Tiếp theo đó, khi doanh nghiệp tung ra các sản phẩm mới hoặc muốn xúc tiến bán những dòng sản phẩm có sẵn, các merchandiser sẽ là nguời chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược bán. Thêm vào đó, để đảm bảo hiệu quả trong cung ứng họ cũng sẽ kiểm tra các nhà cung ứng đầu vào và đầu ra sản phẩm. 

Để hoạt động bán hàng đạt được hiệu quả tốt nhất nhân viên quản lý đơn hàng cũng phải thường xuyên khảo sát thái độ của khách hàng với sản phẩm và doanh nghiệp, cùng với đó họ cũng phải phân tích các số liệu của hoạt động bán hàng. Để hàng hóa có thể đến tay người tiêu dùng hoặc khách hàng đúng theo thời hạn trong hợp đồng hoặc đã giao hẹn họ cũng phải phối hợp và kiểm tra tình hình hoạt động của các đơn vị cung ứng. 

Kết lại, hoạt động merchandise đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thương mại, sản xuất các sản phẩm xuất nhập khẩu. Nếu như bạn đang muốn thử sức với công việc này thì đừng chần chừ gì mà hãy khám phá ngay những cơ hội công việc trên vieclam88.vn nhé. Mong rằng bài viết của tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Merchandise là gì?” Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: