MC là gì? Những tố chất cần có để trở thành MC chuyên nghiệp nhất

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2022-02-07 09:19:55

Trong các chương trình hay sự kiện, bạn chắc hẳn đã trông thấy các MC hay còn gọi là người dẫn chương trình. Để trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp và dẫn dắt được khán giả, bạn cần có những tố chất riêng biệt để thu hút được sự chú ý và giúp người nghe hiểu được điều mà bạn muốn nói. Vậy MC là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách để trở thành một MC nổi tiếng nhé!

1. Tìm hiểu MC là gì?

MC là gì? Chắc hẳn bạn đã nghe qua từ MC (đọc là “em-xi”) qua các chương trình truyền hình. MC là viết tắt của cụm từ Mic Checka, Microphone Controller, Moves the Crowd hay Music Commentator. Nhiều người sử dụng từ MC để tả những người dẫn chương trình tự tin, duyên dáng và có tài ăn nói lưu loát…

MC có nghĩa phổ biến nhất là người dẫn chương trình
MC có nghĩa phổ biến nhất là người dẫn chương trình

Việc không thống nhất trong cách viết tắt khiến một người dẫn chương trình phải thực hiện và đảm đương nhiều nhiệm vụ hơn bình thường. Và hiểu theo nghĩa rộng lớn thì MC là người dẫn dắt và lôi cuốn sự chú ý của quần chúng để hòa nhập vào chương trình hay sự kiện, đám cưới, tiệc tùng… Vì vậy, những người “khơi mào” cầm mic lên đều được gọi là MC.

Hiện nay, Việt Nam có một số MC nổi tiếng như Lại Văn Sâm, Quỳnh Hoa, Diễm Quỳnh, Thanh Bạch, Trấn Thành, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Nguyễn Ngọc Ngạn…

2. MC – Người dẫn chương trình thường làm những công việc gì?

MC có thể không phải người nổi tiếng nhưng lại rất nhiều người hâm mộ và có vai trò vô cùng quan trong các sự kiện hay chương trình. Dưới đây là những công việc mà một người dẫn chương trình cần thực hiện.

Những công việc mà người dẫn chương trình cần thực hiện
Những công việc mà người dẫn chương trình cần thực hiện

2.1. Dẫn dắt khán giả và làm nổi bật chủ đề chính

Khi mở đầu các chương trình, MC cần nêu lý do tổ chức sự kiện và chủ đề chính của sự kiện đó, dù khách mời đã biết chủ đề. Mỗi chương trình hay sự kiện cũng sẽ có nội dung và chủ đề khác nhau, do đó người MC cần biết cách dẫn dắt khán giả để thu hút sự chú ý và giúp họ hào hứng thảo luận hay trao đổi về chương trình đang diễn ra.

Đồng thời, MC cần đưa đẩy chương trình và tạo sự kịch tính thông qua giọng nói của bản thân, biết tổng hợp nội dung ý kiến của khách mời để khán giả hài lòng khi hiểu được ý chính.

2.2. Biết làm chủ không gian

Người dẫn chương trình cần biết cách cân bằng các tình huống và kiểm soát không gian trong sự kiện. Có nhiều buổi tranh luận thường nhàm chán và tẻ nhạt, vì vậy công việc của người MC lúc này là làm cho cuộc đàm thoại trở nên sôi nổi và thú vị hơn. Ngoài ra, MC không chỉ tập trung vào một vài người nhất định và cần biết chia đều câu hỏi cho mọi người.

MC cần biết làm chủ không gian
MC cần biết làm chủ không gian

2.3. Nhận thức về thời gian

Mỗi một chương trình hay sự kiện thường có thời lượng nhất định, vì vậy người dẫn chương trình cần chú ý thời gian để hỏi các câu hỏi phù hợp với khách mời và phân chia các phần của sự kiện hợp lý. Từ đó, thời gian của chương trình sẽ không vượt quá thời gian quy định. Có thể thấy rằng, càng về cuối chương trình, cách xử lý khéo léo và bình tĩnh của người dẫn chương trình không phải là điều đơn giản.

2.4. Đưa ra câu hỏi hợp lý

Công việc của người dẫn chương trình thường là khai thác các nội dung thông tin dựa trên các câu hỏi. Câu hỏi cần phải đúng trọng tâm và chủ đề của chương trình thì mới có thể nhận được đáp án tốt và giúp khán giả thông tin rõ ràng hơn.

Các câu hỏi của MC cũng khiến người tham gia tò mò và khiến chương trình trở nên thu hút. Đồng thời, để tạo nên chương trình hoàn hảo thì cần sự lắng nghe của khách mời.

Đưa ra câu hỏi hợp lý
Đưa ra câu hỏi hợp lý

2.5. Giải quyết tình huống phát sinh

Khi ở trên sân khấu, có thể xảy ra một số tình huống phát sinh mà người dẫn chương trình có thể không lường trước như bộ phận kỹ thuật trục trặc, đọc sai tên khách mời, mời thiếu khách hàng, nhà tài trợ… Lúc này, MC với tư cách là người chủ trì cần khéo léo, linh hoạt và cần một tâm lý vững vàng để giải quyết các tình huống phát sinh kịp thời.

3. Cách để trở thành một MC chuyên nghiệp và nổi tiếng

Để trở thành một MC, bạn cần rèn luyện những kỹ năng và có những tố chất riêng để có thể dẫn chuyện và thu hút được sự chú ý của khán giả.

3.1. Nghệ thuật diễn cảm

Biểu cảm gương mặt như ánh mắt, nụ cười, nhíu mày hay đôi tay là cách giúp bạn diễn tả tình cảm nhanh chóng nhất, lúc này ngoài việc diễn tả nội dung, bạn cần phối hợp giữa đôi tay và lời nói của mình, có những bước đi chuyên nghiệp trên sân khấu. Mỗi người MC cũng có một cá tính và phong cách riêng, người thì có cách ngắt nghỉ đúng chỗ, nụ cười tươi tắn hoặc cách dẫn chương trình thu hút…

Nghệ thuật diễn cảm trên sân khấu
Nghệ thuật diễn cảm trên sân khấu

3.2. Ngoại hình ưa nhìn

Hầu hết, MC đều cần có một ngoại hình ưa nhìn. Bởi một nụ cười tươi, gương mặt sáng giúp khán giả thiện cảm hơn với bạn và thu hút được khán giả hơn. Vì vậy, để hình ảnh của mình thật đẹp mắt và ấn tượng với công chúng, bạn cần có cách lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với dáng vóc của mình và chủ đề chính của chương trình. Bên cạnh đó, tác phong làm việc chuyên nghiệp và biểu cảm, đi đứng, nói chuyện của MC cũng tạo nên sự thu hút với khán giả.

3.3. Vốn kiến thức sâu rộng

Ngoài ngoại hình ưa nhìn, MC cần phải có một kiến thức sâu rộng. Để thành công, bạn cần có nhiều kiến thức trong các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị… Khi am hiểu các kiến thức sâu rộng, bạn sẽ dễ dàng truyền tải các nội dung đến khán giả, đồng thời giúp bạn thêm tự tin hoạt ngôn và giao tiếp trong các chương trình hay sự kiện.

Vốn kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực
Vốn kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực

3.4. Giọng nói và chất giọng tốt, tròn vành rõ chữ

Giọng nói cũng là điểm nhấn giúp người dẫn chương trình có thể truyền tải các thông điệp, nội dung của chương trình đến quý khán giả.

3.4.1. Giọng nói

Giọng nói của MC cần phát âm chuẩn, rõ ràng, mạch lạc, tròn vành, không ngọng hay nói giọng địa phương. Tuy vậy, một số sự kiện nhỏ hoặc truyền hình có quy mô ở địa phương thì MC có thể nói giọng địa phương.

3.4.2. Cách nói

Người dẫn chương trình cũng cần tạo được sự độc đáo và cá tính của mình qua cách nói và dẫn dắt chương trình. Cách nhả chữ và sử dụng ngôn ngữ cần tự nhiên, gần gũi và phù hợp với chủ đề của chương trình và đối tượng giao tiếp sẽ giúp chương trình thu hút và được lòng khán giả.

3.5. Biết cách phối hợp

Người dẫn chương trình cần biết cách phối hợp ăn ý với khách mời và khán giả nên tạo nên chương trình thu hút. Ngoài biết cách làm chủ sân khấu, MC cần phải khiêm tốn để nâng những khách mời hoặc những người khác đúng với mục đích.

Biết cách phối hợp ăn ý
Biết cách phối hợp ăn ý

Đồng thời, MC cần biết cách gây cười đúng lúc, đúng chỗ để chương trình thêm hoàn thiện. Do đó, không cần một ngoại hình quá xinh đẹp nhưng bạn khiến khán giả bật cười thoải mái thì bạn sẽ nhanh chóng thành công với nghề MC.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được MC là gì và cách để trở thành MC chuyên nghiệp. Để dẫn chương trình chuyên nghiệp, bạn cần nhớ được 8 chữ: "Chính xác – Linh hoạt – Truyền cảm – Nhiệt tình". Nghĩa là các thông tin bạn đưa ra cần chính xác, biết cách xử lý tình huống linh hoạt, diễn đạt truyền cảm và nhiệt tình với từ tinh thần trách nghiệm. Vì vậy, bạn cần chỉn chu hoàn thiện bản thân và bổ sung kiến thức cần thiết, luyện tập điệu bộ, cử chỉ để trở thành một MC chuyên nghiệp.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: