Những kinh nghiệm cần có khi xin mẫu thư giới thiệu của giáo viên

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2020-03-27 17:38:33

Bạn có ước muốn xét tuyển tại các trường quốc tế,  thì chắc hẳn bạn cũng đã tìm hiểu qua các điều kiện cần có để mà chuẩn bị, bạn sẽ biết các bước xét tuyển cần có bao gồm các bước sau: nộp giấy giới thiệu cá nhân (CV), đơn xin nhập học, bài nêu về bản thân, các giấy tờ chứng chỉ cần có ( tùy theo từng trường yêu cầu: GMAT, SAT, IELTS, …) bản sao các loại bằng cấp , bảng điểm học tập cần công chứng xác thực và quan trọng không thể thiếu đó chính là mẫu thư giới thiệu của giáo viên. Vậy bạn đã hiểu rõ về loại giấy tờ này chưa? Yêu cầu của nó ra sao? Nếu chưa hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm Việc Giáo Dục

1. Sơ lược về mẫu giới thiệu của giáo viên

Là một giáo viên tài năng, được học sinh tin tưởng yêu mến, luôn là điểm đến tin cậy vì thế người giáo viên này luôn được giữ trọng trách làm người có uy tín để viết mẫu thư giới thiệu cho học sinh sinh viên. Nếu bạn  là học sinh là sinh viên khi mà viết thư giới thiệu đầu tiên sẽ không có sự tín nhiệm nhiều, sẽ không được có cái nhìn khách quan chân thực. Vì thế mà nếu như nó được viết bởi một người giáo viên thì chắc chắn trong đó sẽ có được cái tâm và một cái tầm trong thư giới thiệu. Để từ đó có thể tạo ra những bước tiếp lớn cho sự thành công của người học sinh của mình.

Sơ lược về mẫu giới thiệu của giáo viên
Sơ lược về mẫu giới thiệu của giáo viên

1.1. Thư giới thiệu có tác dụng gì?

Ở nước ta – nước CHXHCN Việt Nam thì hình thức xin thư giới thiệu của giáo viên chưa thực sự được phổ biến lan rộng. Bởi các quy định về như học bổng, phỏng vấn hay bất cứ việc gì liên quan đến năng lực của ứng viên còn khá đơn giản. Thế nhưng ở các nước phát triển thì đây lại là một loại giấy tờ quan trọng bởi trong nền kinh tế mạnh mẽ gay gắt với các thị trường cạnh tranh khốc liệt cùng với hệ thống giáo dục quốc tế thì để đáp ứng được cơ hội trúng tuyển hay muốn đăng ký xét tuyển du học học bổng ở nước ngoài thì lá thư giới thiệu của người giáo viên thì thực sự cần thiết.

Như vậy việc xin thư giới thiệu được dùng phổ biến cho 3 mục đích sau là dùng cho tìm việc hay dùng cho việc xét học bổng tại các trường quốc tế hoặc xin đi du học.

- Làm nên sự riêng biệt độc đáo giữa những học sinh, sinh viên với những người khác: đặc biệt là trong trường hợp có vô vàn những người có đầu ra giống bạn thì thực sự bức thư giới thiệu từ một thầy cô có uy tin là một điểm sáng rất lớn cho hồ sơ của bạn.

Thư giới thiệu có tác dụng gì?
Thư giới thiệu có tác dụng gì?

- Đó cũng coi như một chiêu thức quảng cáo PR bản thân: nếu như những điểm nổi bật những ưu điểm của bạn được người khác đánh giá nêu lên thì độ tin cậy cao hơn rất nhiều khi mà bạn tự nêu lên.

- Nếu như được giáo viên viết cho một bức thư giới thiệu thì bạn có thể nắm bắt nhìn nhận được quá trình rèn luyện của mình ra sao để từ đó có phương án thay đổi để biến mình thành một thứ vũ khí lợi hại nhất giúp bản thân đạt được nguyện vọng ước muốn của mình.

Nếu những phẩm chất, ưu điểm của mình được trình bày ra, thể hiện rõ ràng thông qua lời nhận xét của một người thứ ba thì hiệu quả hồ sơ của mình trở nên lợi hại hơn bao giờ. Thế nhưng bức thư nếu muốn có hiệu quả hiệu suất cao nhất thì không nên chỉ có mỗi điểm tốt mà bên cạnh đó cũng nên lồng ghép những điểm còn hạn chế để tăng tính khách quan cho lá thư của mình.

1.2. Thư giới thiệu nên xin từ giáo viên như thế nào

Tùy vào tính chất nơi bạn nộp hồ sơ vào để bạn có thể lựa chọn người viết thích hợp bởi mỗi nơi lại có những yêu cầu đòi hỏi khác nhau từ các ứng viên. Có những nơi yêu cầu nếu có thư thì thư đó phải được giảng viên, thạc sĩ tiến sĩ viết chứ không phải một người giáo viên cấp Trung học phổ thông. Vậy nên trước khi đưa ra quyết định xin thư bạn nên tìm hiểu nơi hướng đến của bức thư có những yêu cầu đặc điểm gì cho thư.

Nhưng dù giảng viên đại học hay giáo viên Trung học phổ thông thì tiêu chí chúng ta xin thư cần có là:

Người giảng viên giáo viên đó đã và đang trực tiếp giảng dạy bạn để có thể đưa ra  một cái nhìn rõ nét nhất.

 Thư giới thiệu nên xin từ giáo viên như thế nào
 Thư giới thiệu nên xin từ giáo viên như thế nào

Giảng viên giáo viên mà đang trực tiếp hướng dẫn bạn tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học.

Nếu như bạn đang là một du học sinh thì hãy nắm bắt cơ hội ngày đi nào. Có trong tay một tờ thư giới thiệu của giáo viên nước ngoài thì cơ hội khi đi xin việc đã tăng lên gấp bội.

Tìm hiểu thêm: Mẫu thư xin việc

2. Cần chuẩn bị những gì về lá thư để làm nó có tầm

2.1. Chuẩn bị thư giới thiệu thế nào để làm mạnh hồ sơ của bạn?

Hội đồng tuyển sinh dùng thư giới thiệu vừa để kiểm tra thông tin bạn đưa ra trong hồ sơ, vừa để tìm thêm thông tin về bạn. Thư giới thiệu có thể làm tăng khả năng được nhận của bạn nếu thư giới thiệu đem lại những thông tin thể hiện được giá trị của bạn mà chưa xuất hiện ở các phần khác trong hồ sơ, và những thông tin này thống nhất với hình ảnh của bạn trong hồ sơ.

2.2. Cần bao nhiêu thư giới thiệu?

Nên chuẩn bị tối thiểu 02 thư giới thiệu: 01 thư từ 01 Counselor và 01 thư từ 01 Teacher. Một số trường yêu cầu 3 thư giới thiệu: 01 thư từ 01 Counselor và 02 thư từ 02 Teachers hoặc từ 01 Teacher và một ai đó tương tác đủ sâu để hiểu rõ bạn. Nếu bạn có quá nhiều lựa chọn người viết thư giới thiệu? Cách tốt nhất là bạn nên chuẩn bị sẵn khoảng 04 lá thư , với 03 thư đến từ giáo viên và 01 thư đến từ một trong những người tương tác với bạn đủ lâu (nên từ 3 tháng trở lên). Sau này, bạn có thể tuỳ chọn ra 02 hoặc 03 thư phù hợp nhất trong số này để gửi đến trường.

Cần bao nhiêu thư giới thiệu?
Cần bao nhiêu thư giới thiệu?

2.3. Khi nào nên có một bức thư giới thiệu từ giáo viên?

Trên thực tế bạn không nên đợi đến đầu năm 12 hoặc gần hạn chót nộp đơn. Số lượng học sinh Việt Nam nộp hồ sơ đi du học tăng lên theo mỗi năm, vì vậy có rất nhiều học sinh muốn các thầy cô giáo viết thư giới thiệu cho mình. Nếu bạn xin thư giới thiệu gần hạn chót nộp đơn quá, giáo viên có thể sẽ không có thời gian để viết một bức thư có trọng lượng cho bạn. Việc viết thư giới thiệu mất nhiều thời gian, nên khi bạn hỏi xin sớm thì người viết thư giới thiệu cho bạn có nhiều thời gian để suy ngẫm cho lá thư của bạn.

Tham khảo: CV du học và bí quyết vàng để chinh phục nhà tuyển sinh

3. Cách để viết một mẫu thư giới thiệu của giáo viên khách quan nhất

3.1. Có ý tưởng về nội dung về thư

Nội dung của một lá thư giới thiệu nhất định cần phải có sự logic, sự liên quan đến quá trình phát triển về phải nêu chỉ ra được các năng lực ưu điểm tố chất của bạn trong quá trình học tập tiếp xúc với giáo viên từ cách tham gia việc học, tham gia hoạt động ngoại khóa, hay các giải thưởng mà mình nhận được. Theo đó người giáo viên cần thể hiện được những thông tin cơ bản sau:

- Mối quan hệ, môi trường quan hệ sinh sống của các bạn học sinh, sinh viên đó.

- Logic tư duy của cac bạn về khả năng học tập và kỹ năng giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.

Có ý tưởng về nội dung về thư
Có ý tưởng về nội dung về thư

- Những tài năng, kỹ năng mà người học sinh đó có;

- Điều gì để lại ấn tượng với thầy cô đó;

-  Các dẫn chứng cụ thể về các hành động nêu trên..

3.2. Thực hiện PR cho những ưu điểm

Một lá thư thuyết phục thì trong đó không chỉ đưa ra các ý lặp đi lặp lại về sự tham gia lớp học, các câu lạc bộ hay chỉ những thông tin cơ bản cần đề cập trong sơ yếu lý lịch,… mà thêm vào đó bạn cần chỉ ra đề cập đến những điểm mạnh của học sinh mình ví dụ như năng khiếu học tập chẳng hạn, hay năng khiếu tư duy sáng tạo trong quá trình tham gia trên lớp như có tư chất khoa học, viết bài, thể dục thể thao,… hay bất cứ một điểm nổi bật nào mà người đó có thế mạnh. Nếu có  thể hãy chỉ ra những dẫn chứng cụ thể, chứ không nên nêu ra như một cách liệt kê.

3.3. Vốn từ ngữ trong thư

Một vài tính từ hay thể hiện năng khiếu của học sinh nên được dùng như là: đam mê, sâu sắc, tinh tế, sáng tạo, tỉ mỉ, thích khám phá,… nên vì thế mà ta nên dùng những tính từ mạnh để làm sáng làm nổi bật lên những điểm mạnh đó. Bên cạnh đó một số từ nên dùng cho sinh viên như là: năng động, hoạt bát, nhạy bén, có tư chất lãnh đạo, tràn đầy năng lượng, có chí hướng tham vọng và quan trọng nhất là các kỹ năng mềm,..

3.4. Những thông tin cần nêu trong thư

- Một đoạn để giới thiệu chung về đối tượng đang được viết trong thư

- Các thông tin cơ bản của người giáo viên, giảng viên đang viết thư;

Những thông tin cần nêu trong thư
Những thông tin cần nêu trong thư

- Giới thiệu về các mối quan hệ trong cuộc sống, trong quan hệ cộng đồng và đặc biệt là quan hệ của học sinh với người đang viết thư. Một điều cần lưu ý là không nên marketing quá đà các năng khiếu sở trường của học sinh, sinh viên làm mất đi tính chân thực khách quan cần nó. Thay vào đó chúng ta cần nêu ra cả những ưu điểm, khuyết điểm của học sinh để người đọc có một cái nhìn tổng quan nhất. Và khi chỉ ra những khuyết điểm đó người viết cần chỉ ra lý do một vài lời giải thích cho sự thiếu sót đó để chính điểm yếu này lại làm trở thành điểm mạnh của lá thư.

- Nêu ra những bằng chứng để chứng minh cho những điểm mạnh vừa nêu để tăng tính tin cậy cho người đọc.

- Chỉ ra, cung cấp những thông tin liên lạc của bạn và lời đề nghị nếu như có các thông tin thắc mắc cần giải đáp có thể liên hệ lại cho bạn qua email hoặc qua số điện thoại.

Vừa rồi là những kinh nghiệm quý báu mà bạn cần biết khi xin mẫu thư giới thiệu của giáo viên.Với những thông tin hữu ích này hy vọng rằng bạn đã có cho mình những lá thư độc đáo và đầy đủ nhất.

mẫu thư giới thiệu của giáo viên.doc

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: