Nắm bắt mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần mới nhất

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-03-20 18:33:50

Công ty cổ phẩn – một loại hình vô cùng quen thuộc trong mọi tổ chức doanh nghiệp ởViệt Nam. Với những nét đặc trưng riêng biệt và cách tổ chức xây dựng hệ thống có khả năng mang lại nhiều lợi thế, công ty cổ phần ngày một phát triển hơn. Vậy để phù hợp với sự phát triển của thời đại kinh tế, các nhà lãnh đạo cần phải nắm bắt để áp dụng mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần sao cho hiệu quả nhất.

Cách tổ chức và xây dựng sơ đồ đối với hệ thống của loại hình công ty cổ phần này sẽ khác nhau để đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của loại hình kinh tế. Vậy trong tư cách của một nhà lãnh đạo, bạn đã cập nhật được những mẫu sơ đồ mới nhất về việc tổ chức cho công ty hay chưa? Nếu đây là thiếu sót trong kỹ năng quản lý của bạn, hãy nhanh chóng cập nhật để lấp đầy nó nhé.

1. Vì sao cần sử dụng mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần?

Sơ đồ tổ chức nói chung là một khuôn thước chuẩn chỉnh nhằm giúp cho mọi yếu tố được sắp xếp bên trong đó có được một hướng đi phù hợp, bài bản. Đối với các doanh nghiệp mà nói, luôn cần thiết tổ chức cơ cấu hoạt động theo sơ đồ vì như vậy mới hạn chế tối đa các nguy cơ ối ren luôn có thể bùng nổ, làm cho mọi thứ đi theo đúng quỹ đạo mà kế hoạch phát triển doanh nghiệp đã xây dựng. Và điều này cũng không hề ngoại lệ đối với loại hình công ty cổ phần.

Lợi ích của việc sử dụng mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần
Lợi ích của việc sử dụng mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

Về bản chất, công ty cổ phần hoàn toàn được thành lập dựa trên trình tự quy định mà pháp luật ban hành, kèm theo quy định về việc được tổ chức chặt chẽ theo một hệ thống các yếu tố nhất định, thể hiện rõ một khối thống nhất từ đó luôn mang lại hiệu quả, giúp công ty suôn sẻ mà thu về nhiều lợi ích từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Không có mô hình tổ chức nào được sử dụng lâu dài vì có rất nhiều điều kiện thực tế kinh doanh tác động buộc doanh nghiệp cổ phần nói riêng phải liên tục chuyển mình, kéo theo sự chuyển đổi từ ít đến nhiều mô hình tổ chức doanh nghiệp. Vì thế mà việc cập nhật và áp dụng các mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần theo mẫu mới nhất luôn phải được chú trọng.

Công ty cổ phần có sơ đồ tổ chức như thế nào?
Công ty cổ phần có sơ đồ tổ chức như thế nào?

Nếu như công ty bạn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, hãy thử nhìn nhận lại xem liệu công ty bạn đã bao lâu rồi không cập nhật mẫu sơ đồ tổ chức doanh nghiệp theo loại hình công ty cổ phần? Có thể đó là một nguyên nhân quan trọng tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp.

Dù là doanh nghiệp ít khi thay đổi hay thường xuyên có sự cập nhật thay đổi mô hình tổ chức thì cũng hãy cập nhật những thông tin mới nhất về mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần mới nhất ở nội dung tiếp theo của bài viết này nhé các bạn.

Xem thêm: Mẫu nội quy công ty

2. Những loại mô hình tổ chức phổ biến áp dụng đối với công ty Cổ phần

 Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần được chia ra làm hai kiểu mô hình phổ biến:

- Mô hình thứ nhất sẽ gồm các thành phần sau đây:

+ 1 là Đại hội đồng cổ đông

+ 2 là Hội đồng quản trị

+ 3 là vị trí Tổng giám đốc

+ 4 là chức vụ Giám đốc

+ 5 là Ban kiểm soát

Trong trường hợp công ty cổ phần có 2 điều kiện sau thì sẽ quy định việc có cần thiết để thành lập đối với Ban kiểm soát hay không: thứ nhất là có số cổ đông của công ty ít hơn 11 người/tổ chức; thứ hai là những cổ đông đó sẽ giữ thấp hơn 50% cổ phần trong toàn bộ công ty.

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần
Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

- Mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ hai gồm có:

+ 1 là Đại Hội đồng cổ đông

+ 2 là Hội đồng quản trị

+ 3 là Tổng giám đốc

+ 4 là Giám đốc

Ở mô hình này đòi hỏi điều kiện thành lập và hoạt động như sau: có 20% trong tổng số thành viên thuộc Hội đồng quản trị là thành viên độc lập; đồng thời Ban kiểm toán thuộc Hội đồng quản trị cũng được thành lập. Những người nằm trong Hội đồng quản trị có vai trò chủ yếu là trực tiếp tổ chức thực hiện cũng như giám sát tất cả các công tác điều hành, quản lý trong công ty.

Mỗi một thành viên nằm trong mẫu mô hình tổ chức của các loại hình vừa nêu trên sẽ được phân công trách nhiệm, nắm giữ các vai trò khác nhau để góp phần vào công tác xây dựng doanh nghiệp phát triển, hoạt động hiệu quả. Vậy vai trò của từng thành viên là gì?

Xem thêm: VIệc làm hành chính

3. Xác định rõ vai trò của từng thành viên thuộc mẫu sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần

* Vai trò của Đại hội đồng cổ đông ở trong loại hình công ty Cổ phần

Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần
Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

Đây là một cơ quan có quyền hành cao nhất ở trong công ty Cổ phần, có thể đưa ra mọi quyết định áp dụng cho tất cả các bộ phận khác. Các cổ đông trong cơ quan này sẽ có quyền được biểu quyết. Một vài quyền hạn, nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông bao gồm:

+ Đưa quyết định đối với việc thay đổi về điều lệ tổ chức, hoạt động trong công ty

+ Có quyền quyết định về những loại cổ phần và số lượng của chúng ở trong công ty

+ Thực hiện nghĩa vụ "thông qua định hướng" phục vụ kế hoạch phát triển công ty.

+ Thông qua đối với bản báo cáo tài chính từng năm.

+ Thực hiện các công tác bao gồm bầu cử, bãi nhiệm hay miễn nhiệm các thành viên đang có mặt trong Hội đồng quản trị và đối với cả các kiểm soát viên.

+ Xử lý, giải quyết đối với các vi phạm xảy ra trong Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị.

+ Có quyền ban hành ra những quyết định đối với việc giải thể hay tổ chức lại công ty.

* Vai trò của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

Hội đồng quản trị sẽ quản lý mọi vấn đề không thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông. Người đứng đầu của cơ quan này chính là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Những thông tin sau được cung cấp sẽ cho chúng ta hiểu rõ được quyền hạn, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị là gì.

Tổ chức trong công ty cổ phần
Tổ chức trong công ty cổ phần

- Có quyền ban hành các quyết định đối với:

+ Chiến lược phát triển gồm cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn; kế hoạch kinh doanh thường niên.

+ Hình thức của hoạt động huy động vốn và giá bán ra của trái phiếu và cổ phần công ty.

+ Mua lại cổ phần

+ Phương án và các dự án đầu tư

+ Các giải pháp về công nghệ, tiếp thị hay phát triển thị trường.

+ Cơ cấu tổ chức và quy chế của hoạt động quản lý công ty.

+ Thành lập các công ty con hay các cơ sở văn phòng, chi nhánh; hoạt động góp vốn và mua cổ phần của đơn vị khác.

+ Chính sách về tiền lương và cử ra những người làm đại diện công ty khi cần.

- Quyền đưa kiến nghị về tổng số và các loại cổ phần lên Đại hội đồng cổ đông sẽ đem ra chào bán.

- Quyền bầu cử, bãi nhiệm và miễn nhiệm đối với các chức vụ gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc.

- Thông qua các hợp đồng liên quan tới hoạt động mua bán hoặc vay hợp đồng theo quy định cụ thể của công ty.

- Vai trò giám sát và trực tiếp chỉ đạo đối với các chức vụ Tổng giám đốc, giám đốc và các chức vụ quản lý cấp dưới khác.

- Duyệt nội dung chương trình đối với cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, có quyền triệu tập cuộc họp và lấy ý kiến các thành viên, trình lên Đại hội đồng cổ đông quyết định thông qua.

- Đưa kiến nghị về các nội dung: giải thể hoặc tổ chức lại, đưa yêu cầu phá sản công ty lên Đại hội đồng cổ đông.

Trang vàng

Cập nhật mẫu sơ đồ tổ chức trong công ty cổ phần
Cập nhật mẫu sơ đồ tổ chức trong công ty cổ phần

* Vai trò của Tổng giám đốc, Giám đốc Công ty Cổ phần

Hai chức vụ này có trách nhiệm quản lý công ty. Họ được công ty bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm hay thuê làm việc trong nhiệm kỳ từ 5 năm đổ lại. Phần trách nhiệm của họ bao gồm việc thông báo đến toàn bộ công ty các nội dung được cấp trên yêu cầu, chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh quyền, nghĩa vụ được giao phó. Ngoài ra, trong thời gian nhiệm kỳ, họ cần trung thành tuyệt đối với công ty, lấy lợi ích chung của công ty làm gốc và đặt lên ưu tiên hàng đầu.

 * Ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Bộ phận này được thành lập khi công ty cổ phần có số lượng cổ đông lớn hơn 11 hoặc đáp ứng điều kiện có cổ đông là tổ chức nắm giữ đến trên 50% trong tổng số cổ phần toàn công ty. Trong ban kiểm soát thường sẽ có khoảng 3 – 5 thành viên. Cũng tương tự như chức vụ giám đốc, tổng giám đốc, Ban kiểm soát thực hiện nhiệm kỳ trong thời gian từ 5 năm đổ xuống. Người đứng đầu có chức vụ là Trưởng ban kiểm soát.

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần vừa nêu trên đây đã giúp cho bất cứ ai cũng có được hình dung rõ ràng. Bạn có thể nghiên cứu tỉ mỉ về mô hình này để hiểu rõ về nguyên lý tổ chức của nó, từ đó dễ dàng áp dụng vào thực tế tổ chức của công ty mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: