Download ngay mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa chuẩn nhất!

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2021-02-18 12:52:25

Như các hoạt động kinh tế, thương mại khác, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho hai bên mua bán dịch vụ vận chuyển hàng hóa, bắt buộc có sự xuất hiện của tài liệu thỏa thuận và cam kết mang tên hợp đồng. Tuy vậy, cũng không phải ai cũng thấu rõ cách viết một bản hợp động vận chuyển hàng hóa chuẩn chỉnh như thế nào? Nhằm giải đáp những thắc mắc xoay quanh vai trò và cũng như cách soạn thảo một mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa, vieclam88.vn xin gửi bạn bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi và cùng tìm câu trả lời cho mình nhé. 

1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?

Trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ vận chuyển giao nhận, Logistics, và các bên thường xuyên sử dụng những dịch vụ thuê vận, cùng với các tài liệu văn phòng quen thuộc như đơn xin nghỉ việc, hồ sơ dự án, biên bản khảo sát thị trường giao nhận...thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa là tài liệu cực kỳ quen thuộc. Đây chính là văn bản ghi lại những điều khoản phản ánh được quyền lợi và nghĩa vụ bên giao và bên nhận đã thống nhất trước đó được soạn thảo làm bởi bên cung ứng dịch vụ gửi đến bên thuê dịch vụ vận chuyển để ký kết và xác nhận chắc chắn thỏa thuận.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?

 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa cũng đồng thời là cơ sở pháp lý duy nhất làm căn cứ để bảo vệ quyền lợi hai bên trong quá trình cung cấp, mua bán và sử dụng dịch vụ. Đặc biệt, trong trường hợp một trong hai vi phạm những điều khoản.

Tài liệu này được lập ngay khi khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ vận chuyển của công ty. Theo đó, bên công ty cung ứng dịch vụ sẽ có trách nhiệm đưa hàng hóa đến đúng địa điểm vận chuyển và giao hàng cho người có trách nhiệm nhận hàng. Sau khi quá trình vận chuyện này kết thúc, bên thuê có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cước phí theo thỏa thuận trước đó.

Mặc dù là tài liệu được sử dụng phổ biến, song tính đặc thù của riêng mẫu hợp đồng trong các đơn vị vận chuyển, giao nhận cũng gây không ít những khó khăn cho người soạn thảo lần đầu. Để giúp bạn có một cái nhìn đầy đủ nhất về những nội dung xuất hiện trong tài liệu này, chúng ta hãy kéo xuống nội dung tiếp theo ngay dưới đây nhé. 

Tầm quan trọng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Tầm quan trọng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa

2. Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa 

Về cơ bản, cấu trúc của một bản hợp đồng vận chuyển hàng hóa không khác quá nhiều so với những cam kết, thỏa thuận được sử dụng phổ biến trong những lĩnh vực vực khác. Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, một số thành phần bắt buộc xuất hiện bao gồm quốc hiệu, tiêu ngư, tên hợp đồng, số hợp đồng, một số căn cứ để thảo ra hợp đồng vận chuyển hàng hóa và một số điều khoản thống nhất giữa hai bên cũng như chữ ký xác nhận. Đi vào cụ thể, các trình bày của từng nội dung như sau.

 Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa
 Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa 

Nội dung đầu tiên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa chính là quốc hiệu và tiêu ngữ. Trong văn bản này, quốc hiệu, tiêu ngữ được viết in đậm và căn giữa và mép trên khoảng 1,5 đến 2cm. Quốc hiệu thường được viết in hoa. 

Nội dung thứ hai trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa là tên của hợp đồng. Tên hợp đồng được ghi rõ ràng cụ thể bằng chữ in hoa, nét đậm và đính kèm với số của hợp đồng. Ví dụ như “ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NỘI ĐỊA” 

Số 5/ HĐVCHH

Để đảm bảo được tính pháp lý và quyền lợi của cả hai bên thỏa thuận, hợp đồng vận chuyển hàng hóa không chỉ được ghi chép lại suông mà dựa trên những căn cứ pháp luật nhất định. Tùy vào từng tên và phạm vị hoạt động của từng hợp đồng vận chuyển hàng hóa khác nhau, người viết có có những căn cứ khác nhau. Nhưng thường thì, những căn cứ để viết hợp đồng vận chuyển hàng hóa thường dựa trên luật liên quan trực tiếp như luật thương mại, luật dân sự mới nhất và thỏa thuận, sự đồng ý của cả hai bên. Với một hợp đồng vận chuyển hàng hóa viết trong thời điểm hiện tại, bạn có thể áp dụng các căn cứ sau đây: 

- Căn cứ luật thương mại số 36/2005/QH 11

- Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13

- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.

Những căn cứ trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Những căn cứ trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Về mặt trình bày, từng căn cứ sẽ được viết ra thành những gạch đầu dòng riêng để đảm bảo độ khoa học dễ nhìn. 

Sau khi đã cập nhập những căn cứ soạn thảo hợp đồng, người viết sẽ đi vào hoàn thiện nội dung chính của hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Trước khi đi vào ghi chép lại đầy đủ những điều khoản của cả hai bên, người viết cần nêu rõ thông tin cá nhân của hai bên - cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao nhận và bên thuê dịch vụ. Những thông tin cá nhân không viết quá dài dòng, chỉ tập trung vào một số nội dung cơ bản nhất bao gồm: Họ và tên người đại diện công ty cung ứng dịch vụ và bên thuê dịch vụ, chức vụ, địa chỉ, điện thoại, số Fax, mã số thuế, tài khoản ngân hàng. 

Bạn có thể tham khảo cụ thể hơn về trong nội dung minh họa ngay sau đây nhé. 

Hôm nay, ngay 15/1/ 2022, chúng tôi gồm:

Bên A: (Bên thuê dịch vụ vận vụ vận chuyển) 

Đại diện ông: Lương Mạnh Hải 

– Chức vụ: Giám đốc Công ty 

– Địa chỉ: Số 5, Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

– Điện thoại: 0986564243 Fax: (Ghi rõ số Fax của công ty) 

– MST: ( Ghi rõ mã số thuế)

Bên B (Bên cung ứng dịch vụ)

-  Đại diện ông: Phùng Anh Tuấn

– Chức vụ: Trường phòng Giao nhận - Công ty LT Pay 

– Địa chỉ: B50, Lô 6, KĐT Định Công

– Điện thoại: 0987654123 Fax: (Ghi rõ số Fax của công ty)

–Tài khoản: tại Ngân hàng: Agribank 112260004568

– Mã số thuế: (Ghi rõ mã số thuế của công ty) 

Những nội dung trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Những nội dung trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Sau khi trình bày xong những thông tin cá nhân, hai bên sẽ đi vào thống nhất những điều khoản quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bên tham gia hợp đồng. Tuy vào mặt hàng vận chuyển, yêu cầu điều kiện của từng bên mà nội dung này không hoàn toàn giống nhau trong các hợp đồng vận chuyển.

Tuy nhiên, một số thông tin người soạn thảo cần cập nhật rõ ràng và trình bày vào nội dung chính bao gồm: Tên mặt hàng cụ thể và phương thức vận chuyển, thời gian và thời điểm giao nhận, quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên liên quan. Những nội dung này được gộp thành những điều và bôi đậm nội dung chính. Những ý nhỏ hơn được cụ thể hóa bằng những gạch đầu dòng. 

Bên cạnh những nội dung được thống nhất trước đó, người soạn thảo cũng có trách nhiệm cập nhật thêm điều khoản điều chỉnh, bổ sung một cách rõ ràng và ghi rõ phần thông tin ghi chú đối với những thuật ngữ khó hiểu hay thông tin ngoài lề. 

Xem thêm: Việc làm Vận chuyển giao nhận

Nội dung mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Nội dung mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Phần nội dung cuối cùng trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa là chữ ký xác nhận. Tại phần không gian cuối cùng của văn bản, đại diện hai bên sẽ ký xác nhận những điều khoản của hợp đồng. Ngoài chữ ký, người đại diện cần ghi rõ họ tên, chức vụ và có dấu đỏ của công ty thuê dịch vụ và cung cấp dịch vụ. 

3. Tải về mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa chuẩn nhất

Trên đây là những nội dung cơ bản xuất hiện trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa cũng như cách soạn thảo những nội dung này một cách chuẩn nhất. Bên cạnh đó, để có thể tham khảo cụ thể hơn về một số mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa phổ biến, bạn có thể tải về ngay trong link màu vàng dưới đây của vieclam88.vn nhé.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

---o0o---

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NỘI ĐỊA

Số:………….

- Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH 11

- Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13

- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay ngày tháng năm 2020 Chúng tôi gồm:

BÊN CHỦ HÀNG (gọi tắt là Bên A)

- Tên doanh nghiệp:………..................................

- Địa chỉ trụ sở chính:………………………………

- Điện thoại: .............................. Telex:..................... Fax:

- Tài khoản số: ..... mở tại Ngân hàng:

- Đại diện :…………………

- Mã số thuế doanh nghiệp:…………………………….

- Tài khoản số:………………………………..

- Đại diện: …………....... ............................. Chức vụ:

BÊN CHỦ PHƯƠNG TIỆN (gọi tắt là Bên B):

- Tên doanh nghiệp:.......................................... .........................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................

- Điện thoại: .............................. Telex:..................... Fax: .......................

- Tài khoản số doanh nghiệp : ............................... mở tại Ngân hàng: .....

- Mã số thuế doanh nghiệp:........................................................................

- Tài khoản số: ..............................................

- Đại diện: .................................................... Chức vụ: ............................

Hai bên cùng thoả thuận các nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1. Hàng hoá vận chuyển

Tên hàng: Bên A thuê Bên B vận tải những hàng hoá sau:

...................................................................................................................

Điều 2. Địa điểm giao hàng và nhận hàng

- Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại (kho hàng) số nhà…… đường phố .......................

(địa điểm) ……… do Bên A giao.

- Bên B giao hàng cho Bên A tại địa điểm …….(có thể ghi địa điểm mà người mua hàng Bên A sẽ nhận hàng thay cho Bên A).

Điều 3. Thời gian giao nhận hàng

 

STT

Tên hàng

Nhận hàng

Giao hàng

Số lượng

Địa điểm

Thời gian

Số lượng

Địa điểm

Thời gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều 4. Phương tiện vận tải

- bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện ….. (xe tải, tàu thuỷ, máy bay…..) đồng thời phải bảo đảm:

- Tốc độ phải đạt……. km/giờ

- Có mái che (bằng……..);

- Số lượng phương tiện là………..

- Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải trong thời gian là……..

- Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến đường giao thông đó để vận tải số hàng hoá đã thoả thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.

- Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng, chi phí vệ sinh phương tiện vận tải sau khi giao hàng Bên A phải chịu là…..đồng.

-  Trường hợp Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt hợp đồng là…..đồng/giờ.

Điều 5. Về giấy tờ bảo đảm cho việc vận chuyển hàng hoá

- Bên B phải làm giấy xác báo hàng hoá (phải được đại diện Bên B ký, đóng dấu xác nhận) trước ….giờ, nếu có thay đổi phải làm giấy xác báo lại trước ….giờ so với thời điểm giao hàng.

- Bên B phải xác báo lại cho Bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong vòng 24 giờ trước khi Bên A giao hàng. Nếu Bên A không xác báo xin phương tiện thì Bên B không chịu trách nhiệm.

- Bên A phải làm vận đơn cho từng chuyến giao hàng ghi rõ tên hàng và số lượng (phải viết rõ ràng, không tẩy xoá, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán chồng… Trường hợp cần sửa chữa, xoá bỏ… phải có ký chứng thực). Bên A phải có trách nhiệm về những điều mình ghi vào vận đơn giao cho Bên B.

- Bên A phải đính kèm vận đơn với các giấy tờ khác cần thiết để các cơ quan chuyên trách có thể yêu cầu xuất trình khi kiểm soát như:

- Giấy phép lưu thông loại hàng hoá đặc biệt:…………..

Điều 6. Phương thức giao nhận hàng

1- Hai bên thoả thuận nhận hàng theo phương thức sau:

Tuỳ theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà thoả thuận giao nhận theo  một trong các phương thức sau:

- Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao.

- Theo trọng lượng, thể tích.

- Theo nguyên hầm hay container

- Theo ngấn nước của phương tiện vận tải thuỷ.

2- Bên A đề nghị Bên B giao hàng theo phương thức…. (có thể nhận sao giao vậy.)

Điều 7. Trách nhiệm xếp dỡ hàng hoá

1- Bên B (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hoá.

- Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do củ hàng (Bên A) chịu.

- Trong trường hợp chủ hàng phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.

2- Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là….giờ.

Nếu cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ và ngày chủ nhật bên A phải báo trước cho Bên B là 24 giờ, phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính là….đồng/giờ (tấn).

3- Mức thưởng phạt

- Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên … sẽ thưởng cho bên ….. số tiền là …đồng/giờ.

- Xếp dỡ chậm bị phạt là …..đồng/giờ.

- Xếp dỡ hư hỏng hàng hoá phải bồi thường theo giá trị thị trường tại địa điểm bốc xếp.

Điều 8. Giải quyết hao hụt hàng hoá 

-  Nếu hao hụt theo quy định dưới mức ….% tổng số lượng hàng thì Bên B không phải bồi thường (mức này nếu có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu không có thì hai bên tự thoả thuận).

- Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì Bên B phải bồi thường cho Bên A theo giá thị trường tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp Bên A không cho người áp tải.)

- Mọi sự kiện mất hàng Bên A phải phát hiện và lập biên bản trước và trong khi giao hàng, nếu đúng thì Bên B phải ký xác nhận vào biên bản, nhận hàng xong nếu Bên A báo mất mát, hư hỏng Bên B không chịu trách nhiệm bồi thường.

Điều 9. Thanh toán cước phí vận tải  

1- Tiền cước phí chính mà Bên A phải thanh toán cho Bên B bao gồm:

...................................................................................................................

 Tổng cộng cước phí chính là…..đồng (bằng chữ ........................... đồng).

2- Tiền phụ phí vận tải Bên A phải thanh toán cho Bên B gồm:

- Phí tổn điều xe một số quãng đường không chở hàng là ….đồng/km.

- Cước phí qua cần, đường, phà là…..đồng.

- Chi phí chuyển tải là ……đồng.

- Phí tổn vật dùng chèn lót là ….. đồng.

- Kê khai trị giá hàng hoá hết ….. đồng.

- Cảng phí phí hết …… đồng.

3- Tổng cước phí bằng số ...............  (bằng chữ)........................................

4- Bên A thanh toán cho Bên B bằng hình thức sau: (có thể là chuyển khoản, tiền mặt, bằng hiện vật…).

Điều 10. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

1- Bên nào vi phạm hợp đồng, một là phải trả cho bên vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến mất mát, hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hai do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra thì bên có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường.

2- Nếu Bên A đóng gòi hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số lượng, trọng lượng hàng hoá thì Bên A phải chịu phạt đến…..% số tiền cước phải trả cho lô hàng đó.

3- Nếu Bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hoá trong qúa trình vận chuyển thì:

- Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu Bên A tiến hành sửa chữa thì Bên B phải đài thọ phí tổn.

- Nếu hư hỏng đến  mức không còn khả năng sửa chữa thì hai bên thoả thuận mức bồi thường hoặc nhờ cơ quan chuyên  môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi thường.

4- Nếu Bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận chuyển thì phải chịu phạt theo mức lãi suất chậm trả của tín dụng ngân hàng ….% ngày (hoặc tháng) tính từ hết hạn thanh toán.

5- Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới …..% giá trị phần tổng cước phí dự chi (cao nhất là 12%).

6- Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm, thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức nhất theo các mức phạt mà hai bên  đã thoả thuận trong hợp đồng này. Trừ các loại trách nhiệm bồi thường khi làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá lúc vận chuyển (dựa theo quy định của Điều 23 Nghị định số 17/HĐBT).

Điều 11. Xử lý tranh chấp hợp đồng

1- Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết trên cơ sở thoả thuận bình đẳng, cùng có lợi (cần lập biên bản ghi rõ toàn bộ nội dung sự việc và phương pháp giải quyết đã áp dụng).

2- Trong trường hợp các bên không tự giải quyết được thì thống nhất nộp đơn đến Toà án…. để được giải quyết.

3- Chi phí cho những hoạt động kiểm tra xác minh và án phí Toà án do bên có lỗi chịu.

Điều 12. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … tháng …. năm …. đến ngày …. tháng … năm….

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này vào ngày …. tháng …. năm…..

Hợp đồng này được lập thành….. bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …. bản.

 

   

Đại diện bên A

Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu)

Đại diện bên B

Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Tải file hợp động vận chuyển hàng hóa miễn phí:

MẪU-HỢP-ĐỒNG-VẬN-CHUYỂN-HÀNG-HOÁ.doc

mau-hop-dong-van-chuyen-hang-hoa.doc 

Hop-dong-van-chuyen-hang-hoa-2014.doc

Hi vọng rằng những thông tin trên đây hướng dẫn bạn soạn thảo và tải về mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa chuẩn nhất sẽ thực sự hữu ích cho tất cả các bạn.  

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: