Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng thi công nội thất chuẩn nhất!

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2021-03-12 16:20:28

Bạn đang có dự định thi công nội thất, song vẫn chưa biết chi tiết một mẫu hợp đồng thi công nội thất gồm có những nội dung gì? Yêu cầu những gì? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của vieclam88.vn, bài viết sẽ giúp bạn nhanh chóng trả lời những câu hỏi này trong một nốt nhạc. 

1. Mẫu hợp đồng thi công nội thất là gì? Vai trò của mẫu hợp đồng thi công nội thất?

Để đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên nhà đầu tư và đơn vị tiến hành thi công nội thất sau khi hoàn tất khâu thi công thô, bắt buộc hai bên phải ký kết mẫu hợp đồng thi công nội thất. Bởi lẽ, đây là văn bản cho phép hai bên dễ dàng trao đổi và thống nhất với nhau về những điều khoản, quyền lợi, nhiệm vụ của từng bên trong suốt quá trình thi công nội thất diễn ra.

Mẫu hợp đồng thi công nội thất là gì?
Mẫu hợp đồng thi công nội thất là gì?

Mẫu hợp đồng thi công nội thất cũng chính là tài liệu có giá trị pháp lý quan trọng, làm căn cứ trước pháp luật để bảo vệ quyền lợi của một bên nếu bên còn lại có dấu hiệu vi phạm các điều khoản hay xảy ra các xung đột, mâu thuẫn không mong muốn liên quan đến dự án nội thất. Bản hợp đồng này được soạn thảo bởi phòng nhân sự của đơn vị xây dựng trực tiếp thi công nội thất, được thông qua bởi chủ đầu tư, sau đó tiến hành xác nhận đồng ý của cả hai bên. Hợp đồng thi công nội thất được soạn thảo ít nhất 2 bản. Sau khi hoàn tất thủ tục ký kết, mỗi bên sẽ giữ một bản nhằm mục đích lấy làm căn cứ đối chiếu. Dù là công ty nội thất lớn hay nhỏ, mẫu hợp đồng đều đóng vai trò quan trọng. Một số nội dung cơ bản bắt buộc phải xuất hiện trong mẫu hợp đồng thi công nội thất bao gồm:

- Quyền lợi của hai bên 

- Nghĩa vụ rõ ràng của bên đảm bảo dự án 

- Những yêu cầu, thỏa thuận hoặc những yêu cầu bổ sung của cả hai bên

- Ngày tháng bắt đầu thi công, giai đoạn nhỏ hoàn thành, ngay tất toán

- Một số ghi chú, lý giải thuật ngữ nếu có.

Vai trò của mẫu hợp đồng thi công nội thất
Vai trò của mẫu hợp đồng thi công nội thất

 Để nắm bắn được một cách tổng quát về những nội dung cơ bản đến đến cách triển khai cụ thể trên mẫu hợp đồng thi công nội thất. Các bạn hãy cùng theo dõi cụ thể hơn về hướng dẫn chi tiết viết trong nội dung dưới đây nhé. 

Xem thêm: Mẫu thư xin việc

2. Hướng dẫn chi tiết về cách soạn thảo hợp đồng thi công nội thất

Là một trong những tài liệu cực kỳ thông dụng được sử dụng phổ biến trong các công ty về xây dựng, nội thất, thiết kế... về cơ bản, cách triển khai các trường nội dung của mẫu hợp đồng thi công nội thật không khác biệt quá nhiều với mẫu hợp đồng xây dựng, hợp đồng tư vấn quản lý dự án...Về hình thức, một số trường thông tin có mặt trong mẫu văn bản hành chính này chính là quốc hiệu tiêu ngữ, tên công ty, những căn cứ lập hợp đồng thi công nội thất, những điều khoản : quyền lợi, nghĩa vụ được thống nhất giữa hai bên và chữ ký xác nhận của nhà đầu tư và đơn vị thi công nội thất. Các trường thông tin này sẽ được triển khai cụ thể như sau:

Hướng dẫn chi tiết về cách soạn thảo hợp đồng thi công nội thất
Hướng dẫn chi tiết về cách soạn thảo hợp đồng thi công nội thất

Nội dung đầu tiên xuất hiện trong mẫu hợp đồng thi công nội thất chính là quốc hiệu và tiêu ngữ. Quốc hiệu được viết bằng chữ in hoa, bôi đậm cách mép trên của hợp đồng khoảng 1,5 - 2cm. Tiêu ngữ được viết bằng đầu từ chữ thứ hai thẳng xuống của quốc hiệu bằng chữ thường. Hai nội dung này đều được căn giữa để đảm bảo độ cân xứng. 

Tiếp theo là tên mẫu hợp đồng. Đặt ngay bên dưới quốc hiệu và tiêu ngữ và là trung tâm của văn bản, tên của mẫu hợp đồng cũng sẽ được viết in hoa và bôi đậm, kèm với đó là nêu rõ số văn bản. Bạn có thể trình bày như sau: “ MẪU HỢP ĐỒNG THI CÔNG NỘI THẤT”

                              Số 5/VVHHP

Ngay sau tên của văn bản, bộ phận nhân sự sẽ trình bày rõ ràng về những căn cứ để soạn thảo hợp đồng. Về cơ bản,những căn cứ này thường được lấy từ các văn bản luật và các yêu cầu của cả hai bên. Để đảm bảo được tính khoa học và rõ ràng, các căn cứ soạn thảo hợp đồng riêng biệt nên trình bày theo những gạch đầu dòng và để chữ mảnh, in nghiêng. Một số căn cứ được ưu tiên trong hợp đồng thi công nội thất mới nhất hiện nay bạn có thể tham khảo bao gồm: 

- Căn cứ Luật Thương Mại Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam số 36/2005/QH11được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005;

- Căn cứ vào Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015, được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.

Sau những căn cứ, người soạn thảo sẽ đi vào chi tiết nội dung chính của hợp đồng. Phần thông tin này nằm ở khúc giữa của văn bản, ghi chép lại sự thống nhất của hai bên về những điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ cũng như những hạng mục thi công. 

Nội dung chính trong mẫu hợp đồng thi công nội thất
Nội dung chính trong mẫu hợp đồng thi công nội thất

Trong nội dung trong hợp đồng thường đề cập đến địa điểm, ngày tháng, năm thỏa thuận hợp đồng và các thông tin cá nhân của hai bên. Một số trường thông tin nhỏ cần đảm bảo trong mục này là: Họ và tên người đại diện công ty và bên thi công, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email, mã số thuế của công ty và số chứng minh dân/căn cước của chủ đầu tư...Mỗi trường thông tin này sẽ được trình bày một cách rõ ràng theo ví dụ sau đây: 

BÊN A (BÊN BÁN): Công ty TNHH LT pay

- Địa chỉ: B50, Lô 4, KĐT Định Công

- Mã số thuế: 23456798

Điện thoại: )356021609

Đại diện: (Ông) Chức vụ: Giám đốc: Dương Thanh Tùng

BÊN B (BÊN MUA):

- Địa chỉ: 

- Điện thoại:

- Số CMND: Ngày cấp: Nơi cấp:

và câu mở “ Hai bên đồng ý ký kết hợp đồng với trong hợp động nội thất với những điều khoản sau đây” để dẫn dắt đến những điều khoản cụ thể. 

Soạn thảo hợp đồng thi công nội dung như thế nào?
Soạn thảo hợp đồng thi công nội dung như thế nào?

 

Các điều khoản được trình bày trong hợp đồng nội thất bao gồm:

Số lượng mặt hàng, sản phẩm nội thất kèm theo giá tiền của từng mặt hàng. Để đảm bảo được tính khoa học, bạn nên xếp thành một bảng và ghi rõ tổng giá trị hoặc ghi chú nếu số lượng sản phẩm lớn hơn và tỷ giá chênh lệch sẽ được xử lý ở quá trình nghiệm thu sau đó.

Ở điều 2, sẽ nhấn mạnh về nội dung chất lượng và những yêu cầu vật liệu ví dụ như Bảng báo giá trên chỉ bao gồm các phần báo giá cơ bản, nếu phát sinh thêm thì sẽ có bảng báo giá kèm theo

Hàng hóa được cấp phải đảm bảo theo kích thước, mẫu mã, chất liệu gỗ giống như thỏa thuận giữa hai bên ghi trong hợp đồng…

Điều 3 có thể đề cập đến thời gian và địa điểm giao nhận tiền cọc trước khi tiến hành thi công. Trong đó, có đề cập cụ thể đến phương thức và thời gian thanh toán. 

Nội dung cuối cùng là trách nhiệm của hai bên gồm chủ đầu tư và đơn vị thi công nội thất. Cuối cùng là chữ ký xác nhận. 

Với bên đầu tư là cá nhân, cần ghi rõ họ tên và chữ ký, phía đơn vị thi công cần nêu rõ tên người đại diện, chữ ký và đóng dấu của công ty. 

Một số hạng mục cần xuất hiện trong mẫu hợp đồng thi công nội thất
Một số hạng mục cần xuất hiện trong mẫu hợp đồng thi công nội thất 

Trên đây là một số nội dung cơ bản cần thiết có mặt trong mẫu hợp đồng thi công cũng như cách trình bày hợp đồng này chuẩn nhất. Bên cạnh những hướng dẫn, trong quá trình soạn thảo hợp đồng hay đảm bảo chuẩn mực về mặt chính tả và văn phong hành chính, trung tính các bạn nhé. 

Xem thêm: Việc làm xây dựng

3. Tải về mẫu hợp đồng thi công nội thất chuẩn nhất!

Bên cạnh những hướng dẫn viết cách viết hợp đồng thi công nội thất, bạn có thể tải về ngay mẫu hợp đồng thi công nội thất chuẩn trong link bài viết dưới đây nhé:

hop-dong-thi-cong-noi-that.doc

Hi vọng rằng những thông tin xoay quanh mẫu hợp đồng thi công nội thất trên đây sẽ thực sự hữu ích với bạn trong quá trình soạn thảo nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: