1. Viết đơn xin nghỉ việc viên chức trong trường hợp nào?
1.1. Do sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Áp dụng theo khoản 1, điều 20 của Luật Viên chức được sửa đổi và bổ sung bởi khoản 4, điều 2 Luật Viên chức năm 2019. Các trường hợp viên chức nghỉ việc do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc bao gồm:
- Viên chức có từ 2 năm liên tiếp trở lên bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành công việc.
- Viên chức bị đơn vị nơi làm việc buộc thôi việc.
- Viên chức làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn bị đã ốm và đã điều trị 12 tháng liên tục. Theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị đã đã điều trị 6 tháng liên tục mà chưa phục hồi khả năng làm việc.
- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng dẫn đến đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp lại quy mô, khiến vị trí làm việc của viên chức đảm nhiệm không còn.
- Khi sự nghiệp công lập dừng hoạt động theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.
- Viên chức không đạt đủ yêu cầu sau quá trình tập sự.
1.2. Do tự viên chức xin nghỉ việc
Một số lý do viên chức xin nghỉ việc chính đáng có thể kể đến như:
- Không được bố trí theo đúng địa điểm, vị trí làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện đã được thỏa thuận trước đó trong hợp đồng làm việc.
- Chủ đơn vị không trả lương đầy đủ hoặc không trả lương theo đúng thời hạn ghi trong hợp đồng làm việc.
- Người lao động bị ngược đãi hoặc bị cưỡng bức trong quá trình lao động.
- Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn dẫn đến việc không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
- Viên chức là nữ đang trong thời kỳ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh.
- Viên chức ốm đau, bệnh tật hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 3 tháng liên tục nhưng vẫn chưa hồi phục và có khả năng làm việc.
2. Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc viên chức
Mẫu đơn xin nghỉ việc viên chức cũng không có sự khác biệt quá nhiều so với mẫu đơn xin nghỉ việc thông thường. Người viết đơn sẽ thể hiện nội dung và đưa ra lý do phù hợp để có thể xin nghỉ việc theo đúng quy định của pháp luật.
2.1. Kết cấu của một mẫu đơn xin nghỉ việc viên chức
Nội dung của một mẫu đơn xin nghỉ việc viên chức cần đảm bảo đầy đủ các phần theo quy định của văn bản hành chính. Thông thường nội dung xin nghỉ việc viên chức sẽ bao gồm có:
- Phần mở đầu: nêu quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết đơn, tên đơn.
- Phần nội dung: các thông tin cá nhân của viên chức như họ và tên, chức vụ đang nắm giữ, địa chỉ cơ quan làm việc hiện tại. Sau đó sẽ là lý do xin nghỉ việc, đây chính là phần quan trọng nhất nên cần được trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. Một số lý do có thể sử dụng để được lãnh đạo cấp trên chấp thuận mình đã nêu ở phần trên bao gồm: không được bố trí đúng công việc chuyên môn nghiệp vụ, năng lực làm việc còn yếu kém không đáp ứng được công việc, cần tập trung vào việc học để nâng cao kiến thức và trình độ.
Ngoài ra, người làm đơn cần phải ghi chính xác thời gian muốn xin nghỉ việc chính thức của mình để các cơ quan, đơn vị nắm được và có sự thay thế nhân sự cho phù hợp. Nội dung bàn giao công việc cần ghi rõ ràng các công việc còn lại, tài sản của cơ sở nơi mình làm việc để tránh gây ra những khúc mắc sau này.
- Phần kết thúc: đưa ra lời cảm ơn và chữ ký bên dưới tờ đơn xin nghỉ việc.
2.2. Gợi ý cách viết nội dung trong mẫu đơn xin nghỉ việc viên chức
Để viết một mẫu đơn xin nghỉ việc viên chức hoàn chỉnh bạn có thể tham khảo cách viết đơn xin nghỉ việc đối với nhân viên kế toán làm trong đơn vị nhà nước như sau:
- Quốc hiệu tiêu ngữ
- Địa điểm, ngày tháng năm
- Tên đơn: Đơn xin nghỉ việc
- Kính gửi: Ban giám đốc công ty [Tên công ty], trưởng phòng hành chính nhân sự, trưởng phòng tài chính kế toán.
- Trình bày thông tin cá nhân bao gồm: họ và tên, ngày sinh, số CMND hoặc thẻ CCCD, chức vụ, phòng ban.
Nay tôi trình đơn này kính xin Ban giám đốc công ty chấp thuận cho tôi xin thôi việc tại Quý công ty kể từ ngày….
Lý do xin thôi việc: Tôi nhận thấy mình cần tìm một môi trường mới để phát triển đúng với chuyên môn và khả năng làm việc của mình.
Tôi thực hiện báo trước 30 ngày, kể từ ngày nộp đơn.
Sau khi được chấp thuận, tôi sẽ tiến hành bàn giao công việc cho [Tên người bàn giao, vị trí làm việc của người được bàn giao].
Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn khi được học tập và làm việc tại Công ty trong suốt thời gian qua. Trong quá trình làm việc, Quý công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ cũng như cho tôi có cơ hội may mắn được làm việc với các đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý công ty và kính chúc cho Công ty ngày càng phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công trong tương lai.
Rất mong Ban giám đốc công ty tạo điều kiện xem xét và chấp thuận cho tôi được phép xin nghỉ việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
3. Xin nghỉ việc viên chức cần phải báo trước bao nhiêu ngày?
Viên chức được tuyển dụng tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được phân theo 2 loại hợp đồng làm việc đó là: hợp đồng không xác định thời hạn và hợp động làm việc xác định thời hạn đã được quy định tại khoản 2, điều 2 của luật sửa đổi luật viên chức năm 2019.
Theo đó, luật viên chức hiện đang có hiệu lực khẳng định rằng các viên chức vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Môt trong số đó là yêu cầu về thời gian cần báo trước khi muốn nghỉ việc được quy định cụ thể như sau:
- Báo trước ít nhất 45 ngày: khi viên chức làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn cần phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu sự nghiệp công lập khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
- Báo trước ít nhất 30: đối với các viên chức làm việc theo hợp đồng có xác định thời hạn nếu hoàn cảnh của bản thân hoặc gia đình thật sự khó khăn nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
- Báo trước ít nhất 3 ngày: đối với các viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn ốm đau hoặc bị tai nạn và đã điều trị trong 6 tháng liên tục.
Tóm lại, tùy vào từng hợp đồng làm việc cũng như tình huống cụ thể, viên chức muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải đáp ứng đủ các yêu cầu về thời gian cần báo trước như mình nêu trên.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc viên chức hoàn chỉnh. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến đơn xin nghỉ việc viên chức thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết để được chúng mình giải đáp ngay nhé!
Tham gia bình luận ngay!