Mẫu CV xin việc ngành môi trường giúp gây ấn tượng mạnh

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-07-09 09:50:21

Ngành môi trường đang là một trong những ngành được nhà nước và xã hội quan tâm nhất hiện nay. Đây là ngành nghề mang tính thực tế, góp phần đảm bảo chất lượng sống của người dân cũng như sự an toàn của xã hội. Cũng như bất cứ công việc nào, việc chuẩn bị một mẫu CV để xin việc là điều vô cùng cần thiết. Một mẫu CV xin việc ngành môi trường đẹp về hình thức và đủ về nội dung sẽ là một trong những điểm cộng của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy làm cách nào để viết được một CV xin việc ngành môi trường như vậy, hãy cùng vieclam88.vn tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Mẫu CV xin việc ngành môi trường là gì?

CV là viết tắt của từ tiếng Anh Curriculum Vitae được dịch ra là sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên, khác với sơ yếu lý lịch tự thuật tại Việt Nam về thông tin bản thân, yêu cầu của CV sẽ liên quan nhiều hơn đến các thông tin về công việc như kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, trình độ học vấn,...

CV xin việc ngành môi trường là một trong những công cụ hữu ích giúp nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên có tương thích với công việc hay không. Mặt khác, đây cũng là phương tiện để giúp các ứng viên thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng trong công việc môi trường. Những thông tin có trên CV sẽ được phân tích kỹ càng và so sánh với yêu cầu công việc. Chính vì lẽ đó, chuẩn bị một mẫu CV xin việc ngành môi trường là rất quan trọng nếu muốn sở hữu một công việc tốt.

Mẫu CV xin việc ngành môi trường
Mẫu CV xin việc ngành môi trường

Có rất nhiều công việc trong ngành môi trường cần sử dụng mẫu CV xin việc ngành môi trường trong quá trình tuyển dụng như: Kỹ sư môi trường, Kỹ sư xử lý chất thải, nhân viên môi trường,... Mỗi công việc đều sẽ có những yêu cầu khác nhau về mẫu CV mà các bạn cần phải lưu ý. Dưới đây là một số tham khảo chung về cách viết mẫu CV xin việc ngành môi trường.

2. Nội dung mẫu CV xin việc ngành môi trường

Mỗi công việc khác nhau sẽ yêu cầu khác nhau về CV. Tuy nhiên, hầu hết các CV đêu bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

2.1. Thông tin cá nhân

Đúng như tên gọi, thông tin cá nhân sẽ giúp nhà tuyển dụng có một cái nhìn chung nhất về ứng viên của mình. Những thông tin này là những thông tin có nội dung đơn giản như tên họ, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, email, vv…Thông tin cá nhân là phần cơ bản nhất của CV và không thay đổi theo việc làm mà bạn ứng tuyển.

Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân

Hãy điền ngắn gọn những thông tin cá nhân này theo từng mục đã cho sẵn nhé. Phần này không quá quan trọng trong việc đánh giá ứng viên nên hãy điền ngắn gọn, tránh dài dòng để tiết kiệm thời gian và công sức cho cả hai.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Đây là một trong những phần quan trọng mà bạn cần phải lưu ý để thể hiện ra cho nhà tuyển dụng. Một người có mục tiêu và định hướng rõ ràng chắc chắn sẽ là người có khát khao để thực hiện mục tiêu định hướng đó. Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố có thể dùng để đánh giá tính cách cũng như khả năng làm việc logic của một ứng viên. Chính vì thế, các nhà tuyển dụng sẽ chú ý đánh giá phần này hơn để lựa chọn những ứng viên phù hợp với công việc.

Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp

Để viết được một mục tiêu nghề nghiệp tốt, bạn cần chú ý đến tính thực tế cũng như tính chi tiết trong mục tiêu của mình. Lộ trình càng rõ ràng càng chi tiết sẽ càng thể hiện sự quyết tâm của bạn đối với công việc. Ngược lại, việc chỉ đề ra mục tiêu mà không có con đường đến với mục tiêu đấy thì chỉ là hời hợt và không có tính thuyết phục nhà tuyển dụng. Bạn có thể triển khai mục tiêu nghề nghiệp của mình theo thời gian dài hạn hay ngắn hạn. Nếu là mục tiêu ngắn hạn thì hãy đảm bảo bạn có khả năng thực hiện còn với mục tiêu dài hạn thì hãy đề ra thêm các mục tiêu ngắn hạn khác làm con đường nhé.

2.3. Trình độ học vấn

Đây là một trong những công cụ sơ bộ để đánh giá những kiến thức mà bạn đã thu thập được khi còn trên giảng đường đại học. Bạn cần điền vào phần này những thông tin về các trường đại học mà bạn đã từng tham gia học tập. Ngoài ra, bạn cũng nên thêm thời gian học tập, chuyên ngành học tập cũng như kết quả học tập của mình để nhà tuyển dụng đánh giá kỹ hơn.

2.4. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc có thể hiểu là những công việc bạn đã từng làm trong quá khứ cũng như những gì bạn thu thập được trong quá trình làm việc ấy. Đây là phần rất quan trọng để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với yêu cầu công việc. Nếu công việc yêu cầu tính chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc sẽ là một trong những yếu tố quyết định để tuyển chọn.

Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc

Nếu bạn là người có kinh nghiệm, hãy trình bày ngắn gọn những kinh nghiệm ấy theo chức vụ, vị trí làm việc và thời gian làm việc. Hãy chọn những công việc có tính chuyên môn cao để có thể thể hiện được bản thân mình. Còn nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có quá nhiều kinh nghiêm, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy điền vào phần này những kinh nghiệm như thực tập hoặc các công việc làm thêm khác khi còn đi học nhé.

2.5. Kỹ năng

Đây cũng là một trong những tiêu chí rất cần thiết để xác định trình độ của nhân viên trước khi tham gia vào làm việc. Những kỹ năng được thêm vào nên là những kỹ năng có thể giúp ích cho quá trình làm việc. Những kỹ năng chủ yếu khi làm ngành môi trường chính là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh việc nêu các kỹ năng bạn có, các bạn cũng nên tự đánh giá các kỹ năng của mình về độ thành thạo cũng như khả năng áp dụng. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn sâu sắc hơn về bạn đấy.

Kỹ năng
Kỹ năng làm việc

2.6. Một số mục tùy chọn khác

Đây là những mục không nhất thiết cần có trong một CV nhưng vẫn có thể được thêm vào để thể hiện thành tựu, giải thưởng với nhà tuyển dụng. Những mục này bao gồm các loại chứng chỉ, giải thưởng hay các hoạt động trước kia của bạn. Sẽ thật lãng phí nếu những thành công trong quá khứ mà các bạn cố gắng chinh phục không được chú ý đến đúng không nào.

3. Những lưu ý khi viết mẫu CV xin việc ngành môi trường

Bạn có thể viết mẫu CV xin việc ngành môi trường bằng các thứ tiếng khác nhau tùy theo yêu cầu của công ty. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến việc kiểm tra lại CV của mình trước khi nộp. Điều này có thể giúp bạn tránh được những lỗi sai nhỏ như sai chính tả, sai ngữ pháp hoặc lỗi, lệch font. Đây chính là dấu hiệu của việc không cẩn thận cũng như không coi trọng công việc trong mắt nhà tuyển dụng đấy.

Những lưu ý khi viết mẫu CV xin việc ngành môi trường
Những lưu ý khi viết mẫu CV xin việc ngành môi trường

Ngoài ra, bạn cũng cần phải đảm bảo tính trung thực trong việc thể hiện bản thân mình với nhà tuyển dụng. Đừng vì tự ti hay mong muốn gây ấn tượng mạnh mà viết vào CV những thông tin không đúng với thực tế. Các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng biết được bạn không thể hiện đúng những gì mình đã viết trong CV trong phần phỏng vấn đấy.

Trên đây là những thông tin hướng dẫn việc viết mẫu CV xin việc ngành môi trường giúp các bạn chinh phục các nhà tuyển dụng. Hy vọng những hướng dẫn trên sẽ giúp các bạn phần nào trong việc tạo một CV thật ưng ý. Chúc các bạn tìm được công việc mơ ước cho mình.

 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: