Hướng dẫn viết mẫu CV xin việc ngành giáo dục chuyên nghiệp nhất

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-01-08 10:13:43

Giáo dục từ lâu đã trở thành một lĩnh vực quan trọng của xã hội, do đó cần rất nhiều nhân lực làm việc. Để có được một vị trí tốt trong ngành giáo dục, các ứng viên cần phải có một mẫu CV xin việc cho riêng mình. Vậy mẫu CV xin việc ngành giáo dục cần được triển khai như thế nào? Những gợi ý của vieclam88.vn sẽ giúp bạn!

1. Mẫu CV xin việc ngành giáo dục bao gồm những nội dung gì?

Viết mẫu CV xin việc cho ngành giáo dục phải hiểu rõ được những gì cần đưa vào CV, những gì thì không nên. Dưới đây là những lời khuyên của vieclam88.vn khi viết loại CV xin việc này.

Mẫu CV xin việc ngành giáo dục bao gồm những nội dung gì?
Mẫu CV xin việc ngành giáo dục bao gồm những nội dung gì?

1.1. Thông tin cá nhân

Tương tự như những mẫu CV ngành nghề khác thông tin cá nhân cũng là nội dung bắt buộc trong mẫu CV xin việc ngành giáo dục.

Tại đây, ứng viên cần trình bày rõ ràng, đầy đủ các thông tin về mình như họ và tên, địa chỉ hiện tại, quê quán, năm sinh, Email, số điện thoại,... Chú ý, cung cấp địa chỉ Email và số điện thoại thường dùng để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ với bạn khi cần thiết. Trình bày thông tin cá nhân cần ngắn gọn, khoa học, logic. Đây là mục đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn thấy, nếu chúng thực sự chuẩn chỉnh ngay từ đầu, điều đó cho thấy những mục tiếp theo cũng đáng để đọc.

1.2. Trình độ học vấn

Chuyên môn luôn là điều kiện bắt buộc đối với những vị trí công việc trong ngành giáo dục nói chung. Trình độ học vấn trong CV là một yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá chuyên môn của bạn.

 Do vậy, hãy xác định đây là phần nội dung mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong mẫu CV xin việc của ngành giáo dục của bạn.

Trình độ học vấn
Trình độ học vấn

Bạn cần xác định được yêu cầu chuyên môn từ công việc, sau đó xây dựng một lượng thông tin cần thiết để trình bày chúng vào mục này. Chẳng hạn như bạn đã học chuyên ngành cụ thể gì, ở trường cao đẳng sư phạm hay đại học sư phạm,... bằng cấp của bạn đạt loại gì? Với lĩnh vực giáo dục, bằng cấp vô cực kỳ quan trọng. Thông qua những bằng cấp, chứng chỉ mà bạn đang sở hữu, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá nghiệp vụ, kiến thức sư phạm của bạn. Xem xét xem bạn có thực sự có đủ năng lực và tư cách để làm việc trong ngành này hay không?

Ngoài bằng cấp chuyên môn, ứng viên cũng có thể liệt kê vào mục Trình độ học vấn một số chứng chỉ nghề nghiệp hay các chứng chỉ bổ trợ khác như: Chứng chỉ ngoại ngữ, Chứng chỉ tin học, Chứng chỉ quản lý giáo dục,....

1.3. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp

Giáo dục cần những người thực sự có tư duy và tầm nhìn tốt. Do đó, mục tiêu nghề nghiệp cũng phản ánh điều này trong mẫu CV xin việc ngành giáo dục. Với ứng viên, hãy trình bày ngắn gọn những định hướng mà bạn mong muốn được thực hiện ở tương lai. Khoảng thời gian có thể được chia làm các giai đoạn 5 năm, 10 năm,...

Ngoài ra, đối với một người làm nghề giáo, đừng bao giờ quên sứ mệnh của bạn là truyền tải tri thức, đào tạo ra những nhân tài, những mầm non lý tưởng cho tổ quốc. Luôn hướng đến giá trị cốt lõi là trở thành một công dân tốt, làm việc có ích cho cộng đồng, có trách nhiệm với sự phát triển nói chung của ngành giáo dục và đào tạo.

1.4. Kỹ năng làm việc

Các kỹ năng trong CV phải là các kỹ năng càn thiết, liên quan đến ngành nghề. Đừng nghĩ người làm trong ngành giáo dục chỉ cần chuyên môn giỏi, mà kỹ năng cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Đặc biệt là những kỹ năng mềm, chẳng hạn như người làm trong ngành giáo dục bao giờ cũng trang bị cho mình một đầu óc nhạy bén, linh hoạt, biết nhận biết và đánh giá vấn đề, sự việc. Họ cũng cần có sự linh hoạt, khôn khéo trong quá trình làm việc, tương tác với các học sinh/sinh viên hay những bộ phận khác ở nhà trường.

Kỹ năng làm việc
Kỹ năng làm việc

Song song với đó, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả luôn là kỹ năng vàng cần có của người làm giáo dục nói chung. Công việc trong lĩnh vực này vô cùng đa dạng, bạn cần biết phân chia rõ từng khoản thời gian dành cho công việc gì? Chẳng hạn như thời gian nào dành cho việc soạn giáo án, giảng dạy trên lớp, thời gian nào dành cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Mặt khác, giáo dục hiện nay đang hòa nhập dần với nền công nghệ hiện đại, do vậy ứng viên ứng tuyển lĩnh vực giáo dục cần có sự hiểu biết nhất định với tin học, máy tính, mạng internet, biết sử dụng các máy móc và thiết bị hỗ trợ trong quá trình làm việc nữa nhé.

1.5. Kinh nghiệm nghề nghiệp

Bất kể trường công lập hay tư thục, kinh nghiệm luôn được đề cao trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Tuy vậy, điều đó không đồng nghĩa với việc không có cơ hội cho những sinh viên mới ra trường. Kinh nghiệm với các ứng viên này có thể là những năm sinh viên làm thêm, làm gia sư, làm cộng tác viên ngành tuyển sinh, ngành giáo dục,... hay đơn giản kinh nghiệm là những hoạt động ngoại khóa đã tham gia một cách năng nổ trong quá trình học tập.

Kinh nghiệm nghề nghiệp
Kinh nghiệm nghề nghiệp

Hãy nhấn mạnh chúng trong mục kinh nghiệm của mẫu CV xin việc của ngành giáo dục. Những ứng viên năng động, nhiệt huyết, đặc biệt có thành tích trong hoạt động Đoàn Hội luôn được đề cao trong quá trình tuyển dụng nhân sự ngành giáo dục. Ngoài những hoạt động ngoại khóa, ứng viên cũng có thể liệt kê các kinh nghiệm liên quan đến hoạt động học tập như: Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm thực hiện dự án chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức seminar, kinh nghiệm thuyết trình hội thảo,... Những chi tiết này vẫn giúp bạn có được một lợi thế nhất định trước những ứng viên khác.

Ngoài các nội dung quan trọng trên, mẫu CV xin việc ngành giáo dục cũng có thể trình bày thêm những thông tin bổ trợ khác. Chẳng hạn như các thành tích, giải thưởng mà bạn đã đạt được trong quá trình công tác hoặc học tập trước đây. Một số sở thích cá nhân tích cực, hay các dự án cộng đồng ý nghĩa mà bạn đã từng tham gia.

Xem thêm: Cách viết CV gia sư giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

2. Lưu ý những gì khi viết mẫu CV xin việc ngành giáo dục?

 Lưu ý những gì khi viết mẫu CV xin việc ngành giáo dục?
 Lưu ý những gì khi viết mẫu CV xin việc ngành giáo dục?

Một số lưu ý khi viết CV dưới đây sẽ giúp ứng viên tránh mắc phải các lỗi cơ bản. Một mẫu CV xin việc ngành giáo dục cần được trình bày khoa học, đơn giản nhưng bố cục chuẩn chỉnh và đẹp mắt. Ở nội dung, ứng viên có thể đưa những giá trị đắt giá nhất lên phần đầu để nhà tuyển dụng có hứng thú với những điểm mạnh của bạn. Bên cạnh đó, đảm bảo mẫu CV xin việc cho ngành giáo dục của bạn không tồn tại bất cứ sai sót nào về lỗi chính tả. Ngành giáo dục nói chung không đánh giá cao sự bất cẩn trong quá trình làm việc.

Tóm tại, ngành giáo dục đôi khi sẽ có những đòi hỏi và yêu cầu tương đối khắt khe trong quá trình đánh giá một ứng viên, đặc biệt là sàng lọc CV xin việc. Do đó, cách chọn mẫu CV xin dành cho việc ngành giáo dục nên được ứng viên tham khảo nhiều nguồn, sau đó tùy chỉnh chúng cho khớp với những gì mà bản thân đang sở hữu. Bên cạnh nội dung, thiết kế hình thức của mẫu CV xin việc ngành giáo dục cũng quan trọng không kém. Chúng thể hiện được thái độ và cá tính riêng của từng ứng viên. Lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn những thiết kế trang nhã, nhẹ nhàng, đơn giản nhưng không kém phần chuyên nghiệp.

Tại vieclam88.vn, ứng viên có thể tham khảo hàng loạt mẫu CV xin việc ngành giáo dục đa dạng, được thiết kế trên nhiều phong cách. Đặc biệt hơn, ứng viên còn có thể tự tay tùy chỉnh nội dung, chuyển đổi ngôn ngữ trong CV theo yêu cầu của nhà tuyển dụng và lưu CV chỉ sau một thao tác đăng nhập!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: