Hướng dẫn cách viết mẫu cv cho sinh viên kỹ thuật mới ra trường

Icon Author Hương Chi

Ngày đăng: 2021-06-01 16:17:22

Tốt nghiệp xong đại học chắc chắn bạn sinh viên nào cũng muốn tìm lấy cho mình một công việc tốt, bởi vì thế các bạn sẽ băn khoăn trong việc viết cv cho sinh viên mới ra trường sao cho thật hấp dẫn và ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Chúng ta cùng tìm hiểu qua về cv và chức năng của nó trước khi đi tìm hiểu cách viết mẫu cv cho sinh viên kỹ thuật mới ra trường nhé !

1. Tại sao lại gọi là CV

CV được hiểu là hồ sơ xin việc và nó khác với bộ sơ yếu lí lịch của Việt Nam, CV là tên viết tắt của “ Curriculum Vitae”. Thông qua CV thì nhà tuyển dụng sẽ nắm được thông tin cá nhân, học vấn, mục đích làm việc và các kỹ năng khác của bạn.

Hầu như mỗi bạn sinh viên ra trường đều lo lắng và băn khoăn về cách viết cv như nào cho đúng. Các nhà tuyển dụng sẽ cần những thông tin chi tiết gì về ngành mà bạn học, bạn cần thể hiện như nào trên cv xin việc của mình – đặc biệt đối với những bạn học ngành kỹ thuật mới ra trường. Đừng vội lo lắng hãy để vieclam88.vn giúp bạn nhé.

2. Hướng dẫn viết cv cho sinh viên ngành kỹ thuật mới ra trường

Mẫu cv dành cho sinh viên kỹ thuật mới ra trường cũng rất đơn giản và dễ viết, bao gồm những mục sau đây.

2.1. Mục thông tin cá nhân

Ở mục này các bạn hãy điền đầy đủ thông tin cá nhân của mình vào chẳng hạn như : họ và tên, ngày tháng năm, địa chỉ, số điện thoại di động, địa chỉ nhà ( nếu cần thiết) và gmail cá nhân ( ưu tiên lấy gmail chuẩn và phù hợp dành cho công việc, tránh việc lấy những tên gmail không đúng với tên thật hay gmail giả, bởi nếu bạn lấy những gmail “xấu” sẽ làm cho cv của mình trở nên không đủ độ hoàn hảo).

Có một vài lưu ý về phần viết “ họ tên” các bạn nên viết chữ in hoa, rõ chữ đối với bất kì cv hay hợp đồng nào đó, chúng ta cũng nên viết chữ in hoa đối với tên của mình, tránh trường hợp sai lệch.

Mẫu cv sinh viên kỹ thuật
Mẫu cv sinh viên kỹ thuật mới ra trường

2.2 Mục tiêu nghề ngiệp

Trong phần nói về mục tiêu nghề nghiệp này, bạn cần viết ngắn gọn và súc tích sao cho các nhà tuyển dụng hiểu được mong muốn, ý chí bạn muốn ứng tuyển vào vị trí công việc. Nhờ vào mục tiếu nghề nghiệp mà các nhà tuyển dụng nắm bắt được về mục đích bạn muốn ứng tuyển, sự quyết tâm của bạn trong công việc – nhất là đối với các bạn kỹ thuật mục tiêu càng rõ ràng, đầy đủ và dứt khoát sẽ càng giúp nhà tuyển dụng lựa chọn.

Đối với sinh viên mới ra trường thì mục tiêu nghề nghiệp chính là một trong những phần nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Phần này, các bạn không nên viết quá dài dòng và lan man. Hãy tập trung vào những gì bạn đang hướng đến trong vị trí công việc của mình. Có thể chi mục tiêu làm việc thành 2 phần ngắn hạn và dài hạn để dễ viết hơn.

Ví dụ:

Mục tiêu ngắn hạn: Trong 3 tháng tới sẽ áp dụng thực tiễn những kiến thức đã học vào công việc từ đó tích lũy được những kinh nghiệm làm việc

Mục tiêu dài hạn: Trong 3 năm tới sẽ trở thành kỹ sư trưởng và thành thạo tất cả những kỹ năng, kiến thức cần có trong công việc.

2.3. Mục học vấn

Tại mục này, các bạn cần viết về trình độ học vấn của mình chính là : trường đại học, tên ngành học các bạn đang học, hay những trình độ khác mà bạn có để phục vụ cho ngành kỹ thuật,...

Phần này các bạn cũng nên viết thật ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin như tên trường hay ngành học.

Ví dụ như:

Đại học công nghiệp Hà Nội: 10/2013 - 5/2018

Ngành học: Kỹ thuật ô tô

Xếp loại: Khá

Các mục cần viết đầy đủ
Các mục cần viết đầy đủ

2.4. Mục kinh nghiệm làm việc

Hầu như các bạn sinh viên trong thời gian còn đi học trên trường lớp vẫn luôn tạo cho mình một khoảng thời gian để đi làm thêm củng cố về kỹ năng cho bản thân. Điều ấy chính là điều tuyệt vời nhất bởi nó sẽ giúp các bạn rất nhiều trong quá trình viết cv cũng như trong quá trình làm việc mai sau. Đối với sinh viên ngành kỹ thuật các bạn sẽ tiếp xúc nhiều với các công việc kỹ thuật, phần mền máy tính, máy móc,... và đây chính là lúc các bạn cần thể hiện mình qua mục kỹ năng làm việc mình đã có.

Trong mục kinh nghiệm làm việc lưu ý rằng bạn cần viết rõ về “ngày tháng năm” bắt đầu công việc và “ngày tháng năm “ kết thúc công việc. Hãy nói cho nhà tuyển dụng biết về các nhiệm vụ chính mà bạn đảm nhận khi làm viêc là gì trong quá trình làm việc và học tập khi là sinh viên. Chẳng hạn như bạn cần tóm tắt qua về những công việc bạn đã từng làm trong quá trình học, ưu tiên những công việc liên quan đến ngành kỹ thuật của bạn như: lập trình , tạo website, giải quyết các vấn đề về máy tính hay phần mền,.....

Ví dụ:

Tháng 5 - 8/2014: Thực hiện nghiên cứu và chế tạo thành công động cơ ô tô chạy bằng năng lượng gió.

Tháng 8 - 11/2017: Làm thực tập sinh tại công ty Honda: Công việc nghiên cứu phát triển để chế tạo động cơ o tô mới giúp tiết kiệm nguyên liệu và bền bỉ hơn.

2.5. Sở thích

Đối với mục này hãy viết ngắn gọn bằng các gạch đầu dòng nêu ra những sở thích cá nhân trong cv của mình. Với mục này thì rất dễ dàng cho bạn lựa chọn phải không? Tuy nhiên bạn cũng nên chọn những sở thích phù hợp với công việc hơn để gấy ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng như: hội họa, nghiên cứu chế tạo,...

Chú ý khi viết từng mục
Chú ý khi viết từng mục

2.6. Mục kỹ năng

Bởi là một sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật nên bạn sẽ có rất nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng quan trọng cần thể hiện trong bài cv để nhà tuyển dụng hiểu về trình độ của bạn. Vậy nên cần dành ra hẳn một mục riêng dành cho phần kỹ năng này nhé.

Trong mục kỹ năng này chúng ta cần viết những gì? Đầu tiên chính là về các kỹ năng của ngành kỹ thuật. Bạn cần tóm tắt qua về kỹ năng của mình với các đề mục cụ thể như: kỹ năng lập trình, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng tạo phần mền, kỹ năng lắp ráp chế tạo động cơ.....

Ngoài ra, bạn cũng có thể nói qua về các kĩ năng khá cần thiết và liên quan đến kỹ thuật như : khả năng thuyết trình , kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục người khác hay kỹ năng tiếng anh,....

2.7. Bằng cấp hay chứng chỉ

Mục này giúp bạn khẳng định mình bằng việc đưa ra các bằng cấp, chứng chỉ đạt được trong thời gian học tập tại trường hay những cơ sở đào tạo ngoài, để các doang nghiệp thấy rằng họ cần đến bạn. Nhưng hãy lưu ý rằng bằng cấp cần liên quan đến ngành kỹ thuật và lấy những bằng cấp thật sự cần thiết , đừng quá “ khoe mẽ “ ở phần này nhé.

Viết sạch đẹp và súc tích
Viết sạch đẹp và súc tích

3. Vài lưu ý nhỏ

Cuối cùng kết thúc một cv xin việc về ngành kỹ thuật, bạn cần ghi lại tên của người giới thiệu ( hãy xin phép khi liệt kê họ ) . Cùng với đó bạn cần để lại số điện thoại, tên địa chỉ mail để nhà tuyển dụng sẽ thuận tiện liên lạc lại với bạn.

Cần rà soát thật kĩ lại các thông tin và từ ngữ, lỗi chính tả,... tránh việc sai sót trước khi nộp cv xin việc của mình nhé.

Qua bài viết trên ắt hẳn bạn đã hình dung được cách viết mẫu CV cho sinh viên kỹ thuật mới ra trường sao cho chuẩn nhất rồi đúng không. Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp như mong muốn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: