[MD] Managing Director là gì? Vị trí BOSS đầu doanh nghiệp

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2020-07-24 16:49:57

Có thể tại Việt Nam chúng ta đã thật sự quen thuộc với một vị trí như Chief executive officer hay chính là CEO đứng đầu một doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với một số nước khác thì vị trí CEO tưởng như đứng đầu đó lại có tên gọi khác là Managing Director (MD) nắm vai trò chủ quản. Tên gọi này chắc chắn cũng làm chính bạn có sự băn khoăn không biết rằng Managing Director là gì đúng không và liệu MD đó có khác biệt với CEO. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu về thuật ngữ này ngay nhé!

Tìm Việc Làm Quản Lý

1. Nắm bắt tổng quát về Managing Director là gì? 

Nắm bắt tổng quát về Managing Director là gì?
Nắm bắt tổng quát về Managing Director là gì? 

Managing Director được viết tắt chính là MD hiểu là giám đốc điều hành với vai trò cao cấp nhất của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Vị trí này với trách nhiệm cao nhất đối với các hoạt động của công ty báo cáo về tình hình, kết quả đối với chủ tịch, các cổ đông trong đội ngũ lãnh đạo thuộc hội đồng quản trị. 

Một giám đốc điều hành sẽ chịu trách nhiệm về nhiều khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt khi đảm nhận quyết định trực tiếp tới sự thành công của doanh nghiệp. Thông qua việc tạo nên những chiến lược bán hàng, đề ra các chính sách quảng bá cho doanh nghiệp thúc đẩy mục đích kinh doanh đem lại lợi nhuận. Do gắn liền với chính mục tiêu lợi nhuận như vậy mà các giám đốc điều hành hầu như có sự tập trung vào sự tăng trưởng nhiều hơn để kết quả cuối cùng hướng tới là tăng lợi tức về cổ đông. 

Managing Director chuyên nghiệp sẽ là người đảm bảo rằng chiến lược của công ty là đang đi đúng hướng và đem lại lợi ích. Bởi vậy mới nhận thấy được vai trò quan trọng của MD là như thế nào. Hơn nữa là một Managing Director còn có quyền triệu tập hội đồng quản trị cũng như quản lý về việc liên lạc của hội đồng và cổ đông. Cho nên đôi khi giám đốc điều hành còn được ví chính là một “trùm lớn” có quyền lực nhất. 

Tham khảo: Click để xem ngay việc làm giám đốc điều hành lương cao hấp dẫn.

2. Cập nhật thông tin cần nắm về một Managing Director

2.1. Vai trò và nhiệm vụ đảm nhận 

Chính bởi là một vị trí chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động đảm bảo tối đa về lợi nhuận cho doanh nghiệp mà nhiệm vụ của Managing Director là vô cùng quan trọng. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ đầu việc như sau.

2.1.1. Lập ra các kế hoạch về kinh doanh cũng quy chế

Lập ra các kế hoạch về kinh doanh cũng quy chế
Lập ra các kế hoạch về kinh doanh cũng quy chế

Nhiệm vụ này của Managing Director là lập ra kế hoạch kinh doanh định kỳ cùng việc chủ động cho xây dựng ngân sách cho mọi hoạt động khách sạn để có thể báo cáo với cấp trên phê duyệt. Ngay sau khi kế hoạch đề xuất đó được duyệt thì MD sẽ chịu trách nhiệm cao nhất trước chủ đầu tư về việc triển khai, đảm bảo tiến độ. 

Cũng như bên cạnh đó Managing Director còn là người đề xuất cho việc nâng cấp về các trang thiết bị sao cho đạt đúng về tiêu chuẩn. Có sự phối hợp với các bộ phận liên quan cho việc xây dựng nên quy chế tạo ra bầu không khí thi đua cao hơn. Tất nhiên chính điều này là cách để tăng về năng suất làm việc. 

2.1.2. Đảm nhận tối ưu hóa nguồn doanh thu 

Chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc đưa ra các kế hoạch cho việc dự báo cũng như chuẩn bị phương án cho việc dự phòng tùy theo chính nhu cầu của khách hàng hoặc thị trường cần tới. Cùng đó là việc kết hợp với chính phòng marketing để có thể xây dựng kế hoạch để có thể triển khai PR. Đơn giản hơn thông qua đó có thể giám sát và quản lý tốt hơn cho từng chiến dịch truyền thông về doanh thu đạt được. 

Thực hiện việc quản lý nguồn doanh thu đó một cách chi tiết nhất từ vấn đề nhỏ cho tới các vấn đề lớn cho việc sử dụng tối ưu hóa. Việc định kỳ đưa ra các giải pháp mới cho việc cải thiện lợi nhuận doanh thu là điều cần. 

2.1.3. Giải quyết về các sự cố 

Đây là một vai trò, nhiệm vụ tất yếu đối với một vai trò quản lý của chính MD. Managing Director chủ động theo dõi về quá trình đáp ứng dịch vụ cho khách hàng thông qua việc chỉ đạo nhân viên làm việc một cách tốt nhất có thể. Cũng như thông qua việc hỗ trợ cấp dưới để có thể nắm bắt các trường hợp phát sinh để đảm bảo sự hài lòng từ khách hàng tránh việc mất uy tín của doanh nghiệp. 

2.1.4. Quản lý về an toàn, an ninh

Đối với vị trí này khi đảm nhận bạn cần biết cách về xây dựng nên một môi trường làm việc an toàn, có sự thân thiện hơn cho khách hàng và nhân viên của mình. Xây dựng thông qua chính việc kiểm tra thường xuyên hơn, có sự đôn đốc đảm bảo về an ninh, an toàn theo các quy định ban hành. Hơn nữa về chính các nhiệm vụ của doanh nghiệp cung cấp thì Managing Director còn có trách nhiệm kiểm tra định kỳ để ngăn chặn tuyệt đối các vấn đề.

2.1.5. Quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực

Nhiệm vụ này bạn sẽ cần có sự phối hợp với chính bộ phận nhân sự của doanh nghiệp để có thể quản lý một cách tốt nhất mang tới môi trường chuyên nghiệp hơn. Thông qua môi trường này nhân viên có thể phấn đấu không ngừng khi có động lực tác động. 

Hay bên cạnh đó việc mà cân đối xét duyệt cho việc tuyển dụng hoặc lựa chọn phỏng vấn trực tiếp nhân sự mới cùng là điều cần. Vì đó là cách để bạn có thể tạo nên một đội ngũ chất lượng hơn có tay nghề cao về chuyên môn cống hiến. 

Ngoài ra đối với một Managing Director thì còn có rất nhiều nhiệm vụ khác cần thực hiện từ việc tiếp đón khách hàng VIP, duy trì mối quan hệ đối tác, đảm nhận xây dựng vấn đề kinh doanh mở rộng,...Tất cả công việc này sẽ yêu cầu một ứng viên có rất nhiều kỹ năng mới có thể hoàn thành. 

2.2. Giám đốc điều hành (MD) - Kỹ năng cần có là gì? 

Giám đốc điều hành (MD) - Kỹ năng cần có là gì?
Giám đốc điều hành (MD) - Kỹ năng cần có là gì?

Để trở thành một giám đốc điều hành tài năng và đảm nhận được tất cả các nhiệm vụ giao phó thì bạn cần chuẩn bị cho bản thân rất nhiều, trau dồi kiến thức nhiều hơn cùng sự cơ bản như sau: 

+ Tầm nhìn xa luôn là điều tiên quyết mà một người lãnh đạo cần có. 

+ Bạn cần biết cách về thúc đẩy năng suất lao động của nhân viên thông qua sự cải tiến điều kiện làm việc. 

+ Có sự quản lý hiệu quả lựa chọn được người ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ giao phó. 

+ Kỹ năng về sử dụng truyền thông, PR và thuyết trình với sự thuyết phục. 

+ Luôn am hiểu sâu về kinh doanh cùng thị trường để có thể phân tích vấn đề theo nhiều hướng khác biệt tạo nên sự nổi bật. 

+ Biết cách về quản lý tài chính nhạy bén linh hoạt để duy trì được sự ổn định. 

+ Kỹ năng về lập các kế hoạch kinh doanh đầu tư, dự báo được các kết quả để thúc đẩy phát triển. 

+ Kỹ năng cho việc giải quyết các vấn đề phức tạp để tạo nên sự hài lòng tốt nhất. 

+ Bên cạnh đó việc bạn có một sự tư duy logic, khả năng cho việc ra quyết định hiệu quả sẽ luôn được ưu tiên.

Ngoài ra đối với một Managing Director thì sẽ còn cần tới rất nhiều kỹ năng khác để đạt được sự thành công cho vai trò quản lý của chính mình…

3. Nghề Managing Director - Lợi ích, thách thức và kỳ vọng nghề nghiệp

Nghề Managing Director - Lợi ích, thách thức và kỳ vọng nghề nghiệp
Nghề Managing Director - Lợi ích, thách thức và kỳ vọng nghề nghiệp

Nắm trong tay một trách nhiệm cao cả đó là tạo nên sự phát triển cho doanh nghiệp đem lại lợi nhuận tạo ra công ăn việc làm cho người lao động thì sự thách thức đối với một MD là không hề nhỏ. Tuy nhiên dù giám đốc điều hành có phải chịu những thách thức ra sao thì quyền lợi nhận được của họ cũng là sự bù đắp. 

Thực tế thì một Managing Director cũng sẽ là một cổ đông của doanh nghiệp vì thế mà quyền lợi nhận được của họ không chỉ là mức lương cơ bản mà còn là % lợi nhuận, cổ phiếu, lợi ích khác nữa. Vai trò càng cao lợi ích cành nhiều thì khó khăn gặp phải lại càng lớn hơn, áp lực công việc đè nén. Hơn nữa họ còn là người ra quyết định bởi vậy việc cô lập, không về phe nào là điều dễ nhìn thấy vì sự công bằng được đề cao hơn. 

Bên cạnh đó với một giám đốc điều hành áp lực gặp phải còn là về thời gian làm việc không có định, nhiều giờ trên một ngày và cần tới sự tư duy cao. Do đó đôi khi thời gian dành cho nghỉ ngơi của họ là không có tất cả là để hướng tới hoàn thành công việc. 

Có điều là chính sự áp lực đó cũng tạo nên rất nhiều kỳ vọng về phát triển nghề nghiệp của một MD. Dù vị trí đảm nhận là vai trò quyết định của doanh nghiệp nhưng điều đó không có nghĩa là sự nghiệp của bạn kết thúc tại đó. Các giám đốc điều hành có thể đưa ra sự lựa chọn trải nghiệm tốt hơn cho bản thân với một môi trường làm việc lớn hơn hiện tại. Hay khi sự nghiệp của bạn đã thật sự phát triển thì việc chuyển đổi sang vị trí cho một chủ doanh nghiệp vai vai trò hướng dẫn cho giám đốc mới là điều có thể. 

Ngoài ra với vai trò đảm nhận của bạn cùng với các kỹ năng tuyệt vời thì chính bạn cũng không cần lựa chọn tìm kiếm việc làm mà các nhà tuyển dụng sẽ tự săn đón, mời chào bạn mà thôi. 

4. Ứng tuyển Managing Director - Bí quyết “đốn tim” nhà tuyển dụng

Ứng tuyển Managing Director - Bí quyết “đốn tim” nhà tuyển dụng
Ứng tuyển Managing Director - Bí quyết “đốn tim” nhà tuyển dụng

Một vị trí quản lý cao cấp như giám đốc điều hành tất nhiên số lượng tuyển dụng sẽ không nhiều bởi vậy mà ứng viên ứng tuyển vị trí Managing Director chắc chắn sẽ là người toàn vẹn. Những ứng viên được cho là có đầy đủ về năng lực, trình độ kiến thức và kỹ năng cùng kinh nghiệm thực tế. Vậy đâu sẽ là điều bạn cần để tạo nên sự khác biệt? 

Để tạo nên sự khác biệt nổi bật hoàn toàn so với các ứng viên khác có lẽ CV xin việc sẽ là yếu tố điều kiện dành cho bạn. Bởi lẽ một mẫu CV xin việc đẹp, độc đáo sẽ thu hút được nhà tuyển dụng tốt hơn. Vậy để có một bản CV xin việc Managing Director như vậy thì cần chú ý gì? 

Ngay từ chính yêu cầu công việc đề ra thì với vị trí MD này CV xin việc được thực hiện cũng cần thể hiện được phong cách của một nhà quản lý, lãnh đạo tài ba. Bạn nên lựa chọn thật kỹ về kinh nghiệm để có thể làm nổi bật về vai trò làm việc của mình trong thời gian gần nhất. Vì qua đó bạn có thể chứng minh được năng lực dành cho bản thân. 

Ứng tuyển Managing Director - Bí quyết “đốn tim” nhà tuyển dụng
Để nhắc tới một cách thức viết CV được nhiều MD sử dụng hiện tại thì đó chính là SAR

Để nhắc tới một cách thức viết CV được nhiều MD sử dụng hiện tại thì đó chính là SAR cho việc chứng minh kinh nghiệm. Cùng đó là việc sử dụng linh hoạt về các từ khóa quan trọng để làm nổi bật năng lực của bản thân. Hơn nữa là sự liệt kê về các giải thưởng, hoạt động từng tham gia để giúp CV sinh động hơn và hoàn hảo trước nhà tuyển dụng. 

Đặc biệt nếu bạn chưa thực sự nắm bắt được rõ về một cách viết CV đúng ý nhà tuyển dụng thì bạn có thể tham khảo với website vieclam88.vn nhé. Một địa chỉ không chỉ giúp bạn lựa chọn được vị trí Managing Director như ý muốn mà còn cung cấp tới bạn các mẫu CV chinh phục nhà tuyển dụng. Các hướng dẫn viết được trình bày chi tiết, chọn lọc CV theo ngành nghề và vị trí ứng tuyển, chia sẻ về kinh nghiệm phỏng vấn cho ứng viên giúp bạn tự tin nắm bắt cơ hội. 

Bởi vậy mà đừng chần chừ thêm chút nào hãy thử trải nghiệm ngay để nhận thấy được kết quả. Đặc biệt là khi vị trí này là mong ước của rất nhiều ứng viên khác, bạn nắm bắt chước là bạn thành công. 

Mong rằng thông tin được chia sẻ tại bài viết này của vieclam88.vn cũng đã giúp bạn hiểu rõ nhất về Managing Director là gì cùng với cơ hội việc làm ra sao. Từ đó bạn có thể đưa ra được câu trả lời cho việc bạn sẽ làm gì tại tương lai.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: