Major là gì? Cách lựa chọn chuyên ngành phù hợp với bản thân bạn!

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2020-07-27 10:20:43

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn việc đi du học Mỹ bậc đại học, tuy nhiên điều gì khiến cho nước Mỹ trở thành tâm điểm “hot” như vậy? Cách chọn Major của các trường đại học quốc tế ở Mỹ có điểm gì đặc biệt? Hãy cùng Timviec365.com.vn cùng tìm hiểu về Major từ đó tìm kiếm câu trả lời cho việc lựa chọn chuyên ngành phù hợp với chính bạn nhé! 

1. Major là gì? Liệu nó có chỉ đơn giản là “chuyên ngành”? 

Major là gì? Đôi khi chúng ta chỉ hiểu Major là chuyên ngành, tuy nhiên Major trong tiếng anh còn có nhiều nghĩa khác nhau. Hãy cùng Timviec365.com.vn tìm hiểu về nội dung thú vị này nhé. 

1.1. “Major” hiểu là gì? 

“Major” hiểu là gì?
“Major” hiểu là gì? 

Khi Major trong tiếng Anh được hiểu theo từ loại là một danh từ 

  • Major là “Chuyên ngành” hay một “chuyên đề” về một lĩnh vực nào đó. Chắc hẳn rằng khi bước chân vào nền giáo dục bậc Đại học thì cũng đồng nghĩa với việc bạn phải nhanh chóng lựa chọn ngay Major cho chính mình để có thể tìm kiếm một công việc ổn định trong tương lai. 
  • Ngoài ra Major theo từ loại danh từ còn được hiểu là “người có địa vị” hoặc “những người có tài năng, địa vị ưu việt hơn những người khác”. Đa phần nếu lấy Major để gọi công việc của một người thì Major là một sĩ quan cấp trung ở Anh, Mỹ và nhiều lực lượng vũ trang khác như không quân, thủy quân lục chiến… 
  • “Major” còn được biết đến với nghĩa như các nhóm của các đội thể thao chuyên nghiệp thi đấu với nhau, đặc biệt là trong bóng chày Mỹ. 

Khi Major có thể đứng ở vị trí là một tính từ 

  • Ví dụ như “A Major Part” được hiểu là phần lớn, quan trọng trong một tổng thể nào đó. Ở đây, Major được hiểu với nghĩa là Important mang nghĩa lớn hơn, quan trọng hơn, nghiêm trọng hơn những loại khác. 
  • Major cũng được sử dụng với từ loại tính từ trong Music (âm nhạc) Ví dụ như A Major Scale (Một thanh âm chính mà trong đó nốt thứ ba cao hơn hai âm đầu) hay A major chord (Một hợp âm lớn) 

Khi Major đứng ở vị trí ngoại động từ 

  • Đối với các bạn sinh viên bậc đại học thì đây là một từ thường xuyên được nhắc đến với chức năng “chọn chuyên ngành” hay ‘đỗ vào một chuyên ngành nào đó”

Mặc dù Major mang rất nhiều nghĩa, thế nhưng đối với các trường Đại học, Cao đẳng, nhắc đến Major chúng ta vẫn sẽ chỉ nghĩa đến nghĩa là một “chuyên ngành”. Ngoài ra hãy cùng Timviec365.com.vn tìm hiểu thêm về một số định nghĩa có liên quan đến chuyên ngành nhé!

1.2. Double Degree (Bằng kép)

Double Degree (Bằng kép)
Double Degree (Bằng kép)

Để có thể thuận tiện hơn trong công việc, chắc hẳn rằng Double Degree (Bằng kép) cũng không còn là một khái niệm mới lạ nữa. Đây là một khóa học mà ở đây, nó cho phép bạn được học hai bằng cử nhân cùng một lúc và nếu hai bằng đó còn có thể hoán đổi tín chỉ cho nhau bạn chỉ cần học tập trung một bằng. Đây là sự lựa chọn cho những ai mong muốn được theo đuổi 2 lĩnh vực chuyên sâu, điều này giúp bạn có thể tiếp tục đam mê theo đuổi những ngành học khác. Đồng thời việc bạn có 2 tấm bằng cử nhân trong tay chắc chắn sẽ giúp bạn được “ưu ái” hơn cho những cơ hội việc làm trước mắt. 

Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất đối với Double Degree đó là thời gian học ở trường cũng sẽ nhiều hơn gấp đôi so với chương trình học một bằng, và hơn thế nữa, chi phí cho một lần chi trả cũng không nhỏ. Nếu như bạn thực sự mong muốn được học chuyên ngành mà mình yêu thích thì bạn cần phải nghiêm túc theo đuổi và xác định lựa chọn lâu dài cho chính bản thân mình.

1.3. Double Major (Chuyên ngành kép)

Double Major (Chuyên ngành kép)
Double Major (Chuyên ngành kép)

Ngoài ra để giảm sức nặng của các môn học thì Double Major cũng là một sự lựa chọn ít gánh nặng hơn so với Double Degree. Bởi vì kết thúc quá trình học và đào tạo thì bạn vẫn sẽ ra trường đúng bạn so với những bạn bè cùng trang lứa. Đồng thời ưu điểm của Double Major đso là chi phí có phần trẻ hơn. Mặc dù không thể có trong tay hai bằng cử nhân nhưng bằng cử nhân của bạn sẽ được ghi với hai chuyên ngành học khác nhau. Đây cũng là một lợi thế phục vụ cho cơ hội việc làm trong tương lai. 

Tuy nhiên việc bạn lựa chọn Double Major sẽ khiến bạn dường như cảm thấy “trường học là nhà”. Bởi vì thời gian bạn ở trên lớp thường sẽ tăng gấp đôi bình thường. Tại việc năm, số tín tối đa là sinh viên được đăng ký thường rơi vào mức 24 đến 30 tín. Mỗi chuyên ngành sẽ được quy định với mức tín khác nhau, và nếu bạn không học và hoàn thành xong tín chỉ của môn học thứ 2 thì bạn sẽ bị chậm trễ trong việc tốt nghiệp và bắt đầu sự nghiệp của mình. 

1.4. Minors (Chuyên ngành phụ)

Minors (Chuyên ngành phụ)
Minors (Chuyên ngành phụ)

Ngoài ra, tại các trường đại học quốc tế thì với khả năng bị hạn chế về mặt thời gian và tiền bạc thì bạn có thể lựa chọn Minors để học. Đây được xem là một chuyên ngành học phụ phục vụ mục đích mở rộng kiến thức để đến với một chuyên ngành khác với số lượng tín và thời gian ít hơn. 

Ví như bạn học Major Quản trị kinh doanh, bạn có thể học thêm môn từ chuyên ngành phục như Economics hay Management… 

Tuy nhiên, nhược điểm của Minors đó là kết quả sau khi bạn học chỉ được hiện lên bằng số điểm và sẽ không được ghi lên bằng cử nhân. Chính vì điều này mà so với Double Degree hay Double Major, Minors thường không chiếm được nhiều sự ưu ái. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, nếu bạn là một người đam mê trong bất kì môn học nào đó, bạn cũng có thể tham gia để cải thiện khả năng, trau dồi kiến thức cho chính mình. 

Câu chuyện du học Mỹ và cách lựa chọn chuyên ngành
Câu chuyện du học Mỹ và cách lựa chọn chuyên ngành

Cách trường đại học quốc tế thường có xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm đối với các bạn du học sinh. Bởi vì chương trình học của Mỹ không hề giống với Việt Nam. Nếu như bạn tham gia vào một trường đại học quốc tế nào đó thì trong vòng hai năm đầu việc của bạn là học, tìm kiếm, khám phá đam mê sau đó cho đến năm ba bạn sẽ được lựa chọn học chuyên ngành của mình thông qua hai năm khám phá đam mê của mình. 

Trong hai năm đầu tiên ở bất kì các trường đại học nào, bạn cũng sẽ phải học tất cả các môn đại cương, mang tính chất nền tảng, giống như việc bạn đi 1 vòng quanh trường, nhặt ra mỗi chuyên ngành một môn để học và tìm kiếm xem bạn hợp và thích môn nào nhất. 

Nhiều chuyên gia ở Mỹ khuyên rằng, việc lựa chọn một chuyên ngành phụ (Minors) kèm theo một chuyên ngành chính rộng hơn là một sự lựa chọn khôn ngoan khi kiến thức và kỹ thuật đều được cải thiện. 

Một lời khuyên cho việc lựa chọn chuyên ngành Major chính và một chuyên ngành phụ Minor đó là hãy học điều bạn thích nhưng phù hợp với điều bạn đang cần. Ví dụ như bạn có thể kết học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với ngành học Minors là truyền thông và sáng tạo. Điều này giúp bạn có thể cải thiện được những kỹ năng mềm, phát triển được tư duy sáng tạo bên trong con người của bạn. 

Các môn mà bạn có thể kết hợp đó là: 

  • Major quản trị nhân lực và Minor Tâm lý học 
  • Major Marketing và Minor Truyền thông, sáng tạo, Minor kỹ năng viết… 
  • Major quản trị kinh doanh và Minor ngành tâm lý học... 
  • … 

Ngoài Minor thì bạn cũng có thể lựa chọn học Concentration với nghĩa là sự tập trung và khóa học này được hiểu là học để đào sâu vào một vấn đề nào đó. Ví dụ như nếu bạn đang học về major Quản trị kinh doanh, thì Concentration mà bạn có thể lựa chọn đó là học về leadership là lãnh đạo hay môn quản trị sự đổi mới… 

Bản chất của Concentration đó chính là dẫn lối bạn đi sâu vào một vấn đề nào đó của Major và bạn sẽ được học sâu hơn và kỹ năng về những vấn đề đó. 

Xem thêm: Nếu giỏi Toán nên học ngành gì? Bí kíp chọn ngành như ý!

3.1. Chạy theo xu hướng hay chọn đam mê? 

Chạy theo xu hướng hay chọn đam mê?
Chạy theo xu hướng hay chọn đam mê? 

Trái ngược với câu chuyện du học Mỹ thì ở Việt Nam, việc phải lựa chọn từ những năm học đầu tiên khiến cho các bạn học sinh luôn phải đau đầu suy nghĩ. Câu hỏi được đặt ra ở đây đó là “Bạn nên chọn chạy theo xu hướng hay chọn theo đuổi đam mê của mình?” 

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng phải học những ngành mà nhiều người học thì mới có cơ hội làm việc. Thực ra cơ hội việc làm là cho chính chúng ta tìm đến, và do người khác mở ra. Thực tế cho thấy không có ngành nghề nào là vô ích cả, bởi vì không có lý gì mà người ta mở ra ngành học đó. 

Dương như câu trả lời cho câu hỏi “xu hướng hay đam mê” phải phụ thuộc vào chính bạn. Nếu bạn chọn theo đam mê, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty nhỏ, nhưng đối với các công ty lớn bạn sẽ phải chịu tỷ lệ cạnh tranh cao hơn. Còn nếu bạn chọn đam mê ví dụ như ngành tâm lý học, đây không phải là một ngành học phổ biến và được mọi người săn đón. Thế nhưng, ngành tâm lý học lại là một ngành khá là hấp dẫn đối với một số người trên thế giới và hầu như người ta tìm đến công việc này bởi mức lương cao và tại Mỹ, Canada,... bạn cũng có thể tự mở một văn phòng tư vấn nhỏ dành cho mình. 

Tuy nhiên lời khuyên của Timviec365.com.vn dành cho bạn đó là “hãy lựa chọn đam mê, phù hợp với yếu tố thực tế” 

Nhìn lại ví dụ về ngành tâm lý học, đây là trong trường hợp bạn có điều kiện tốt, gia cảnh thuận lợi giúp bạn có thể dễ dàng sinh sống và định cư ở nước ngoài, bạn sẽ có một văn phòng tư vấn và một mức lương triệu đô. Hoặc nếu bạn là một học sinh xuất sắc thì có thể bạn sẽ có cơ hội được giữ lại trường và trở thành một giảng viên cho ngành học đó… 

Nhưng nếu như bạn không có ít nhất 1 trong hai điều kiện đó, thì bạn nên xem xét việc lựa chọn chuyên ngành của mình. 

3.2. Kinh tế, y học, du lịch - Bạn chọn hay dòng đời xô đẩy? 

Kinh tế, y học, du lịch - Bạn chọn hay dòng đời xô đẩy?
Kinh tế, y học, du lịch - Bạn chọn hay dòng đời xô đẩy? 

Kinh tế, y học, du lịch là chuyên ngành cũng là 3 lĩnh vực dễ tìm việc bởi vì sự phổ biến, đa dạng về công việc, đa dạng về nơi làm việc, và đa dạng về mức lương. Tuy nhiên như đã nói ở trên rằng bạn cần phải lựa chọn chuyên ngành phù hợp với các yếu tố tự nhiên. 

Tại đây, Timviec365.com.vn không khuyên bạn hãy chạy theo xu hướng hay hãy chạy theo đam mê của bạn. Mà là hãy chạy theo điều bạn thích nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tế và đam mê đó mang lại lợi ích cho bạn trong tương lai. 

Khi bạn chạy theo xu hướng, đồng nghĩa với việc bạn đang chạy theo “đam mê của người người”, và không chắc rằng đam mê của nhiều người sẽ phù hợp với bạn. Nên việc chọn ngành chọn nghề là một việc vô cùng quan trọng. 

Nếu trong thời gian học Major mà bạn đã chọn, bạn cảm thấy mình đã chọn sai vậy thì đừng lo lắng, bạn có thể lựa chọn việc học Double Degree, Double Major hay Minor để có thể học theo đúng chuyên ngành, đam mê và sở thích của mình.

“Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công” thế nhưng nó là con đường ngắn và đơn giản để đi đến việc có thu nhập cho bản thân. Chỉ cần bạn có năng lực, có ý chí và có đam mê thì bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được “nơi thuộc về”, biết được “mình phải làm gì” và nhận ra được “mình cần phải làm gì” .

Đọc thêm: [Bật mí cơ hội nghề nghiệp] Học Ngành kinh tế ra làm gì?

3.3. Sai lầm lớn nhất đó là “Không tìm hiểu về ngành nghề”

Sai lầm lớn nhất đó là “Không tìm hiểu về ngành nghề”
Sai lầm lớn nhất đó là “Không tìm hiểu về ngành nghề”

Một trường hợp nữa mà các bạn học sinh, sinh viên thường hay gặp phải trong quá trình chọn ngành chọn nghề đó là bạn chỉ yếu bề nổi của công việc mà bạn muốn làm mà quên đi được việc, công việc đó yêu cầu bạn phải làm những gì. 

Nếu như bạn chưa biết công việc của bạn đang hướng đến là gì thì đừng lo lắng. Bạn hãy tìm những bản mô tả công việc về công việc đó và tìm hiểu kĩ xem bạn sẽ phải làm việc trong quá trình làm việc, đồng thời bạn sẽ phải cần có kỹ năng gì để quản lý tốt công việc của bạn. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc mà bạn quan tâm, các bản mô tả công việc, CV xin việc mẫu phù hợp với ngành nghề tại các trang tìm việc ví dụ như Timviec365.com.vn

Trên đây là những thông tin thú vị về “major là gì?" Mong rằng với những thông tin mà Timviec365.com.vn cung cấp thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn Major chính dành cho mình, chúc bạn thành công!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: