1. Thuật ngữ loss leader là gì?
Loss leader đây là một thuật ngữ tiếng anh để dùng trong kinh doanh có nghĩa là bán một món hàng lỗ để kéo khách hàng. Đây là một nghệ thuật trong cách bán hàng đánh vào tâm lý của người mua. Những người mua hàng sẽ luôn muốn mua món hàng với giá trị rẻ hơn so với giá niêm yết. Chính vì thế chiến thuật này đã thu hút được khách hàng rất tốt.
Trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ sử dụng chiến thuật này để thu hút khách hàng mua sản phẩm của công ty mình. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp nào cũng chịu lỗ để bán sản phẩm cho khách hàng của mình thì liệu có thật không. Thực chất chiến thuật này doanh nghiệp vẫn sẽ bán cho khách hàng đúng với giá trị của nó. Việc đặt bảng là sale off, thanh lý hàng tồn kho với một số lượng và thời gian nhất định sẽ thu hút được lượng khách hàng mua đông hơn và mua số lượng nhiều hơn.
Đối với các sản phẩm tồn kho, giảm giá thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đến từ việc bán cùng các sản phẩm đi kèm. Đây chính là cách mà doanh nghiệp hoạt động vừa có lợi nhuận mà vừa có thể tri ân được cho khách hàng.
2. Những ưu và nhược điểm của loss leader? Ví dụ về loss leader
2.1. Những ưu điểm và nhược điểm
2.1.1. Ưu điểm
Đầu tiên, việc bán lỗ cho khách hàng sẽ giúp cho các sản phẩm của doanh nghiệp tiến được sâu hơn vào thị trường, thâm nhập thị trường một cách dễ dàng hơn, nhất là đối với sản phẩm mới hoặc là các doanh nghiệp mới. Nếu như bạn là một doanh nghiệp mới và chưa có được nền tảng thì đây chính là cách để bạn có thể tạo dựng được sự quan tâm chú ý và nền tảng đến với người tiêu dùng. Tạo cho doanh nghiệp có được những nguồn mua mới và có thể là những nguồn mua thường xuyên sau này. Và đây cũng là bước đầu tiên trong quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp bạn với các đối thủ khác cùng ngành, cùng các loại mặt hàng.
Thứ 2 là quảng cáo thêm các sản phẩm khác: Việc bán lỗ cho khách hàng cũng là có hội để cho doanh nghiệp quảng cáo thêm được các mặt hàng mới. Nguồn lợi nhuận chính của doanh nghiệp của doanh khi bán theo chiến lược này là ở các mặt hàng bán kèm này. Việc hạ giá ở một mặt hàng lại tăng thêm cơ hội tiếp cận của người tiêu dùng đến một mặt hàng khác. Việc tăng nhanh về số lượng khách hàng này chính là thời cơ để cho doanh nghiệp có được sự quan tâm đến từ nhiều người hơn.
Thứ 3 là tạo dựng được các khách hàng tiềm năng: Trải qua cách bán hàng như vậy thì doanh nghiệp sẽ tạo được ấn tượng với người tiêu dùng trên thị trường khi doanh nghiệp bán có những sản phẩm mới có số lượng mua rất cao còn các sản phẩm khác thì lại bán rẻ hơn so với thị trường chung. Điều này sẽ tạo được dấu ấn của doanh nghiệp đối với người mua. Từ đây những khách hàng sẽ có những ấn tượng tốt đối với doanh nghiệp của bạn và đương nhiên lượng khách hàng quay trở lại để mua cũng sẽ tăng nhiều theo đó.
Ngoài ra để vận dụng được những chiến thuật này một cách tốt nhất cũng cần có những nhà quản trị giỏi để có thể đưa ra các đề án và kế hoạch cho phù hợp mới có thể tạo nên được những ưu điểm trên.
2.1.2. Nhược điểm
Thứ 1 có thể làm cho khách hàng nhận định sai về giá trị sản phẩm của doanh nghiệp: Nếu như doanh nghiệp bạn lúc nào cũng chỉ dựa vào giảm giá để kinh doanh có thể sẽ làm cho khách hàng có cái nhìn không tốt về sản phẩm. Họ sẽ đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp bạn xấu, tệ thì mới phải giảm giá để bán rẻ như vậy. Người ta thường có câu “Tiền nào của nấy” mà. Chính vì thế nếu không vận dụng đúng cách thì đây sẽ là một nhược điểm lớn khi doanh nghiệp bạn kinh doanh.
Thứ 2 tạo nên sự chờ đợi để mua hàng giảm giá cho khách hàng: Khi khách hàng mua được các mặt hàng tốt mà giá trị lại rẻ đương nhiên họ sẽ luôn chờ đợi sự giảm giá cho các lần tiếp theo. Nếu không phải là các mặt hàng thực sự cần thiết thì khách hàng lúc nào cũng luôn chờ đợi sự giảm giá từ doanh nghiệp chứ sẽ không chủ động để mua các mặt hàng mới với đúng mức giá niêm yết. Việc có những kế hoạch giảm giá thông minh sẽ tạo được sự chủ động hơn trong việc mua hàng của người tiêu dùng.
Thứ 3 gây ra việc thua lỗ cho doanh nghiệp: Việc sử dụng chiến thuật loss leader này cũng có thể khiến cho doanh nghiệp bị thua lỗ nếu như lạm dụng quá mức và không tạo được hiệu xuất cao trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu như các mặt hàng bán kèm không đủ để bù lại cho các sản phẩm giảm giá quá sâu hoặc là không bán được quá nhiều các mặt hàng bán kèm mà các sản phẩm kia vẫn giảm giá liên tục thì đương nhiên việc lỗ của doanh nghiệp là điều không tránh khỏi. Nên nhớ rằng mục đích ban đầu khi sử dụng chiến thuật này là để tạo ra một doanh số lớn hơn. Hãy là một nhà quản trị thông minh khi lên kế hoạch và sử dụng chiến thuật này nhé.
2.2. Ví dụ
Một ví dụ điển hình trong chiến lược này mà có lẽ bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng sử dụng chính là việc tạo ra ngày Black Friday. Đây là ngày mà giới bán hàng ở Mỹ là những người tạo ra đầu tiên. Họ đã nghiên cứu thị trường và tạo ra ngày này bằng cách là sẽ giảm 50% các mặt hàng đối với những khách hàng đầu tiên. Họ đã tìm cách để cho khách đến xem hàng càng đông càng tốt. Quảng cáo được các khách hàng đến với cửa hàng của họ rất đông mà không hề mất phí. Ngày Black Friday đã tạo nên một cơn sốt mua hàng đối với người dân ở Mỹ khi rất đông mọi người xếp hàng từ sớm để có thể mua hàng. Và chiến thuật này cũng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Còn đối với những người không thích chen chúc và xếp hàng thùi sẽ có ngày Cyber Monday. Ngày này sẽ dành cho những người ngại xếp hàng vì họ sẽ chỉ cần mua sắm online thôi. Ngày này sẽ dành cho các website bán hàng trực tuyến với mục đích marketing với các sản phẩm. Các web sẽ có giờ để tung ra các sản phẩm sale, người mua sẽ phải ngồi canh web để có thể mua được sản sản phẩm mình cần với cái giá rẻ hơn. Điều này sẽ tạo được ghi nhớ và ấn tượng về các mặt hàng cũng như tên web này. Điều đó sẽ tạo được nên lênh viral marketing một cách rất tự nhiên và hiệu quả
Trên đây là tất cả những thông tin mà vieclam88.vn đem đến cho bạn về loss leader là gì. Với những thông tin này hy vọng doanh nghiệp bạn sẽ có một định hướng bán hàng có hiệu quả nhé.
Tham gia bình luận ngay!