Lập trình hướng đối tượng là gì? Nguyên lý của lập trình hướng đối tượng

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-02-23 10:12:44

Với những ai theo đuổi ngành công nghệ thông tin thì chắc chắn sẽ phải biết về lập trình hướng đối tượng. Đây là một trong những kỹ thuật lập trình rất quan trọng và được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy bạn đã biết lập trình hướng đối tượng là gì chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ những thông tin mà vieclam88.vn cung cấp dưới đây nhé.

1. Lập trình hướng đối tượng là gì, bạn đã biết?

Lập trình hướng đối tượng hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Object Oriented Programming – OOP. Đây là một trong những kỹ thuật lập trình đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay với các ngôn ngữ như là PHP, Java, .Net, Ruby,…

Cụ thể, lập trình hướng đối tượng là một kỹ thuật giúp cho các lập trình viên có thể tạo ra các dòng code, từ đó trừu tượng hóa các đối tượng. Trong đó bao gồm:

- Đối tượng sẽ bao gồm có 2 thông tin chính là thuộc tính và phương thức.

+ Xét về thuộc tính thì đây là những thông tin, đặc điểm của đối tượng. Ví dụ như là động vật có các đặc tính là chân, mắt, mũi, tim, gan,…

+ Xét về phương thức thì chính là những thao tác, hành động mà đối tượng có thể làm được. Ví dụ như là con mèo có thể kêu, ăn uống, đi lại,…

Lập trình hướng đối tượng là gì, bạn đã biết
Lập trình hướng đối tượng là gì, bạn đã biết?

- Lớp bao gồm có 1 lớp là 1 kiểu dữ liệu có nhiều thuộc tính, phương thức đã được định nghĩa từ trước và đây có thể được cho là sự trừu tượng hóa cho đối tượng. Khác với những kiểu dữ liệu thông thường thì 1 lớp sẽ chính là 1 đơn vị, nó chính là sự kết hợp của phương thức và thuộc tính. Nếu hiểu theo cách đơn giản thì các đối tượng có đặc tính tương tự nhau sẽ được gộp thành 1 lớp đối tượng.

Giữa lớp và đối tượng sẽ có sự khác biệt rõ rệt và các lập trình viên sẽ cần phải nắm được điều này để phân biệt chúng. Lớp có thể được xem là 1 khuôn mẫu, còn đối tượng thì sẽ chính là thực tế và nó được thực hiện dựa trên khuôn mẫu đó.

Như vậy, qua những chia sẻ và phân tích trên, các bạn đã hiểu rõ về lập trình hướng đối tượng là gì rồi phải không? Để tìm hiểu, nắm bắt thêm các thông tin khác liên quan đến chủ đề này, mời các bạn tiếp tục theo dõi các phần sau của bài viết nhé.

Xem thêm:  google ads là gì

2. Các ưu điểm nổi bật của lập trình hướng đối tượng

Lập trình hướng đối tượng tại sao lại được sử dụng nhiều đến thế? Đây chắc hẳn vẫn luôn là thắc mắc của nhiều bạn khi mới bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực này.

Trên thực tế, lập trình hướng đối tượng mang rất nhiều ưu điểm nổi bật so với các kỹ thuật khác trong lập trình. Vậy hãy cùng xem ưu điểm đó là gì nhé.

- Lập trình hướng đối tượng được thực hiện dựa trên nguyên lý về tính kế thừa, chính vì vậy mà trong quá trình hoạt động, thực hiện việc mô tả các lớp, nó có thể phát hiện, đồng thời loại bỏ những chương trình dư thừa, bị lặp lại. Điều này sẽ giúp cho các lập trình viên không cần phải kiểm tra lại trong quá trình làm việc, tránh gây mất thời gian.

Các ưu điểm nổi bật của lập trình hướng đối tượng
Các ưu điểm nổi bật của lập trình hướng đối tượng

Ngoài ra thì lập trình hướng đối tượng còn có khả năng sử dụng những lớp mà không cần phải thực hiện lại trong quá trình làm việc và nó có thể tối ưu code, sử dụng lại một cách hiệu quả hơn. Như vậy, ưu điểm đầu tiên của lập trình hướng đối tượng đó chính là giúp công việc được hoàn thiện tốt, hiệu quả hơn, đỡ tốn công sức của người thực hiện.

- Ưu điểm thứ 2 của lập trình hướng đối tượng đó chính là làm rút ngắn được thời gian xây dựng hệ thống, giúp gia tăng về năng suất thực hiện. Nếu một dự án bắt buộc phải hoàn thành sớm hơn so với dự kiến thì việc sử dụng lập trình hướng đối tượng sẽ là hợp lý, giúp cho bạn có thể cải thiện về mặt thời gian, hiệu suất công việc.

- Lập trình hướng đối tượng có sự xuất hiện của 2 khái niệm là lớp và đối tượng. Đây chính là đặc trưng tiêu biểu của phương pháp này, giúp giải quyết được các nhược điểm của lập trình hướng cấu trúc. Ngoài ra thì sự xuất hiện của 2 khái niệm lớp và đối tượng này cũng giúp cho biểu diễn được hoàn hảo hơn.

3. Nguyên lý cơ bản của lập trình hướng đối tượng

Đối với lập trình hướng đối tượng thì hiện nay bao gồm có 4 nguyên lý hoạt động cơ bản mà các lập trình viên cần lưu ý và hiểu. Cụ thể các nguyên lý đó là:

3.1. Nguyên lý đóng gói – Encapsulation

Đối với nguyên lý về tính đóng gói này thì các dữ liệu, phương thức có liên quan đến nhau sẽ được đóng gói thành các lớp. Việc này sẽ giúp tiện hơn cho quá trình quản lý, sử dụng. Hay hiểu cụ thể hơn đó là mỗi lớp sẽ được xây dựng thực hiện một nhóm chức năng đặc trưng của riêng lớp đó. Thêm vào đó, việc áp dụng nguyên lý đóng gói này còn giúp che giấu đi một số thông tin, chi tiết về cài đặt nội để không bị lộ ra bên ngoài.

Nguyên lý đóng gói – Encapsulation
Nguyên lý đóng gói – Encapsulation

Nói chung thì trạng thái đối tượng sẽ không hợp lệ khi chưa được kiểm tra về tính hợp lệ hay các bước không đúng trình tự, bị bỏ qua nên trong OOP sẽ có một quy tắc quan trọng mà lập trình viên cần nhớ đó là phải luôn thực hiện khai báo các trạng thái ở phía bên trong đối tượng – private và sẽ chỉ cho truy cập qua các protected method/public hay property.

Một ví dụ để hiểu rõ hơn về nguyên lý này đó là ta thấy một viên thuốc chữa cảm cúm thì chỉ biết nó có tác dụng chữa bệnh cảm, sổ mũi, nhức đầu cùng một số thành phần chính của thuốc, còn cụ thể phía bên trong có chất gì thì hoàn toàn không thể biết được.

3.2. Nguyên lý kế thừa – Inheritance

Với nguyên lý này thì nó cho phép lập trình viên có thể xây dựng một lớp mới dựa trên các định nghĩa của lớp đã có trước đó. Điều này có nghĩa là lớp cha sẽ có thể chia sẻ dữ liệu cùng các phương thức cho lớp con. Các lớp con khi đã khỏi thì sẽ phải định nghĩa lại, ngoài ra thì cũng có thể mở rộng các thành phần kế thừa, được bổ sung thêm các thành phần mới.

Nguyên lý kế thừa – Inheritance
Nguyên lý kế thừa – Inheritance

Theo nguyên lý kế thừa thì việc tái sử dụng mã nguồn sẽ được thực hiện một cách tối ưu, tận dụng các mã nguồn đã có. Một số loại kế thừa thường gặp trong lập trình hướng đối tượng là đơn kế thừa, đa kế thừa, kế thừa thứ bậc, kế thừa đa cấp,…

Và khi chúng ta bắt đầu xây dựng ứng dụng thì sẽ bắt đầu thiết kế định nghĩa của các lớp trước. Thông thường thì một số lớp có quan hệ với những lớp khác sẽ có đặc tính giống nhau.

Ví dụ như là 2 lớp Android, iPhone thì mỗi lớp sẽ đại diện cho một loại Smartphone khác nhau, tuy nhiên thuộc tính của chúng lại giống nhau như là gọi điện, nhắn tin, chụp ảnh,… Và thay vì sao chép những thuộc tính này, chúng ta nên đặt chung vào một lớp gọi là lớp cha. Theo đó, chúng ta có thể định nghĩa lớp cha trong trường hợp này là Smartphone, còn lớp con sẽ kế thừa từ nó, tạo ra một mối quan hệ cha – con.

3.3. Nguyên lý đa hình – Polymorphism

Tính đa hình được biết đến là một trong số những hành động có thể được thực hiện thông qua nhiều cách khác nhau. Đây chính là một tính chất có thể chứa đựng được hầu hết các sức mạnh của lập trình hướng đối tượng.

Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đa hình chính là khái niệm mà hai hay nhiều lớp có những phương thức giống nhau, tuy nhiên nó có thể thực thi theo những cách thức khác nhau.

Nguyên lý đa hình – Polymorphism
Nguyên lý đa hình – Polymorphism

Ví dụ về tính đa hình trong thực tế thì ta có thể thấy có 2 con vật là chó – mèo. Cả 2 con này đều là lớp động vật, tuy nhiên khi ta bảo cả 2 động vật kêu thì chúng sẽ phát ra tiếng kêu khác nhau.

Trang vàng

3.4. Nguyên lý trừu tượng – Abstraction

Trừu tượng ở đây có nghĩa là tổng quát hóa một cái gì đó lên và không cần phải chú ý đến các chi tiết bên trong. Đối với nguyên lý trừu tượng trong lập trình hướng đối tượng thì nó không màng đến chi tiết bên trong là gì, người ta sẽ vẫn hiểu nó khi được nghe nhắc đến.

Ví dụ như bạn chạy xe tay ga thì sẽ có hàng động là tăng ca lên để tăng tốc. Đối với chức năng tăng ga này thì sẽ đại diện cho tính trừu tượng và người dùng chỉ cần biết là tăng ga lên thì sẽ tăng tốc chứ không cần quan tâm bên trong nó làm như thế nào.

Nguyên lý trừu tượng – Abstraction
Nguyên lý trừu tượng – Abstraction

Và ở lập trình hướng đối tượng, tính trừu tượng có nghĩa là bạn lựa chọn ra các thuộc tính, phương thức cần thiết cho việc giải quyết các bài toán đang lập trình. Bởi một đối tượng sẽ có rất nhiều thuộc tính, phương thức nhưng với các bài toán cụ thể thì không nhất thiết bạn phải chọn tất cả.

Trên đây là trọn bộ những thông tin về lập trình hướng đối tượng là gì và nguyên lý hoạt động của nó. Mong rằng bài viết đã cung cấp được các kiến thức cần thiết để các bạn trẻ theo đuổi ngành công nghệ thông tin có thể áp dụng được vào công việc của mình nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: