Chia sẻ cách lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z chi tiết

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-06-18 10:54:30

Lập kế hoạch kinh doanh là một bản kế hoạch quan trọng, giúp những người muốn khởi nghiệp, startup “tìm ra con đường” khi biết phải bắt đầu từ đâu. Bản kế hoạch này sẽ quyết định trực tiếp người kinh doanh có thành công hay không. Vậy sự thật về cách lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z như thế nào? Chúng ta sẽ cùng vieclam88.vn đi sâu vào bài chia sẻ sau đây. 

1. Kế hoạch kinh doanh là gì? 

Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là một tài liệu mô tả chi tiết các kế hoạch dự định trong tương lai của doanh nghiệp. 

Viết một bản kế hoạch kinh doanh thường cho người ta cảm giác đây là một quá trình phức tạp và vô cùng tốn thời gian. Bởi thật khó để xác định được nên bắt đầu từ đâu, bao gồm những gì, thậm chí là nên tìm hiểu thông tin ở đâu. Tuy nhiên viết kế hoạch là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình của một doanh nhân. 

Cho dù bạn có đang bắt đầu liên kết với doanh nghiệp mới, tiếp quản một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay thậm chí là mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thì kế hoạch kinh doanh là vô giá trong việc giúp bạn ước tính được lợi nhuận dự kiến và đảm bảo nguồn vốn của mình. 

Kế hoạch kinh doanh bao gồm hai phần riêng biệt: 

- Một dự báo tài chính nhằm mục đích làm nổi bật lợi nhuận dự kiến của dự án và nhu cầu tài trợ ban đầu.

- Văn bản trình bày các ý tưởng về kế hoạch kinh doanh cũng như chi tiết các dự án, chiến lược và các mục tiêu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Điều quan trọng của kế hoạch kinh doanh là bạn phải hiểu được ý nghĩa thực sự của nó để có thể đưa ra các kế hoạch thiết thực và có tính khả thi. Trong trường hợp bạn không có kế hoạch cụ thể có thể mau chóng dẫn đến tình trạng “phá sản” giấc mơ kinh doanh của mình. 

Xem thêm: Kế hoạch mua hàng - Doanh nghiệp nên thực hiện theo trình tự nào?

Kế hoạch kinh doanh là gì
Kế hoạch kinh doanh là gì?

2. Những ai sử dụng kế hoạch kinh doanh?

Đối tượng sử dụng lập kế hoạch kinh doanh đó là các doanh nghiệp đang trên đà phát triển và tìm kiếm phương pháp kinh doanh mới và hiệu quả hơn. Các doanh nhân mong muốn khởi nghiệp hay startup. 

- Các lĩnh vực dễ dàng nhận thấy cho việc lập kế hoạch kinh doanh đó là kế hoạch kinh doanh quán trà sữa, kế hoạch mở quán cà phê, kế hoạch kinh doanh cà phê theo mô hình take away. 

- Kế hoạch kinh doanh quán ăn, nhà hàng, khách sạn, homestay, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, cửa hàng bánh ngọt, …

- Kinh doanh cây cảnh, rau sạch, mô hình kinh doanh hoa tươi và các mô hình khác. 

- Kế hoạch kinh doanh spa, bán hàng quần áo online, mỹ phẩm, dược phẩm, thời trang và rất nhiều hình thức kinh doanh khác. Vô cùng đa dạng các lĩnh vực và hoạt động có thể lập kế hoạch kinh doanh được. 

Những người có tầm nhìn chiến lược và có duyên với việc kinh doanh thì hầu hết họ sẽ có chí hướng để thực hiện kế hoạch kinh doanh cụ thể và lâu dài cho chính bản thân mình. 

Những ai sử dụng kể hoạch kinh doanh
Những ai sử dụng kể hoạch kinh doanh?

3. Việc lập kế hoạch kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào?

Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu cốt lõi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời các mục tiêu và cách thức viết của nó cũng mang tính định hướng và chiến lược lâu dài. Các công ty và doanh nghiệp startup thường sử dụng bản kế hoạch kinh doanh của mình để kêu gọi và huy động vốn từ các nhà đầu tư cũng như các nhà hướng nghiệp. 

Các doanh nghiệp và công ty thường sử dụng file excel, pdf để lưu trữ thông tin về các kế hoạch của mình một cách dài hạn và có đầy đủ nội dung hoặc cũng có thể trình bày bằng bản Powerpoint ngắn gọn những chắt lọc những thông tin cần thiết. 

Lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh hơn. Vì thông thường các doanh nghiệp khi có một bản kế hoạch trong tay thì họ chỉ cần y án và thực hiện theo những kế hoạch đã đề ra. Một bản kế hoạch là cốt lõi, kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Đồng thời, nó còn giúp xác định những gì sẽ xảy ra trong tương lai để tìm ra biện pháp khắc phục.

Lập kế hoạch kinh doanh là phương thức tốt nhất để quảng bá doanh nghiệp và nhận tài trợ. Không một nhà đầu tư nào sẵn sàng chi ra một khoản ngân sách tài trợ cho dự án kinh doanh khi mà họ không biết hết được những rủi ro có thể xảy đến với khoản đầu tư đó.

Càng là những người kinh doanh làm ăn lớn thì họ càng muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có mức lợi nhuận ổn định và có kế hoạch kinh doanh chi tiết và cụ thể. Kế hoạch kinh doanh chính là bằng chứng quan trọng cho việc nhà đầu tư có muốn rót vốn cho bạn hay không. 

Đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời: nhờ có kế hoạch kinh doanh cụ thể mà bạn có thể dự trù được các phương án và cách thức thực hiện sao cho đúng quỹ đạo và định hướng đã đề ra từ trước. 

Lập kế hoạch có tầm quan trọng như thế nào
Lập kế hoạch có tầm quan trọng như thế nào?

4. Hướng dẫn cách lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z chi tiết và cụ thể

4.1. Tóm tắt điều hành

Bản tóm tắt điều hành nên thu hút sự chú ý của người đọc và khiến họ tò mò cũng như tiếp tục đọc kế hoạch kinh doanh của bạn. Nó là phần dùng để trình bày các yếu tố chính về doanh nghiệp của bạn cũng như ai là người chủ sở hữu, thị trường tiềm năng của lĩnh vực đó là gì và các số liệu, yêu cầu về tài chính dự kiến. 

Phần này sẽ nêu lên dự định số lượng thành viên trong doanh nghiệp, thông tin về ban lãnh đạo và cách thức để bạn thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tốt nhất, bạn nên viết tóm tắt và ngắn gọn trong khoảng từ 1 - 2 trang. 

Phần tóm tắt điều hành này cần trả lời được các câu hỏi sau:

- Bạn muốn có mục tiêu kinh doanh là gì?

- Thị trường mục tiêu và định vị doanh nghiệp của bạn trong chuỗi doanh nghiệp của ngành đó.

- Bạn quyết định sẽ tổ chức nhân sự cho công ty và doanh nghiệp của mình như thế nào?

- Bạn đặt kỳ vọng và kế hoạch kinh doanh này như thế nào và dự kiến tài chính gì cho hoạt động kinh doanh?

Xem thêm: Chính sách bán hàng và cách tạo một chính sách bán hàng hiệu quả

Tóm tắt điều hành
Tóm tắt điều hành

4.2. Kế hoạch vận hành và phân tích thị trường

Ở bước này, công ty sẽ phác thảo các sản phẩm và dịch vụ mà họ sẽ làm. Bao gồm về giá cả, tuổi thọ của sản phẩm, lợi ích đối với người tiêu dùng, quy trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm, quy trình R&D nghiên cứu và phát triển sản phẩm. 

Bạn cần hiểu được các vấn đề mà khách hàng hay gặp phải trong lĩnh vực của mình và đề xuất cách thức để giải quyết vấn đề đó. Nó đơn giản là việc xoáy sâu vào nỗi đau của người tiêu dùng nhằm tìm ra giải pháp làm hài lòng khách hàng. 

Nhắm đến thị trường mục tiêu của lĩnh vực kinh doanh: cần trả lời cho câu hỏi bạn đang bán hàng cho ai và thị trường khách hàng đang nhắm đến có những người như thế nào? Dự đoán sơ bộ về số lượng khách hàng của bạn và số lượng sản phẩm dự trù. 

Phân tích và nghiên cứu thị trường: bước này vô cùng quan trọng để xác định thị trường khách hàng mà bạn nhắm đến là bao nhiêu tuổi, họ yêu thích và mức độ sử dụng sản phẩm của ngành này có cao hay không? Khoanh vùng đối tượng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn, càng khoanh vùng hẹp lại thì đối tượng của bạn càng rõ ràng. 

Thuật ngữ TAM, SAM, ROM: tổng số thị trường và địa chỉ của từng thị trường đó bao gồm tất cả những người tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ; thị trường được phân đoạn và có sẵn của sản phẩm đó; thị phần trên thị trường trong những năm đầu tiên khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Bước này nhằm xác định nhu cầu của thị trường và những yếu tố có thể sẽ thay đổi trong tương lai. 

Định vị khách hàng và khả năng cạnh tranh trong tương lai: đó là việc phân tích khách hàng tiềm năng. Đó là người sẵn sàng bỏ tiền để mua sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng như thông tin cơ bản về giới tính và độ tuổi của họ để nắm rõ phân khúc khách hàng của lĩnh vực này. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ do bạn cung cấp so với các đối thủ khác. 

Kế hoạch vận hành và phân tích thị trường
Kế hoạch vận hành và phân tích thị trường

4.3. Chiến lược tiếp thị

Mô tả chiến lược mà bạn sẽ dùng để tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu đến khách hàng. Trình bày các chiến dịch quảng cáo và cách thức để doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng qua các phương tiện truyền thông và khả năng đề ra các chiến lược marketing. Thực hiện các kế hoạch tiếp thị và bán hàng cùng với khả năng thực hiện các chiến lược và chiến dịch để quảng bá thương hiệu và bán hàng. Đưa ra các giải pháp và chức năng để định giá và định vị thương hiệu của bạn. 

Công thức để đưa ra những định giá cơ bản về sản phẩm và dịch vụ: chi phí của hàng hoá và sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh khác; định giá về hạn mức trung tâm của lợi nhuận chính và phụ; nó có phù hợp với tỷ giá của thị trường và kỳ vọng của người mua hàng hay không.

Đưa ra các kế hoạch về chương trình khuyến mại, giảm giá và cách thức truyền thông để mang thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng và khả năng sử dụng quan hệ công chúng trong mục đích bán hàng của bạn. 

4.4. Lập kế hoạch tài chính

Cuối cùng, từ những bước cơ bản và chi tiết đã thực hiện ở trên để tiến hành lập kế hoạch tài chính sao cho càng sát với hiện thực và nguồn vốn càng tốt. Dự kiến về doanh thu bán hàng, khả năng thu về lợi nhuận sau những đợt hàng đầu tiên và thị hiếu của khách hàng nhằm ngắm đến phân khúc sản phẩm như thế nào, có mức giá ra sao. 

Chuẩn bị kế hoạch về nhân sự và nguồn lực về tiền lương và các chi phí trong việc thuê mặt bằng, chạy quảng cáo và giới thiệu thương hiệu. 

Báo cáo thu nhập và những vấn đề về tiền lợi nhuận, khấu trừ đi các khoản thuế cũng như cân đối kế toán - tài chính cho tất cả các hoạt động đã đề ra ở mục trên. 

Lập kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch tài chính

Trên đây, vieclam88.vn đã chia sẻ vô cùng chi tiết cho bạn về cách lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z, từ cách thức chuẩn bị đến tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất. Với những chiến lược và các bước xây dựng như trên, hy vọng bạn sẽ có những dự định và phương pháp để xây dựng doanh nghiệp của mình vững mạnh hơn. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: