Lãnh đạo khác quản lý như thế nào? Phân biệt để nhận diện rõ hơn

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2021-06-17 10:45:40

Người ta thường nói lãnh đạo và quản lý, nhưng thực sự bạn chẳng biết trường hợp nào thì sử dụng chúng cho phù hợp nhất. Nếu sắp được lên chức thì bạn cần tìm hiểu về vấn đề này ngay, sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý sẽ căn cứ vào nhiều tiêu chí, chúng sẽ được làm rõ ở bài viết bên dưới, mời bạn cùng tham khảo.

1. Hiểu rõ hơn về lãnh đạo và quản lý

Sắp trở thành sếp, nếu bạn vẫn chưa thể phân biệt lãnh đạo khác quản lý như thế nào thì quả thật là thiếu sót. 

Lãnh đạo được hiểu là một quá trình mang tầm ảnh hưởng xã hội, những người lãnh đạo thường tìm kiếm một sự tình nguyện của cấp dưới để cùng nhau thực hiện được mục tiêu nào đó của tập thể. Người lãnh đạo thường là người đứng đầu, kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức, lên kế hoạch, định hướng chiến lược và tạo ra động lực truyền cảm hứng cho tập thể.

 

Hiểu rõ hơn về lãnh đạo và quản lý
Hiểu rõ hơn về lãnh đạo và quản lý

Quản lý hay còn gọi là việc quản trị tổ chức, tổ chức này có thể là một tổ chức phi lợi nhuận hay một doanh nghiệp hợp pháp hay một cơ quan Chính phủ nào đó. Quản lý sẽ bao gồm những hoạt động về xây dựng kế hoạch chiến lược cho một nhóm hoặc một bộ phận cụ thể, sử dụng nguồn nhân lực trong nhóm để hoàn thành mục tiêu chung dựa trên những nguồn lực sẵn có như tài chính, thiết bị công nghệ,...

Nói chung, cả lãnh đạo và quản lý đều là những người có tầm ảnh hưởng tới nhiều người khác. Họ có thể điều khiển, sai bảo tất cả những người dưới quyền hạn bất kể việc gì liên quan tới công việc để đạt được mục tiêu chung của cả tập thể.

Vậy giữa quản lý và lãnh đạo thì sự khác biệt nằm ở đâu? Cùng theo dõi những thông tin bên dưới để làm rõ vấn đề này bạn nhé.

Đọc thêm: Quản lý con người là gì ? Kỹ năng giúp quản lý con người hiệu quả

2. Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý giúp bạn phân biệt rõ nhất

Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, mà người ta tìm ra điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý. Để phân biệt lãnh đạo khác quản lý như thế nào mời bạn theo dõi thông tin bên dưới rồi sẽ rõ.

2.1. Lãnh đạo là đưa ra tầm nhìn còn quản lý là hướng tới mục tiêu cụ thể

Các nhà lãnh đạo họ đóng vai trò là một người họa sĩ vẽ lên một bức tranh tổng thể nội dung là những gì họ mường tượng trong đầu, những viễn cảnh mà họ mong muốn nó xảy ra ở hiện thực. Sau đó họ sẽ truyền cảm hứng cho những cấp dưới của mình để biến bức tranh trở thành hiện thực. 

Những nhà lãnh đạo đồng thời cũng là người đưa ra ý tưởng mới cho doanh nghiệp vào những giai đoạn tiếp theo, chắc chắn họ phải là người biết nhìn xa trông rộng để kế hoạch mới có khả năng thành thật.

Lãnh đạo là đưa ra tầm nhìn còn quản lý là hướng tới mục tiêu cụ thể
Lãnh đạo là đưa ra tầm nhìn còn quản lý là hướng tới mục tiêu cụ thể

Trong khi nhà quản lý thì họ lại bận rộn hơn với mớ công việc đã được hoạch định sẵn. Họ có nhiệm vụ thiết lập, đo lường để thấy con số cụ thể để đạt được mục tiêu như mong đợi.

Khi thực hiện dự án, nhà quản lý sẽ luôn đưa ra những phương án đề phòng và kiểm soát mọi thứ để kế hoạch được diễn ra một cách trọn vẹn.

Đọc thêm: Tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hành - Nhiều thông tin bổ ích không nên bỏ qua

2.2. Nếu lãnh đạo là tác nhân gây ra sự thay đổi thì quản lý sẽ duy trì nó

Nhà lãnh đạo sẽ đảm đương vai trò làm mới ý tưởng, họ luôn muốn và chính là người đi tìm kiếm cái mới để thay đổi. Ngay cả khi tất cả mọi thứ đều rất ổn họ vẫn chấp nhận thay đổi với mong muốn tìm đến sự hoàn hảo hơn.

Tất cả các nhà lãnh đạo đều hiểu rằng mỗi sự thay đổi ấy rất có thể tạo nên một cơ sóng ngầm vô cùng dữ dội nhưng vì muốn đổi mới để thành công hơn nên họ chấp nhận điều đó.

Trong khi đó, các nhà quản lý lại luôn cặm cụi, tận tụy và gắn bó trung thành với những gì diễn ra, họ sẽ ủng hộ và lựa chọn việc điều chỉnh nếu như nó giúp mọi sự tốt hơn.

2.3. Lãnh đạo là người chấp nhận rủi ro, quản lý là người kiểm soát chúng

Trong kinh doanh, rủi ro luôn rình rập xung quanh ta, nó có thể ập đến bất cứ lúc nào nếu như bạn lơ là. Mặc dù vậy, nhà lãnh đạo lại rất thích chơi với rủi ro, mỗi lần họ chiến thắng nó thì đó là một lần có thêm kinh nghiệm và tự hào về bản thân.

Rủi ro càng lớn thì cơ hội càng nhiều, đó là quy luật bất thành văn từ bao đời nay ông cha ta vẫn tin là vậy, tất nhiên quy luật này nó vẫn còn giá trị vẹn nguyên cho tới tận bây giờ.

Lãnh đạo là người chấp nhận rủi ro, quản lý là người kiểm soát chúng
Lãnh đạo là người chấp nhận rủi ro, quản lý là người kiểm soát chúng

Các nhà quản lý làm việc để giảm thiểu rủi ro hoặc hạn chế những trường hợp xảy ra ngoài ý muốn. Họ không mạo hiểm như các nhà lãnh đạo bởi họ không muốn phải đối mặt với rủi ro.

Đọc thêm: Những kỹ năng quản lý kho hàng hiệu quả nhất

2.4. Lãnh đạo sẽ chuẩn bị chặng đường dài trong khi quản lý lại kiểm soát trong ngắn hạn

Vì muốn thay đổi, các nhà lãnh đạo thường làm những gì mà họ nghĩ, một khi nói là sẽ làm và tất cả đều hướng tới mục tiêu chính trong một tương lai xa xôi.

Khi thực hiện ý tưởng của mình, lãnh đạo có thể cháy hết mình với nó, nếu có khả năng thì họ sẽ dồn hết nguồn lực mình có vào để kế hoạch được diễn ra. Trong khi nhà quản lý thì chỉ làm việc dựa trên những mục tiêu ngắn hạn. Họ luôn muốn giám sát và kiểm soát quá trình để báo cáo lên cấp trên nhằm mục đích được công nhận, đồng thời họ muốn nhận về một phần thưởng nào đó xứng đáng với công sức họ bỏ ra.

2.5. Lãnh đạo được hiểu là cao hơn quản lý

Khi phân biệt nhà lãnh đạo với nhà quản lý, người ta thường cho rằng đây là 2 khái niệm giống nhau chỉ khác tên gọi. Tuy nhiên sự thật thì lại không phải vậy, các nhà lãnh đạo thường cho rằng nếu như mỗi ngày trôi qua mà họ chẳng học được điều gì mới mẻ thì có nghĩa là họ đang đứng im hoặc thậm chí là bị thụt lùi về phía sau. Họ luôn có hứng thú với một môi trường kinh doanh mới mẻ và tìm kiếm sự đột phá từ môi trường ấy.

Lãnh đạo được hiểu là cao hơn quản lý
Lãnh đạo được hiểu là cao hơn quản lý

Trong khi đó, nhà quản lý lại có thiên hướng phát triển những thứ khiến họ đã thành công, dựa vào đó hoàn thiện hơn kỹ năng bản thân đồng thời áp dụng các phương pháp khoa học để trở nên tốt hơn.

Đọc thêm: Quản lý và quản trị khác nhau như thế nào ?

2.6. Lãnh đạo củng cố niềm tin trong khi quản lý thì dẫn dắt công việc

Lãnh đạo bản chất là một người truyền cảm hứng cho cấp dưới, nếu như bạn có thể làm cho tất cả đều tự hào về một ý tưởng nào đó thì đồng nghĩa với việc bạn đã hoàn thành nhiệm vụ thành công.

Với những nhà quản lý, dường như vai trò của họ không ở khía cạnh quyết định mà chỉ dừng lại ở việc kiểm soát chặt chẽ nhân viên, tạo điều kiện để họ phát huy tối đa khả năng của bản thân và tạo ra sản phẩm chất lượng nhất.

Tất nhiên đây cũng không phải là nhiệm vụ dễ dàng, muốn làm tốt không còn cách nào khác ngoài việc phải tìm hiểu và thấu hiểu những mong muốn cũng như nhu cầu cấp thiết từ đội ngũ nhân viên của mình.

2.7. Lãnh đạo huấn luyện, quản lý hướng dẫn trực tiếp

Các nhà lãnh đạo luôn muốn và sẽ thực hiện tuyển dụng theo mong muốn của mình, tất cả ứng viên đều phải là những người có năng lực thực sự, có tiềm năng phát triển trong tương lai và hơn hết có thể đưa ra đáp án mỗi khi lãnh đạo hỏi. Thường thì các nhà lãnh đạo sẽ không nói cho nhân viên của mình cách thức thực hiện, trừ khi họ chẳng thể nào đoán ra và học hỏi được ở đâu.

Lãnh đạo huấn luyện, quản lý hướng dẫn trực tiếp
Lãnh đạo huấn luyện, quản lý hướng dẫn trực tiếp

Trong khi nhà quản lý lại luôn phân công công việc cho từng người với mỗi khâu để đảm bảo yếu tố chắc chắn và an toàn cho sản phẩm tạo ra đạt chất lượng tuyệt đối.

2.8. Lãnh đạo sẽ hỏi kết quả còn quản lý hỏi cách làm

Khi doanh nghiệp gặp một thất bại nào đó, các nhà lãnh đạo thường đặt ra câu hỏi rằng “Chúng ta học được gì sau những sai lầm vừa qua?” và “Vì sao trước khi thực hiện không cân nhắc thật kỹ để xảy ra sai sót nghiêm trọng đến vậy?”

Ngược lại, các nhà quản lý thường lại không chú trọng vào điều đó, nhiệm vụ của họ chỉ là hỏi “Thế nào” và “Bao giờ có kết quả”, họ cần đảm bảo kế hoạch công việc được hoàn thành theo đúng tiến độ được giao.

Lãnh đạo sẽ hỏi kết quả còn quản lý hỏi cách làm
Lãnh đạo sẽ hỏi kết quả còn quản lý hỏi cách làm

Với những phân tích trên vậy bạn đã biết mình là lãnh đạo hay quản lý chưa? Chắc chắn câu hỏi lãnh đạo khác quản lý như thế nào từ nay sẽ không là bí ẩn không lời giải đáp nữa, tất cả những người quan tâm tới nó đều có thể tìm kiếm thông tin và phân biệt một cách dễ dàng. Lãnh đạo hay quản lý gì cũng được nhưng bạn hãy nhớ rằng để vị trí của bạn trở nên vững chắc thì cần có một đội quân tinh nhuệ hậu thuẫn đằng sau, làm sao để đội ngũ ấy có thể trung thành và phục tùng mình trên tình thần tự nguyện nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: