[Khái niệm] Kỹ thuật phần mềm là gì? Những cơ hội tương lai cho sinh viên

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2020-05-28 10:27:43

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã sử dụng Words, Excel, Powerpoint hay Windows, Chrome,... Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi những phần mềm này được tạo ra như thế nào không? Hãy để Timviec365.com.vn giúp  bạn giải đáp câu hỏi về kỹ thuật phần mềm là gì? Và những cơ hội nào cho sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm nhé!  

Việt Làm IT

Tất cả những thứ chúng ta đang sử dụng đều là phần mềm? Vậy, hiểu thế nào là Kỹ thuật phần mềm? 

1.1. Kỹ thuật phần mềm nên hiểu như thế nào?

Có rất nhiều cách hiểu về kỹ thuật phần mềm. Nhưng nếu đơn giản, thì bạn có thể hiểu kỹ thuật phần mềm là việc thực hiện các thao tác thiết kế, xây dựng, kiểm tra và bảo vệ các phần mềm. Đó chính là công việc mà những người học kỹ thuật phần mềm phải làm.

Định nghĩa Kỹ thuật phần mềm là gì?
Định nghĩa Kỹ thuật phần mềm là gì?

Những người học kỹ thuật phần mềm sẽ phải viết mô tả và lập trình để máy tính thay thế con người thực hiện các thao tác hay tự động hóa các quy trình trong công việc cũng như hoạt động học tập, vui chơi. Bên cạnh đó, việc kiểm tra và bảo trì các ứng dụng đã được tạo ra cũng là những công việc của người học kỹ sư phần mềm.

Nhìn chung, kỹ thuật phần mềm là tất cả công việc từ việc tạo ra ứng dụng cho đến việc kiểm tra, bảo trì và phát triển ứng dụng đó trong cuộc sống hàng ngày.

1.2. Mục đích của Kỹ thuật phần mềm

Kỹ thuật phần mềm được tạo ra nhằm mục đích cho việc xây dựng nên các ứng dụng, phần mềm có khả năng hỗ trợ con người trong công việc và phục vụ trong các hoạt động khác. Nhờ có phần mềm, ứng dụng, lượng việc mà con người đảm nhận sẽ giảm đi rất nhiều. Điều này giúp chúng ta có nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, giải trí hơn, tạo một cuộc sống dễ chịu hơn.

Ngoài việc xây dựng nên các ứng dụng thì kỹ thuật phần mềm còn có thể thường xuyên kiểm tra và bảo trì được các phần mềm đã tạo ra và đang được sử dụng trong đời sống. Việc này giúp cho các ứng dụng trước đó không bị đào thải hay mất đi khi các chức năng vẫn sử dụng rất tốt.

Đặc biệt, khi sinh viên theo học về ngành kỹ thuật phần mềm sẽ được học các kiến thức chuyên sâu về máy tính tính, các cách thiết kế và tạo nên một chương trình mới và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

1.3. Phân biệt Kỹ thuật phần mềm và Công nghệ thông tin

Khái niệm về công nghệ thông tin rất rộng lớn và đa dạng. Vì vậy, trong công nghệ thông tin sẽ bao trùm cả kỹ thuật phần mềm. Hay nói cách khác, kỹ thuật phần mềm là một ngành chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Sự khác nhau giữa CNTT và KTPM
Sự khác nhau giữa CNTT và KTPM

Nếu công nghệ thông tin là việc bạn sử dụng máy tính và các phần mềm để thu thập thông tin, lưu trữ,...thì kỹ thuật phần mềm lại chỉ chú trọng vào việc sử dụng các thuật toán và ngôn ngữ tin học để tạo nên các phần mềm, chương trình hỗ trợ đó.

Tham khảo: Ngành Kỹ thuật phần mềm ra làm gì - “Sức Nóng” thời đại công nghệ

2.1. Những môn học của kỹ thuật phần mềm

Nếu bạn đam mê với việc nghiên cứu, tìm tòi và viết ra các chương trình để tạo nên các ứng dụng phục vụ cho con người thì không thể bỏ qua kỹ thuật phần mềm. Nhưng liệu bạn đã biết để làm được điều đó thì phải học những gì chưa?

Khi theo học ngành kỹ thuật phần mềm, ngoài các môn học thuộc chương trình đại cương mang tính chất chung và các môn học cơ sở về công nghệ thông tin thì kỹ thuật phần mềm sẽ đi sâu vào các môn nhằm cung cấp những kiến thức chuyên ngành cho sinh viên. Mục đích là để giúp sinh viên có thể viết, kiểm tra hoặc bảo trì các phần mềm.

Các môn học có thể kể đến như: Môn Kiến trúc và thiết kế phần mềm, Môn Đảm bảo chất lượng và kiểm thử phần mềm, Môn Bảo trì phần mềm, Môn tương tác người máy, Môn java, Môn ngôn ngữ lập trình mô phỏng,.... Còn rất nhiều các môn học khác nữa. Nhưng đây chính là một số môn chuyên ngành cung cấp kiến thức chuyên sâu giúp bạn có thể trở thành kỹ sư phần mềm và tạo ra được những phần mềm, ứng dụng hữu ích.

Chuwong trình đào tạo của KTPM
Chương trình đào tạo của KTPM

2.2. Chuyên ngành chính của Kỹ thuật phần mềm

Trong kỹ thuật phần mềm sẽ bao gồm hai chuyên ngành chính, đó là: Phát triển phần mềm và Môi trường ảo và phát triển game.

Phát triển phần mềm

Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức nhằm mục đích tạo sự hiểu biết về các đặc trưng chính của phần mềm cũng như các khái niệm liên quan khác. Thông qua đó, thu thập cho mình những kiến thức quan trọng về  đảm bảo chất lượng và quản lý dự án trong phát triển phần mềm.

Bên cạnh đó là việc cung cấp các kiến thức liên quan đến việc xây dựng và phát triển ứng dụng hỗ trợ, hướng đến nhu cầu toàn cầu hóa đất nước với các định hướng phát triển 3 mô hình Chính phủ điện tử, Thương mại điện tử và Giáo dục điện tử.

Môi trường ảo và phát triển game

Cung cấp các kiến thức liên quan đến công nghệ nhúng, U-computing, U-commerce, Thiết kế đồ họa,.... Điều này nhằm mục đích giúp người học, nghiên cứu tạo ra được một môi trường ảo, một thế giới ảo nhưng có các hoạt động giống như đời thực. Hay có thể chính là các game online mà chúng ta vẫn thường xuyên chơi hàng ngày.

3.1. Các trường đào tạo kỹ thuật phần mềm

Nếu bạn đang ở Việt Nam và muốn theo học kỹ thuật phần mềm thì sẽ có rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn. Một số trường có thể kể đến như:

 - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

 - Trường Đại học FPT

 - Trường Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM

Các trường đào tạo KTPM
Các trường đào tạo KTPM

 - Trường Đại học Tôn Đức Thắng

 - Trường Đại học Quy Nhơn

 - Trường Đại học Duy Tân,...

Còn rất nhiều những ngôi trường khác nữa đào tạo về ngành kỹ thuật phần mềm. Bạn có thể tìm hiểu kỹ thông tin về các trường để nắm bắt được chương trình giảng dạy, chất lượng đào tạo cũng như môi trường học tập để đưa ra quyết định ngôi trường mà bạn sẽ gắn bó.

3.2. Khối thi và mức điểm chuẩn của kỹ thuật phần mềm

Khối thi

Kỹ thuật xây dựng tuyển sinh ở các khối thi sau:

- Khối A00: Toán, Lý, Hóa

- Khối A01: Toán, Lý, Anh

- Khối D01: Toán, Văn, Anh

- Khối D10: Toán, Địa, Anh

- Khối C01: Văn, Toán, Lý

- Khối C02: Văn, Toán, Hóa

Đây là những khối thi cũng như tổ hợp môn thi của kỹ thuật phần mềm. Bạn cần biết thế mạnh của mình ở đâu để có thể lựa chọn được khối thi phù hợp với mình.

Mức điểm chuẩn

Mấy năm trở lại đây, mức điểm chuẩn của kỹ thuật phần mềm dao động trong khoảng từ 16 - 19 điểm. Đây là điểm đối với các trường tuyển sinh theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia. Còn đối với các trường xét học bạ thì điểm của ngành này sẽ rơi vào khoảng 20 - 24 điểm.

Đọc thêm: Ngành Kỹ thuật máy tính ra làm gì? Liệu đây có phải ngành học phù hợp với bạn và có cơ hội việc làm cao? Click để tìm hiểu ngay!

Hiện nay, cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật đang là một cơ hội lớn cho các bạn sinh viên theo học. Nhu cầu tuyển dụng ngành này luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng. Vì vậy, sẽ là cơ hội tốt cho những bạn lựa chọn ngành này.

Công việc sau khi học KTPM
Công việc sau khi học KTPM

Một vài công việc mà các bạn có thể làm chính là:

- Nhân viên tại các công ty, doanh nghiệp chuyên về các lĩnh vực công nghệ thông tin, thiết kế website, thiết kế phần mềm, thiết kế game,...

- Giảng viên, giáo viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung Cấp, hay các trường ở các cấp có bộ môn Tin học.

- Nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu liên quan tới công nghệ thông tin.

- Chuyên viên tư vấn về các phần mềm, dịch vụ hỗ trợ cho các công ty, doanh nghiệp cần sử dụng đến phần mềm và các lĩnh vực khác của công nghệ thông tin.

- Làm việc tại các công ty nước ngoài chuyên sản xuất, phân phối và bảo trì các phần mềm.

- Tự mình thiết kế game cũng là một lựa chọn cho những bạn có tính sáng tạo và yêu thích game.

Trên đây là một số công việc mà bạn có thể lựa chọn cho mình. Thực chất, vẫn còn rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khá mà bạn có thể làm khi học kỹ thuật phần mềm. Điều bạn cần có khi bước vào công cuộc tìm kiếm cơ hội cho mình chính là hành trang về tri thức, một nền tảng kiến thức vững chắc. Kinh nghiệm ta có thể từ từ đúc kết, nhưng kiến thức mà không chịu khó học tập thì sẽ rất khó có được.

Về mức lương của ngành này khá hấp dẫn. nếu bạn mới ra trường mức lương sẽ rơi vào khoảng 5 - 10 triệu đồng. Còn khi đã có kinh nghiệm và tố chất tốt thì mức lương bạn nhận có thể tính bằng ngàn đô nếu như bạn tạo ra được những phần mềm, ứng dụng hữu ích.

Cơ hội mở rộng và mức lương hấp dẫn
Cơ hội mở rộng và mức lương hấp dẫn

Một điển hình ví dụ bạn có thể thấy chính là Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của trò chơi Flappy bird từng làm mưa làm gió một thời. Anh đã lọt top 10 triệu phú làm giàu từ con số 0 bằng việc thiết kế ra trò chơi Flappy bird trên nền tảng điện thoại.

Xem thêm: Việc làm nhân viên phát triển phần mềm là công việc đang được nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực IT tuyển dụng. Click để xem ngay!

Mặc dù, các tố chất chưa chắc đã quyết định được hết tất cả về việc bạn có thành công với con đường mà mình chọn hay không. Bởi nó còn phụ thuộc vào khả năng tư duy, kinh nghiệm, các điều kiện yếu tố xã hội và sự may mắn. Nhưng sở hữu trong mình những tố chất cần thiết cũng là công cụ giúp bạn đạt được những kết quả tốt hơn.

Một vài tố chất cần có khi bạn theo học kỹ thuật phần mềm chính là:

 - Niềm đam mê với máy tính, công nghệ thông tin cung như các phần mềm, ứng dụng khác. Sự đam mê, yêu thích sẽ giúp bạn có động lực hơn mỗi ngày.

- Sự thông minh, khả năng sáng tạo: Kỹ thuật phần mềm không nhất thiết phải tạo ra được phần mềm. Tuy nhiên, việc làm ra các ứng dụng cho những người khác sử dụng sẽ đem đến cho bạn cảm giác thành tựu. Vì vậy, cần có sự thông minh, óc sáng tạo để thiết kế ra những chương trình hấp dẫn.

- Khả năng tư duy logic, sự nhạy bén với thời cuộc: Việc thiết kế hay tạo ra một sản phẩm đòi hỏi phải có tính ứng dụng cao và phù hợp với thời đại. Vì vậy, bạn cần có sự tinh ý, nắm bắt được xu thế của xã hội và vận dụng khả năng tư duy của mình để có những ý tưởng sáng tạo.

- Có sự cẩn thận trong công việc: Làm việc nhanh là tốt, nhưng nhanh mà ẩu thì lại hỏng. Vì vậy, bạn cần phải cẩn thận trong từ chi tiết công việc của mình nhưng vẫn phải đảm bảo đúng tiến độ.

- Khả năng về ngoại ngữ: Đa phần kỹ thuật phần mềm và các lĩnh vực CNTT khác đều sử dụng tiếng Anh chạy trên máy tính. Vì vậy, để học tốt cũng như làm tốt thì bạn phải biết tiếng Anh.

Các phẩm chất nên có khi học KTPM
Các phẩm chất nên có khi học KTPM

- Làm việc nhóm tốt: Đôi khi, thiết kế phần mềm hay các ông việc khác đều cần có một quá trình và dây chuyền. Do đó, để có thể tạo ra được sản phẩm có chất lượng thì bạn cần kết nối trao đổi cùng những người khác. Biết lắng nghe ý kiến của mọi người một cách khách quan.

- Khả năng chịu được áp lực công việc: Đây có lẽ là điều mà kỹ sư phần mềm nào cũng nên học được cách sống chung với áp lực công việc. Để có thể kịp tiến độ thì đôi khi công việc của bạn phải được đẩy lên nhanh chóng. Vì thê, áp lực sẽ lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên bạn vẫn phải hoàn thành nó một cách tốt nhất.

Có thể nói, Kỹ thuật phần mềm đang mở ra một cánh cửa tương lai về cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Thêm vào đó, đây cũng là ngành có khả năng ứng dụng cao trong đời sống khi các sản phẩm được tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm thêm thông tin tuyển dụng kỹ sư phần mềm thì website Timviec365.com.vn là một gợi ý hoàn hảo cho bạn. Đây là trang web chuyên cung cấp đầy đủ nhất và nhanh nhất về cơ hội việc làm với các ngành nghề đa dạng, có thể thỏa mãn nhu cầu tìm việc làm của bạn.

Hy vọng, bài viết đã giúp các bạn độc giả hiểu rõ về kỹ thuật phần mềm. Qua đó, có thêm thông tin chính xác để các bạn có thể định hướng được công việc tương lai cho mình.

 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: