Những cơ hội cho kỹ sư nông nghiệp trong thời kỳ 4.0

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2020-07-23 14:14:08

Với thiên hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bạn đang cảm thấy hoang mang không an toàn về công việc Kỹ sư Nông nghiệp như thời kỳ trước đây. Rồi từ đó có những thắc mắc băn khoăn rằng liệu có nên theo học ngành này không? Nếu như chưa tìm ra được định hướng đích đáng thì hãy mau đi theo chúng tôi để tìm câu trả lời nhanh nhất cho mình.

Tìm Việc Làm Nông Nghiệp

1. Tìm hiểu chung về kỹ sư nông nghiệp

1.1. Khái niệm chung

Đây được coi là một ngành mà đòi hỏi người lao động thực hiện những nghiên cứu khoa học và cần áp dụng trong đó những tiến bộ về kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm giúp nông nghiệp phát triển, nâng cao được năng suất để từ đó đáp ứng được các yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng cho người tiêu dùng. Theo đó sẽ mang đến những khởi sắc mới những tương lai tươi mới hơn cho người nông dân.

Khái niệm chung
Khái niệm chung

1.2. Công việc của người kỹ sư nông nghiệp

Sứ mệnh của người kỹ sư nông nghiệp là giúp cho người nông dân có một tương lai sự nghiệp bền vững ổn định, thân thiện và an toàn với môi trường xung quanh. Công việc của họ sẽ là phân tích những hoạt động nông nghiệp để từ đó áp dụng đưa những phương pháp và công nghệ mới vào trong sản xuất để cải thiện năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Người kỹ sư sẽ khuyến khích người nông dân chúng ta sử dụng các biện pháp an toàn thân thiện với sức khỏe, với động vật và với các nông sản.

Những người kỹ sư này sẽ vận dụng những kiến thức chuyên môn những khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất để đưa ra những biện pháp để làm giảm tổn thất, giảm thiệt hại do dịch bệnh, sâu bọ gây ra. Việc đảm bảo nông sản giữ nguyên được chất lượng là một việc cực kỳ quan trọng với người sản xuất nếu như muốn đem lại lợi nhuận cao từ việc trồng trọt chăn nuôi này. Và hiểu được điều đó người kỹ sư nông nghiệp sẽ là những người hướng dẫn, giúp người nông dân lên kế hoạch, thực hiện các bước bảo quản xử lý một cách chuyên nghiệp nhất.

Công việc của người kỹ sư nông nghiệp
Công việc của người kỹ sư nông nghiệp

Cụ thể công việc của họ như sau:

- Xử lý vật liệu, thực hiện các công việc thuộc bên đơn vị năng lượng nông nghiệp;

- Trực tiếp quản lý những cơ sở sản xuất, chế biến nông nghiệp;

- Là người đứng ra quản lý, kiểm soát các chỉ số đảm bảo về môi trường sinh sống của các loại gia cầm gia súc: bò, lợn, gà, nuôi trồng đánh bắt thủy sản…

- Biến đổi tỷ lệ giống bằng cách sử dụng chính xác GPS, màn hình, viễn thám và các công nghệ về gen.

- Lai, ghép các giống cây trồng và giao phối vật nuôi để từ đó có thể tạo ra những con giống chất lượng đảm bảo hiệu qua đáp ứng các yêu cầu tiêu chí cho người sản xuất.

- Thực hiện các công việc liên quan đến đào tạo, đến dịch vụ, đến bán hàng, làm nghiên cứu, lập báo cáo các sản phẩm liên quan đến ngành nghề của mình….

- Ngoài ra với vai trò là một kỹ sư, họ còn có thể tự nghiên cứu phát triển cải tiến thêm các thiết bị máy móc với các chức năng mới và tiện ích hơn để có thể tiết kiệm thời gian và cải thiện giá trị cũng như năng suất cho người nông dân.

2. Địa điểm làm việc cho các kỹ sư nông nghiệp

Với đặc thù công việc là liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp như các con giống, các thiết bị máy móc và các sản phẩm thực phẩm, vì vậy mà một vài kỹ sư nông nghiệp sẽ có cơ hội được làm việc trực tiếp với những người nông dân, những kỹ thuật viên nông nghiệp. Ngoài ra những trang trại lớn, các công ty tư nhân Nhà nước cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của những người kỹ sư nông nghiệp này để có thể khắc phục những sự cố, giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và quản lý chăm sóc.

 Địa điểm làm việc cho các kỹ sư nông nghiệp
 Địa điểm làm việc cho các kỹ sư nông nghiệp

Ngoài ra bạn có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, trung tâm khuyến nông và các trung tâm nuôi giống cây trồng, vật nuôi hay là các Chi cục hoặc trạm bảo vệ thực vật.

Không chỉ vậy, với ngành nghề này bạn còn có thể trở thành giảng viên tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường cao đẳng, Đại học hay các trung tâm điều phối nghiên cứu giống cây trồng.

Hay các phòng thí nghiệm, các nông trường là nơi mà những người kỹ sư sẽ trực tiếp tiếp xúc với các con giống cây trồng thực hiện công việc quan sát của mình, đây có thể được coi là một trong những địa điểm làm việc chính và thường xuyên của những người trong ngành nghề này.

Tham khảo: Ngành nông nghiệp ra làm gì? Những vị trí việc làm tiềm năng

3. Những ngành nghề liên quan đến kỹ sư nông nghiệp

3.1. Kỹ thuật viên nông nghiệp

Hiểu theo cách khoa học thì đây là ngành mà thể hiện rõ nét tính ứng dụng những kiến thức chuyên môn về mô hình về khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề các hoạt động thực hiện liên quan đến các quy trình sản xuất nông nghiệp theo các cấp bậc: sơ cấp, thứ cấp và đại học. Không chỉ vậy với vị trí này, người kỹ thuật viên sẽ phải sử dụng những kiến thức cơ bản của khoa học tự nhiên như: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý… vào trong công nghệ sản xuất cây trồng, xử lý những vấn đề sự cố trong việc bảo quản chế biến, lưu trữ, sản xuất và phân phối những nông sản đó.

Kỹ thuật viên nông nghiệp
Kỹ thuật viên nông nghiệp

Theo cách chuyên môn, thì đây sẽ lại là những công việc ứng dụng các nguyên tắc khoa học có sẵn tự nhiên để chuyển đổi một cách triệt để các tài nguyên thiên nhiên có sẵn thành nguyên vật liệu sử dụng trong nông nghiệp như các máy móc, các quy trình hệ thống ứng dụng phục vụ lợi ích con người.

Vai trò của kỹ thuật viên nông nghiệp sẽ là những người mang trọng trách tiên phong đi đầu trong việc cung cấp những ứng dụng những biện pháp kỹ thuật khoa học kỹ thuật đơn giản tự nhiên nhất trong các nông vụ cũng như những đợt sản xuất trái vụ có thể giảm bớt những tác động, những sự phá hủy môi trường không mong muốn.

3.2. Kỹ thuật điện, máy móc nông nghiệp

Với lĩnh vực này thì các bạn sẽ thực hiện các công việc mà có liên quan đến vấn đề phát triển, sử dụng máy móc cũng như các năng lượng trong các quy trình sản xuất. Lĩnh vực này được chia làm 2 chuyên môn riêng là điện trong nông nghiệp và máy móc trong nông nghiệp.

Điện trong nông nghiệp thực chất vẫn giống các công việc liên quan đến điện khác nhưng chỉ là nó sẽ được áp dụng trong máy móc, trong trang trại khi mà có những trao đổi nông sản từ chỗ này vận chuyển qua chỗ khác ngoài hoặc trong trang trại. Hầu hết việc chế biến các sản phẩm sản xuất nông nghiệp thực phẩm đến từ các nông trại, trang trại, vì thế mà điện nông nghiệp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của con người.

3.3. Kỹ thuật bảo tồn đất, nước

Đây sẽ là một nguyên tắc kỹ thuật cực kỳ cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới đất và nước (đây là 2 yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp). Việc bảo tồn đảm bảo các yếu tồ tài nguyên này đóng một vai trò như là một yếu tố tiên quyết để tạo ra mức sản xuất cao, năng suất lớn.

Những kỹ sư nông nghiệp này có một nhiệm vụ khác sẽ lưu trữ trong bộ hồ sơ đất với tỷ lệ lượng nước mưa có sẵn. việc này được thực hiện bằng cách các bạn có thể thiết kế riêng cho mình một hệ thống đo lường băng ghế dự bị hiệu quả trên hệ thống sân thượng với các khu vực hứng nước đặc biệt. Để từ đó có thể kiểm soát được lượng nước lưu trữ bốc hơi ra sao thông qua những bề mặt màng phủ.

3.4. Kỹ thuật thủy lợi và thoát nước

Thủy lợi chính là việc áp dụng nước vào trong đất bằng các phương tiện khác ngoài việc lấy nước từ tự nhiên, mục đích của công việc này chính là để dự phòng để cung cấp nước cho sự phát triển của cây. Thủy lợi được xem như một giải pháp cứu cánh khi mà có sự thiếu hụt về nước, sự suy giảm về độ ẩm của đất do sự bốc hơi và thoát hơi nước gây ra.

Thoát nước ở đất là việc có mối liên hệ trực tiếp đến việc kiểm soát nước trong đất nông nghiệp. Ở vùng đồng bằng này có thể thấy được tốc độ xâm nhập của nước hay độ ẩm trong đất thấp thì vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách san phẳng đất, tạo độ dốc đồng đều cho nước thải chảy đều các bề mặt. ngoài ra những người kỹ sư nông nghiệp này sẽ thiết kế ra những cống thoát nước qua các đường ống để có thể ngăn chặn được sự xói mòn, lở bờ mương đất trồng.

4. Học ngành kỹ sư nông nghiệp ở đâu?

Là một đất nước giàu truyền thống nông nghiệp lâu đời, hiện nay nước ta đã có rất nhiều cơ sở đào tạo lĩnh vực này. Cụ thể đã có 13 cơ sở bao gồm cả cao đẳng, đại học, các trường trung cấp chuyên nghiệp hay các trung tâm dạy nghề như là:

Học ngành kỹ sư nông nghiệp ở đâu?
Học ngành kỹ sư nông nghiệp ở đâu?

- Đại học Nông Nghiệp Hà Nội;

- Đại học Nông – Lâm Bắc Giang;

- Đại học Hải Phòng

- Đại học Cần Thơ….

5. Mức lương của kỹ sư nông nghiệp

Theo một điều tra của cục Lao động Mỹ năm 2010 thì mức lương trung bình hàng năm của các kỹ sư sẽ là 71.090 USD. Theo các chuyên gia đánh giá việc làm của ngành nghề này dự kiến còn tiếp tục tăng cao đạt mức tăng trưởng 9% đến năm 2030.

 Mức lương của kỹ sư nông nghiệp
 Mức lương của kỹ sư nông nghiệp

Ngoài ra với ngành nghề này bạn còn có cơ hội làm việc tại nước ngoài, kể đến như Nhật Bản – xứ sở Hoa anh đào – một đất nước có tính ứng dụng công nghệ cao vào ngành nghề này. Với đất nước này thu nhập trung bình hàng tháng sẽ rơi vào trong khoảng từ 20 – 25 man/ tháng (tương đương với 42 – 55 triệu đồng). không chỉ vậy bạn cũng có thể tham khảo các nước như Isarel, Lào, Thái Lan… đây đều là những quốc gia có nền móng, truyền thống nông nghiệp lâu năm và phát triển.

6. Những yêu cầu để trở thành kỹ sư nông nghiệp

Với bất kỹ ngành nghề nào trước tiên mình cần có niềm đam mê, sự yêu thích từ nó đem lại. thứ hai bạn cần có cho mình một số kỹ năng cần thiết như sau:

- Khả năng làm việc cá nhân lẫn làm việc nhóm

Những yêu cầu để trở thành kỹ sư nông nghiệp
Những yêu cầu để trở thành kỹ sư nông nghiệp

- Khả năng tự học, tự trau dồi các kỹ năng cũng như các nghiệp chuyên môn.

- Khả năng giải quyết vấn đề, giải quyết các kỹ thuật liên quan đến các ứng dụng khoa học bảo vệ môi trường bảo vệ thực vật học về nuôi trồng và sản xuất.

- Ngoài ra bạn cũng cần phải có cho mình một tinh thần, một ý thức trách nhiệm, một thái độ đạo đức tác phong chuyên nghiệp.

- Yêu thiên nhiên

- Có khả năng tư duy về các loài động vật, thủy sản giống cây trồng…

Và bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất cho câu hỏi liên quan đến công việc Kỹ sư Nông nghiệp. Hi vọng bạn sẽ nắm vững và nắm bắt được cơ hội cho mình với ngành học này nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: