Kỹ sư hóa học là gì? Yêu cầu về chuyên môn đối với kỹ sư hóa học

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2022-01-04 09:34:49

Kỹ sư hóa học là một nghề nghiệp đặc biệt duy nhất chưa từng ghi nhận bất cứ trường hợp thất nghiệp nào. Hơn thế nữa, đây lại là công việc sở hữu mức thu nhập khá cao hiện nay. Tuy nhiên chưa có nhiều người biết đến công việc này. Vây kỹ sư hóa học là gì? Kỹ sư hóa học làm việc tại đâu? Làm thế nào để trở thành kỹ sư hóa học? Cùng tìm hiểu về công việc này qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về công việc Kỹ sư hóa học

Chúng ta thường nghe nói về Kỹ sư điện, Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư máy móc… nhưng ít ai nghe nói đến Kỹ sư hóa học. Đây là một công việc sở hữu mức thu nhập khá cao, sản phẩm nghiên cứu của họ được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, tuy nhiên lại không có nhiều người biết đến họ. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công việc “bí ẩn” này ngay sau đây nhé!

Công việc Kỹ sư hóa học
Công việc Kỹ sư hóa học

1.1. Hiểu đúng về Kỹ sư hóa học

1.1.1. Công việc của Kỹ sư hóa học

Kỹ sư hóa học làm việc trong ngành Kỹ thuật hóa học. Kỹ thuật hóa học là một chi nhánh nhỏ hơn nằm trong nhóm ngành kỹ thuật sản xuất hóa chất công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác.

Kỹ sư hóa học làm việc với máy móc, thiết bị và các nguyên liệu thô theo một hay nhiều quy trình định sẵn để trộn, kết hợp, xử lý hóa chất nhằm tạo ra sản phẩm sau cùng. Sản phẩm của họ được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Bên cạnh những sản phẩm đầu ra, các kỹ sư hóa học cũng thường xuyên nghiên cứu, cải tiến quy trình làm việc và chất lượng thành phẩm. Họ cũng nghiên cứu và tạo ra nhiều quy trình mới tân tiến hơn. Vì công việc liên quan đến hóa chất nên vấn đề bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường cũng được các Kỹ hóa học quan tâm hàng đầu.

Sản phẩm của Kỹ sư hóa học được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực
Sản phẩm của Kỹ sư hóa học được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực

1.1.2. Kỹ sư hóa học làm việc ở đâu?

Công việc của Kỹ sư hóa học liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau như hóa học, sinh học, vật lý, toán học... Họ áp dụng và kết hợp nhiều nguyên tắc với nhau vào trong quy trình sản xuất hay sử dụng các loại hóa chất, phụ phẩm, nhiên liệu... và nhiều thành phẩm khác.

Các kỹ sư hóa học làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, họ có thể làm việc tại một nhà máy lọc dầu để biến dầu thô thành xăng, nhiên liệu máy bay, nhiên liệu diesel, dầu bôi trơn, dung môi và hóa dầu. Họ cũng có thể làm việc tại một nhà máy phân bón để sản xuất amoni nitrat, hoặc tại một nhà máy sản xuất sản phẩm chăm sóc cá nhân.

1.2. Yêu cầu về chuyên môn đối với Kỹ sư hóa học

Kỹ thuật hóa học là ngành kết hợp nền tảng hóa học với các khái niệm kỹ thuật và kinh tế để giải quyết các vấn đề công nghệ. Các kỹ năng quan trọng cần thiết trong kỹ thuật hóa học là hiểu biết chuyên sâu về hóa học, kỹ thuật cơ khí và động lực học chất lỏng. Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất có quy mô khá lớn và thường phải cân nhắc đến các vấn đề về cấu trúc. Chính vì vậy các kỹ sư hóa học cũng cần có kiến thức về kỹ thuật kết cấu.

Kỹ sư hóa học cần có chuyên môn về hóa học và kỹ thuật
Kỹ sư hóa học cần có chuyên môn về hóa học và kỹ thuật

2. Cơ hội việc làm cho Kỹ sư hóa học

Các công việc Kỹ thuật hóa học được chia thành hai nhóm chính đó là ứng dụng công nghiệp và phát triển sản phẩm mới. Các Kỹ sư hóa học có thể dành thời gian tại các nhà máy công nghiệp, nhà máy lọc dầu và các địa điểm khác. Họ thường đảm nhiệm công việc giám sát, chỉ đạo hoạt động hoặc giải quyết các vấn đề tại chỗ.

Hiện nay, công việc Kỹ sư hóa học đang ở vào tình trạng “cung không đủ cầu”  vì số lượng các ngành công nghiệp phụ thuộc vào tổng hợp và xử lý hóa chất và vật liệu là quá nhiều.

Ngoài các nghề nghiệp truyền thống trong các ngành công nghiệp hóa chất, năng lượng và dầu mỏ, các Kỹ sư hóa học còn có cơ hội làm việc trong công nghệ sinh học, dược phẩm, chế tạo thiết bị điện tử và kỹ thuật môi trường. Trên thực tế thì số lượng Kỹ sư hóa học trong các ngành này cũng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu.

Cơ hội việc làm cho Kỹ sư hóa học là rất rộng mở
Cơ hội việc làm cho Kỹ sư hóa học là rất rộng mở

Bên cạnh đó, việc đào tạo kỹ sư hóa học cũng ngày càng cần thiết hơn khi các quá trình liên quan đến sự biến đổi hóa học hoặc vật lý của vật chất đang được áp dụng trong hầu như tất cả các ngành công nghiệp.

Các ngành sản xuất sử dụng kỹ sư hóa học bao gồm lọc dầu, nhựa, sơn, pin, hóa chất nông nghiệp (phân bón, kiểm soát dịch hại và kiểm soát cỏ dại), chất nổ, dệt may, chế biến thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng (làm sạch, chăm sóc cá nhân, chăm sóc bãi cỏ) và cả dược phẩm với tư cách là các nhà sản xuất hóa chất cung cấp sản phẩm cho vô số ngành công nghiệp khác.

3. Mức thu nhập và đãi ngộ dành cho Kỹ sư hóa học

Hầu hết các công việc Kỹ sư hóa học trong các ngành nghề đều yêu cầu ít nhất bằng cử nhân về Kỹ thuật hóa học. Để thăng chức lên vị trí quản lý thì người Kỹ sư hóa học phải có bằng Thạc sĩ. Đồng thời người Kỹ sư hóa học cũng cần thường xuyên học tập và cập nhật những kiến thức mới nhất để theo kịp tiến bộ công nghệ, sự phát triển của các trang thiết bị và các phần mềm máy tính. Người kỹ sư hóa học cũng cần quan tâm đến những quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường.

Kỹ sư hóa học có mức thu nhập khá cao
Kỹ sư hóa học có mức thu nhập khá cao

Nói về thu nhập, Kỹ sư hóa học là một trong những nghề có mức thu nhập đáng ngưỡng mộ nhất ở nước ta. Mức thu nhập trung bình dành cho một Kỹ sư hóa học là khoảng 9 – 10 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương tối đa dành cho một Kỹ sư hóa học có chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề lên tới 30 triệu đồng mỗi tháng.

Ngoài ra, nếu có thêm khả năng sử dụng ngoại ngữ thì bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo thống kê, mức lương cho một Kỹ sư hóa học mới tốt nghiệp là 53.493 – 82.127USD/ năm.

Đối với một kỹ sư trung cấp có bằng thạc sĩ và có từ  5 đến 10 năm kinh nghiệm thì mức thu nhập có thể lên tới 72,520 – 113.348 USD; và phạm vi cho kỹ sư cao cấp có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ và hơn 15 năm kinh nghiệm là $ 97,687 đến $ 144,016.

Nhiều kỹ sư có kinh nghiệm với bằng cấp cao cũng sẽ được thăng chức lên các vị trí quản lý, nơi họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa.

4. Tương lai của Kỹ sư hóa học

Theo ước tính, nhu cầu tuyển dụng Kỹ sư hóa học vẫn sẽ tăng lên từ từ qua các năm. Tuy nhiên mức tăng trưởng này sẽ chậm hơn mức trung bình cho tất cả các ngành nghề.

Nhu cầu tuyển dụng Kỹ sư hóa học vẫn sẽ tăng lên
Nhu cầu tuyển dụng Kỹ sư hóa học vẫn sẽ tăng lên

Nhu cầu về các dịch vụ của Kỹ sư hóa học phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu đối với các sản phẩm từ công việc của họ trong các ngành sản xuất khác nhau. Cơ hội còn rất nhiều dành chi cho những ứng viên có trình độ cao, đặc biệt là những người luôn theo kịp những phát triển mới nhất của công nghệ.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về công việc Kỹ sư hóa học, công việc chuyên môn, mức thu nhập và đãi ngộ, cũng như cơ hội việc làm của họ. Đây là một công việc chưa được nhiều người biết đến nhưng lại là công việc có liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống. Nếu bạn yêu thích hóa học thì có thể đăng ký học ngành Kỹ thuật hóa học, tạo tiền đề cho công việc này.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: