Những kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ giúp bạn truyền đạt tốt hơn

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2021-06-09 15:09:39

Trong giao tiếp, mọi thứ không đơn giản chỉ là lời nói mà hơn hết đó chính là thái độ, cử chỉ và hành động. Tất cả mọi biểu cảm, cách ứng xử của bạn thể hiện ra bên ngoài đều được xem là một trong những phong cách giao tiếp. Và điều tôi muốn nói đến chính là kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Là một người có khả năng giao tiếp tài giỏi, tất nhiên, bạn sẽ không chỉ giới hạn mình ở cách dùng từ ngữ mà thay vào đó là sự hiểu biết sâu sắc hơn thế. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ là kỹ năng đem lại rất nhiều giá trị sâu sắc. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về kỹ năng giao tiếp đặc biệt này nhé!

1. Bạn hiểu kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

Dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong quá trình con người giao tiếp sẽ bao gồm 3 yếu tố chính là ngôn ngữ, giọng điệu và phi ngôn ngữ. Tuy nhiên, sẽ không có gì đáng nói nếu như ngôn ngữ lại chỉ chiếm 7% trong việc tác động tới người đối diện, giọng điệu chiếm 38% và phi ngôn ngữ chiếm tới 55%. Nhìn vào những con số này ta có thể nhận thấy rằng, phi ngôn ngữ là yếu tố có sự tác động tới người đối diện nhiều nhất trong việc giao tiếp diễn ra hàng ngày.

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Vậy, theo bạn, giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

Một cách đơn giản, giao tiếp phi ngôn ngữ là cách thức giao tiếp không sử dụng lời nói. Thay vào đó thì sử dụng các hành động của cơ thể, cử chỉ, ánh mắt, vẻ mặt,...để truyền tải thông điệp tới người đối diện.

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ là một kỹ năng mềm, với kỹ năng này, thay vì sử dụng ngôn từ thì người ta sẽ sử dụng các cử chỉ, hành động của bản thân, cùng với ánh mắt và vẻ mặt để thể hiện điều mình muốn nói, thông điệp mình muốn truyền tải tới người đối diện. 

Hiện nay, trong nghệ thuật giao tiếp, giao tiếp phi ngôn ngữ đang trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn rất nhiều. Đây được xem là một trong những kỹ năng cho thấy được sự hiểu biết và khả năng về giao tiếp của bạn ở mức nào. Khi mọi thứ không đơn giản chỉ là ngôn từ được nói ra mà đôi khi, bạn sẽ phải cảm nhận thông qua việc quan sát một cách đầy tinh tế. 

Là một kỹ năng mềm
Là một kỹ năng mềm

Một bậc thầy về giao tiếp sẽ không bao giờ có thể thiếu đi cho mình kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ này được.

2. Đặc điểm của kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ bao gồm những đặc điểm chính sau đây:

- Mang lại giá trị giao tiếp cao

Thực tế thì giao tiếp phi ngôn ngữ được chúng ta sử dụng hàng ngày và bạn thường không nhận ra điều đó mà thôi. Ví dụ như một giờ học trên lớp, bạn bỗng nhiên thấy giáo viên dừng lại và bày tỏ một thái độ vô cùng lạnh lùng. Điều này chắc chắn một điều đó là có một học sinh nào đó đang làm việc riêng và giáo viên đã phát hiện ra. Các học sinh sẽ nắm bắt được tâm trạng của giáo viên tốt hơn thông qua nét mặt mà họ thể hiện. Đó chính là kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.

Kỹ năng này đem lại giá trị giao tiếp cao khi tạo nên sự hiểu ý giữa hai bên với nhau. bạn không nói nhưng tôi vẫn hiểu bởi thông qua nét mặt, thái độ của bạn tôi cảm nhận được điều đó.

Đặc điểm của kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Đặc điểm của kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

- Không rõ ràng

Trong quá trình giao tiếp và sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ thì chắc hẳn không phải ai cũng sẽ hiểu được đối phương đang muốn nói điều gì. Đây chính là sự không rõ ràng trong kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Bởi sự không hiểu ý nhau sẽ dẫn đến điều này. 

- Sự diễn tả một cách liên tục

Khác với lời nói, giao tiếp phi ngôn ngữ được diễn tả một cách liên tục. Bạn có thể không nói bất cứ từ nào, thế nhưng, chính thái độ và hành động của bạn đang trở thành ngôn ngữ giao tiếp thay thế.

- Đa kênh

Với kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, các kênh truyền tải vô cùng đa dạng. Từ hành động, nét mặt, ánh mắt hay nụ cười,...tất cả đều có khả năng biểu lộ và diễn tả thông điệp của bạn.

Thực tế thì mỗi một quốc gia khác nhau sẽ có những nền văn hóa khác nhau. và sự không hiểu ý là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, các trạng thái cảm xúc cơ bản như vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ,...là những trạng thái mà bất cứ ai cũng có. Và nó được thể hiện một cách khá rõ ràng qua nét mặt. Do vậy mà chúng ta hoàn toàn có thể truyền tải cảm xúc của mình tới người đối diện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Giao tiếp đa kênh
Giao tiếp đa kênh

- Chịu sự tác động của văn hóa

Các hành động trong quá trình giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ chịu sự ảnh hưởng và chi phối của yếu tố văn hóa. Bởi trong văn hóa của từng quốc gia, có những hành động là được phép và có những hành động không. Do vậy mà bạn cần sử dụng các động tác sao cho phù hợp để truyền đạt, diễn tả thông điệp của mình cho người đối diện.

Trong kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, cơ thể sẽ là một khối thống nhất. Tức là từ lời nói cho tới dáng vẻ và cử chỉ, tất cả đều đang cùng truyền tải nội dung như nhau tới người đối diện. Sự hỗ trợ này nhằm giúp cho đối phương có thể hiểu chính xác hơn về những điều mà bạn muốn nói, muốn truyền tải.

3. Những thủ thuật giúp năng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Với kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, ánh mắt, nụ cười, hành động, cử chỉ, thái độ,...tất cả sẽ thay lời nói của bạn để truyền đạt thông điệp tới người đối diện. Do vậy mà những gì bạn thể hiện sẽ đóng vai trò rất quan trọng tới sự hiệu quả và thành công của quá trình giao tiếp khi sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.

3.1. Chú ý tới cử chỉ hành động

Những điều cần nhớ
Những điều cần nhớ

Để nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình thì cử chỉ là điều mà bạn cần phải chú ý. Với kinh nghiệm quan sát và giao tiếp với người khác thông qua cử chỉ, bạn nhận biết được thông điệp của họ và cách họ sử dụng cử chỉ ra sao. Từ đó, bạn sẽ học được những cử chỉ phù hợp và cách bộc lộ trong từng trường hợp sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình.

3.2. Chú ý tới hành vi không nhất quán

Rất nhiều trường hợp xảy ra với việc không đồng nhất giữa lời nói và hành vi. Có người nói với bạn là họ đang rất vui nhưng ánh mắt lại cực kỳ buồn và thường cúi mặt xuống đất. thông thường, những thái độ, hành động mới là lời nói chân thật nhất. Bạn cần chú ý và quan sát tới hành vi của họ để nhận biết được trạng thái, cảm xúc chính xác nhất.

3.3. Chú ý và giọng điệu khi nói

Trong giao tiếp phi ngôn ngữ thì giọng điệu cũng là một trong những điều bạn cần để ý. Bởi yếu tố này có tác động tới 38% hiệu quả của giao tiếp. Thông qua giọng điệu, bạn có thể nắm bắt được thái độ của người đối diện, là sự thờ ơ, chán ghét hay sự vui mừng, hạnh phúc,... Giọng điệu cao hay thấp sẽ phản ánh được tâm trạng của họ. Vi dụ nếu bạn đang thể hiện răng mình đang quan tâm đến câu chuyện thì giọng nói sẽ nhiệt tình và sôi nổi hơn.

Quan sát ánh mắt
Quan sát ánh mắt

Bạn có thể ứng dụng điều này trong việc thuyết trình. Nhấn mạnh giọng điệu của mình vào những thông tin quan trọng mà bạn muốn người khác ghi nhớ và chú ý. Hay thể hiện sự quan tâm của bản thân với một giọng nói đầy nhiệt huyết và sôi nổi.

3.4. Giao tiếp qua ánh mắt

Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, thông qua ánh mắt, bạn sẽ có thể nhận biết được nhiều điều hơn ở người đối diện. Sự trốn tránh, sự sợ hãi hay sự hạnh phúc, ánh mắt thể hiện một cách cực kỳ rõ ràng. Tuy nhiên, việc bạn nhìn chằm chằm vào người khác không phải là một cách quan sát hiệu quả. Điều này sẽ gây nên sự sợ hãi cho họ.

Lời khuyên cho bạn đó là chú ý quan sát vào đôi mắt của người khác từ 4 đến 5 giây trong từng khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ mang lại giá trị thông tin chính xác và tốt hơn cho bạn cũng như không khiến bạn giống như là một mối đe dọa.

3.5. Hỏi về các cử chỉ

Việc không hiểu ý nhau cũng như không hiểu các cử chỉ giao tiếp là rất bình thường. Bởi giao tiếp phi ngôn ngữ chịu sự chi phối của văn hóa. Vì thế, nếu như bạn không hiểu, đừng ngại ngần mà hãy hỏi lại người đó về những cử chỉ mà họ sử dụng. Điều này giúp bạn sẽ có thể vận dụng cho những lần giao tiếp sau được hiệu quả hơn.

Nhóm cử chỉ
Nhóm cử chỉ

3.6. Sử dụng song song 2 hình thức giao tiếp

Bạn không nên chỉ sử dụng duy nhất kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Thay vào đó thì hãy sử dụng song song. Điều này sẽ giúp bạn tăng dần khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ và đem lại hiệu quả giao tiếp tốt hơn.

3.7. Chú ý quan sát nhóm cử chỉ

Không hẳn lúc nào cử chỉ cũng có ý nghĩa. Sẽ có những cử chỉ chẳng có ý nghĩa gì cả, chẳng qua là họ đã quen như thế thôi. Chính vì thế mà bạn nên quan sát và tìm ra các điểm chung của những cử chỉ khác nhau, việc quan sát nhóm cử chỉ sẽ giúp bạn đưa ra các phán đoán về tâm trạng, thái độ của đối phương tốt hơn rất nhiều.

3.8. Chú ý tới ngữ cảnh câu chuyện

Ngữ cảnh giao tiếp đóng vai trò khá quan trọng trong việc sử dụng lời nói và hành động trong giao tiếp. Với kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, tùy từng ngữ cảnh khác nhau mà thái độ và cử chỉ của bạn cũng cần có sự thể hiện tương ứng. 

Ở những nơi đòi hỏi sự nghiêm túc thì bạn không thể bông đùa và cười cợt được. Điều này sẽ phản ứng mức độ nhận biết và nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ của bạn ở mức nào.

Luyện tập mỗi ngày
Luyện tập mỗi ngày

3.9. Chú ý tránh hiểu sai cử chỉ

Hãy luôn nhớ quan sát nhóm hành vi cử chỉ để tránh hiểu sai về cử chỉ của một người. Ví dụ khi bắt tay thì những người năm chặt sẽ thể hiện cá tính mạnh mẽ, tình cảm. Tuy nhiên chưa chắc một người bắt tay hời hợt yếu đuối thì sẽ sống không tình cảm và thiếu can đảm, rất có thể việc đó là triệu trứng do người đó đang bị đau tay, viêm khớp.

3.10. không ngừng luyện tập mỗi ngày

Để có thể thành thạo và giỏi hơn với kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ thì luyện tập chính là cách duy nhất. Thông qua quá trình luyện tập chăm chỉ, bạn có thể rèn được khả năng hiểu người và phán đoán suy nghĩ, trạng thái của đối phương tốt hơn. Nắm bắt tâm lý của người đối diện một cách chính xác sẽ giúp bạn có được phong cách giao tiếp phù hợp cho mình.

Trên đây chính là chia sẻ chi tiết về kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc giúp bạn năng cao được khả năng giao tiếp và truyền đạt của bản thân.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: