Tìm hiểu thông tin xem kinh doanh nhượng quyền là gì?

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-06-16 14:49:40

Nhượng quyền kinh doanh đang là một hình thức kinh doanh có tốc độ lan tỏa nhanh trên toàn cầu và cả trên thị trường Việt Nam. Kinh doanh nhượng quyền được hiểu nôm na là việc cấp giấy phép cho một bên thứ ba để kinh doanh sản phẩm của mình để chia phần trăm lợi nhuận. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn kinh doanh nhượng quyền là gì và những điều cần lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền qua bài viết được vieclam88.vn tổng hợp nhé.

1. Ưu và nhược điểm của nhượng quyền trong kinh doanh

Kinh doanh nhượng quyền hay còn gọi là franchise là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức được quyền kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ theo phương pháp hay hình thức kinh doanh đã có từ trước.

Trong hợp đồng nhượng quyền, bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp đầy đủ về mô hình kinh doanh, sản phẩm, công thức cho bên nhận nhượng quyền.

Ngược lại bên nhận nhượng quyền phải có trách nhiệm thực hiện việc kinh doanh theo mô hình đã bàn giao.

1.1. Ưu điểm khi làm kinh doanh nhượng quyền

Không phải ngẫu nhiên mà kinh doanh nhượng quyền lại được ưa chuộng trong thời đại ngày nay. Kinh doanh nhượng quyền mang đến rất nhiều lợi ích cho các thương hiệu.

Ưu điểm khi làm kinh doanh nhượng quyền
Ưu điểm khi làm kinh doanh nhượng quyền

Đầu tiên phải kể đến kinh doanh thương hiệu giúp giảm thiểu rủi ro thương hiệu.

Các thương hiệu muốn nhượng quyền thông thường họ đã có sẵn những thị phần nào đó ở trên thị trường.

Khi đó giá trị nhượng quyền của các doanh nghiệp đã bắt đầu ở mức khá cao. Với những bên nhận nhượng quyền họ sẽ không cần tốn nhiều thời gian để định hình thương hiệu trên thị trường nữa. Bên nhận nhượng quyền chỉ cần tập trung vào công việc vận hành hoạt động kinh doanh.

Đồng thời bên nhượng quyền lại có thêm cơ hội mở rộng thị trường. Đây là việc hợp tác mà cả hai bên cùng có lợi.

Ưu điểm tiếp theo khi nhượng quyền thương hiệu kinh doanh đó là chất lượng của cửa hàng nhận nhượng quyền được giám sát chặt chẽ.

Khi đã được nhận nhượng quyền đương nhiên cửa hàng đó sẽ trở thành một chi nhánh chính thức của thương hiệu lớn. Vì vậy bên nhượng quyền sẽ luôn cố gắng đảm bảo về chất lượng của các chi nhánh.

Bất kỳ chi nhánh nào xảy ra vấn đề cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cả một hệ thống thương hiệu.

Việc chuyển nhượng thương hiệu còn giúp cho các quy trình vận hành được hệ thống hóa một cách bài bản.

Những quy trình như thiết lập ban đầu, quy trình tuyển dụng nhân viên hay quy trình vận hành các hoạt động kinh doanh đã được thương hiệu gốc lên kế hoạch đầy đủ.

Công việc của bên nhận thương hiệu chính là hệ thống hóa các quy trình đó và đưa chúng đi vào hoạt động. Việc này không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức cho bên nhận nhượng quyền mà khi xảy ra bất kỳ vấn đề gì cũng sẽ dễ dàng xử lý hơn.

Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ tối đa việc đào tạo cho bên nhận nhượng quyền.

Đây là mong muốn cũng là nghĩa vụ mà bên nhượng quyền phải thực hiện. Trong quá trình quản lý là vận hành bên nhận nhượng quyền sẽ được hỗ trợ cả về đào tạo những hiểu biết về thương hiệu, phương pháp marketing, các hướng dẫn bày trí và những thông tin về pháp lý có liên quan.

Tất cả những thông tin này đều sẽ được bên nhượng quyền trình bày cụ thể, rõ ràng để bên nhận nhượng quyền có thể thực hiện một cách nhanh chóng nhất.

Xem thêm: Chu kỳ kinh doanh là gì? Vai trò, hình thức của chu kỳ kinh doanh

1.2. Kinh doanh nhượng quyền và những điểm còn tồn tại

Bên cạnh những lợi ích của việc kinh doanh thương hiệu thì vẫn còn một số những tồn tại của hình thức kinh doanh này.

Kinh doanh nhượng quyền và những điểm còn tồn tại
Kinh doanh nhượng quyền và những điểm còn tồn tại

Nhược điểm đầu tiên đó chính là thương hiệu không được sở hữu hoàn toàn.

Điểm yếu này gắn liền với mô hình nhượng quyền không hoàn toàn. Người nhận nhượng quyền cần biết chắc một điều rằng bạn không phải là người sở hữu thương hiệu này. Đây chỉ là hình thức kinh doanh dưới tên của một người khác.

Điều này sẽ bắt buộc các bên nhận thương hiệu phải đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của bên nhượng quyền.

Như vậy nếu như chỉ một yêu cầu không được đáp ứng khả năng xảy ra rủi ro là rất cao.

Rủi ro nhượng quyền rất lớn với hình thức kinh doanh theo chuỗi.

Các hệ thống nhượng quyền lớn thường sẽ có mô hình kinh doanh dạng chuỗi. Chỉ cần một cửa hàng nhượng quyền có vấn đề xảy ra thì việc kinh doanh của cả một hệ thống sẽ bị ảnh hưởng.

Khách hàng sẽ không chỉ đánh giá một chi nhánh mà vấn đề của một chi nhánh họ sẽ coi đó là vấn đề của chuỗi hoạt động kinh doanh.

Điểm bất lợi tiếp theo chính là các chuỗi xảy ra cạnh tranh với nhau.

Điều này đặc biệt xảy ra với những cửa hàng nhượng quyền có địa điểm kinh doanh gần nhau. Những cửa hàng này khi đạt được mức doanh thu nhất định hay giảm thiểu được chi phí đến một mức độ nào đó sẽ nhận được thưởng từ cửa hàng chính. Vì vậy có thể xảy ra một vài trường hợp cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình kinh doanh.

Ngoài ra việc kinh doanh nhượng quyền có thể làm giảm tính sáng tạo.

Tất cả các nội dung từ việc này trí, marketing đến quy trình đào tạo nhân viên đều đã được cung cấp sẵn. Điều này khiến hệ thống đôi khi mang tính rập khuôn. Các chính sách đều được cửa hàng chính đưa ra cho chi nhánh làm theo nên quá trình vận hành sẽ ít mang tính sáng tạo.

2. Các mô hình kinh doanh nhượng quyền hiện nay

2.1. Mô hình nhượng quyền toàn diện

Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện là loại hình kinh doanh mà yêu cầu sự cam kết hợp tác chặt chẽ giữa hai bên. Với mô hình nhượng quyền toàn diện, tất cả những tài nguyên quan trọng của bên nhượng quyền sẽ được chuyển sang cho bên nhận nhượng quyền.

Mô hình nhượng quyền toàn diện
Mô hình nhượng quyền toàn diện

Để có thể nhượng quyền hoàn toàn thì mô hình nhượng quyền này yêu cầu nhượng quyền ít nhất là 4 loại tài sản quan trọng trong một thương hiệu.

Bốn loại tài sản đó là hệ thống thương hiệu; Các sản phẩm hay dịch vụ; Những bí quyết trong công nghệ sản xuất hay kinh doanh; Hệ thống các chiến lược, quy trình vận hành đã được chuẩn hóa, cẩm nang huấn luyện, điều hành, mô hình, chính sách quản lý, các chương trình hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị, những quy trình kiểm soát sản phẩm, các chương trình tư vấn và hỗ trợ khai trương.

Mô hình nhượng quyền toàn diện sẽ có thời gian nhượng quyền tương đối dài có thể kéo dài trong khoảng từ 20 cho đến 30 năm.

Ban đầu bên nhượng quyền sẽ phải nộp một số phí nhượng quyền khá lớn, đi kèm với đó là phí hoạt động nhượng quyền. Tất cả số phí này đã được quy định trong khi ký kết hợp đồng chuyển giao nhượng quyền.

Với các chi phí khác phát sinh trong quá trình nhượng quyền sẽ được thanh toán bởi bên nhận nhượng quyền.

2.2. Nhượng quyền không toàn diện trong kinh doanh

Bởi nhượng quyền kinh doanh không toàn diện có ít tài sản cần chuyển nhượng hơn nên tính liên kết so với nhượng quyền kinh doanh toàn diện sẽ không được chặt chẽ bằng.

Nhượng quyền không toàn diện trong kinh doanh
Nhượng quyền không toàn diện trong kinh doanh

Hình thức kinh doanh nhượng quyền này nhắm tới mục tiêu đó là mở rộng thị trường và tăng tối đa về doanh thu. Căn cứ trên những loại tài sản hiện có của bên nhượng quyền mà bên nhượng quyền sẽ làm một vài hợp đồng nhượng quyền như sau:

- Nhượng quyền cho chi nhánh phân phối sản phẩm ra thị trường

Với hình thức nhượng quyền này bên nhận nhượng quyền sẽ tập trung vào khâu phân phối các sản phẩm ra thị trường. Bên nhận nhượng quyền sẽ không trực tiếp tạo ra sản phẩm.

Hình thức này thường phổ biến ở các cửa hàng bán lẻ hay các chi nhánh nhà hàng.

- Nhượng quyền cả công thức sản xuất và tiếp thị

Với hình thức nhượng quyền này thì bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận nhượng quyền về quyền kinh doanh và một vài những hỗ trợ khác.

Các hoạt động hỗ trợ có thể kể đến ở đây như là hỗ trợ các hoạt động vận hành, quảng bá cho bên được nhượng quyền, hỗ trợ các hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên với hình thức này bên nhượng quyền sẽ không được can thiệp theo bất kỳ hình thức nào vào các quyết định hay cách thức hoạt động của bên được nhượng quyền.

- Cấp phép đồng ý sử dụng thương hiệu

Các công ty cung cấp loại hình dịch vụ mang tính chuyên môn cao thường hay các loại hình dịch vụ tư vấn mang tính kinh doanh, pháp lý sẽ áp dụng khá nhiều loại hình nhượng quyền này.

Khi cấp phép sử dụng thương hiệu chủ yếu bên nhượng quyền sẽ cho mượn hình ảnh, tên thương hiệu lớn hay bản quyền logo.

2.3. Có tham gia quản lý trong nhượng quyền kinh doanh 

Khi sử dụng hình thức nhượng quyền này bên nhận nhượng quyền sẽ có được cách thức vận hành kinh doanh và tên thương hiệu nhượng quyền.

Tham gia quản lý trong nhượng quyền kinh doanh
Tham gia quản lý trong nhượng quyền kinh doanh 

Với hình thức chuyển nhượng này thương hiệu có thể hỗ trợ được cho bên nhận chuyển nhượng về mô hình kinh doanh, chuyển giao các công thức và quản lý được chất lượng hoạt động chuỗi.

Ta có thể bắt gặp hình thức chuyển nhượng này tại những chuỗi cửa hàng cà phê hay các chuỗi khách sạn lớn.

2.4. Tham gia đầu tư trong nhượng quyền kinh doanh

Khi nhượng quyền kinh doanh có tham gia đầu tư, bên nhượng quyền sẽ đầu tư một số vốn nhất định dưới dạng liên doanh. Tỷ lệ bên nhượng quyền góp vốn liên doanh vào sẽ không quá nhiều.

Lúc này bên nhượng quyền sẽ được can thiệp vào những quyết định trong hoạt động kinh doanh. Bên nhượng quyền sẽ cân nhắc về các yếu tố cần ưu tiên về lượng vốn dựa trên những căn cứ về sức cạnh tranh của thương hiệu và khả năng quản lý.

Sau đó sẽ đưa ra những quyết định trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Kinh doanh nhà hàng là gì? Mách bạn về phương thức kinh doanh

3. Điểm lưu ý trong kinh doanh nhượng quyền

3.1. Tìm hiểu thị trường thật kỹ

Khi bắt đầu bất kỳ việc kinh doanh nào đây là điều bắt buộc phải làm. Bạn cần tính toán tính khả thi cũng như nhu cầu của thương hiệu mà bạn định đầu tư vào ở hiện tại và tương lai. Liệu rằng sản phẩm đó có phù hợp và được người tiêu dùng ủng hộ hay không? Người dân có thích thương hiệu của bạn không?

Tìm hiểu thị trường thật kỹ
Tìm hiểu thị trường thật kỹ

Nên nhớ, ngoài việc trả phí theo doanh thu, bạn cũng cần phải trả cả phí nhượng quyền ban đầu và các chi phí phát sinh như tiền nhân viên, mặt bằng,... Quyết định đầu tư sai có thể dẫn đến kết quả rất nặng nề đấy. Ngoài ra, bạn cũng cần nghiên cứu về điều kiện nhượng quyền của bên đối tác để dễ dàng chuẩn bị và quyết định.

3.2. Cân nhắc rủi ro cạnh tranh

Rủi ro cạnh tranh trong chuỗi nhượng quyền có thể đến từ cả yếu tố bên ngoài và bên trong của chuỗi nhượng quyền. Các chuỗi nhượng quyền có thể bị ảnh hưởng bởi các cửa hàng bên ngoài hoặc cũng có thể là các cửa hàng bên trong chuỗi.

Việc có quá nhiều cửa hàng cùng lĩnh vực xung quanh sẽ gia tăng đáng kể độ rủi ro. Ngoài ra, các cửa hàng ở trong cùng một chuỗi có thể bị ảnh hưởng nặng nề chỉ vì một trong các mắt xích của chuỗi gặp vấn đề.

3.3. Tính sáng tạo, tự quyết

Như đã đề cập, tính nhất quán rất quan trọng đối với những cửa hàng kinh doanh nhượng quyền. Chính vì lẽ đó, bên nhượng quyền gần như sẽ không để bên nhận nhượng quyền thay đổi tùy ý phương thức kinh doanh.

Tính sáng tạo, tự quyết
Tính sáng tạo, tự quyết

Những thay đổi cần phải có sự phê duyệt của bên nhượng quyền mới được đưa ra. Điều này sẽ hạn chế sự ảnh hưởng của bên nhận nhượng quyền. Nếu không chấp nhận việc bị gò bó bởi bên nhượng quyền, cần cân nhắc lựa chọn hình thức kinh doanh khác hoặc hình thức nhượng quyền.

Trên đây là các thông tin về kinh doanh nhượng quyền mà vieclam88.vn đã tổng hợp. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có thể trả lời về những câu hỏi như kinh doanh nhượng quyền là gì cũng như biết thêm các hình thức kinh doanh và lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: