Kiểm tra hành chính là gì? Mở rộng kiến thức về kiểm tra hành chính

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2020-03-21 19:41:01

Một trong những hoạt động được tiến hành nhằm đảm bảo trật tự an ninh quốc gia, giữ vững ổn định trong đời sống xã hội là kiểm tra hành chính. Tuy nhiên kiểm tra hành chính là gì thì không phải người công dân nước Việt nào cũng biết. Do đó sự ra đời của bài viết dưới đây là thực sự cần thiết để người dân tìm hiểu các vấn đề liên quan tới pháp luật. 

1. Tìm hiểu chung về công tác kiểm tra hành chính 

1.1. Khái niệm kiểm tra hành chính là gì dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước 

 kiểm tra hành chính là gì
Cơ quan chức năng tiến hàng xử lý vi phạm hành chính 

Kiểm tra là việc xem xét tình hình thực tế qua những gì hiện diện trước mắt để đưa ra đánh giá, nhận xét cụ thể trong một vấn đề. Đây là một hoạt động mà mỗi chúng ta đều đã từng đối diện và trải qua trong các lĩnh vực và ở nhiều trường hợp khác nhau. Vậy trong các vấn đề liên quan tới quản lý nhà nước, kiểm tra hành chính là gì? 

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kiểm tra hành chính tuy nhiên ở đây, vieclam88.vn chỉ nêu ra một khái niệm cụ thể nhất đó là: “Kiểm tra hành chính thuộc một trong những chức năng của hoạt động quản lý do các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền thực hiện nhằm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đối tượng bị kiểm tra để phát hiện ra những sai phạm có thể xảy ra không theo quy định của pháp luật từ đó kịp thời áp dụng những biện pháp xử lý, khắc phục các thiếu sót nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước”. 

Mục đích cuối cùng của công tác kiểm tra hành chính là để phát hiện hoặc phòng ngừa bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật trước những hành vi vi phạm, góp phần thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động quản lý nhà nước. Từ đó tạo điều kiện cho những hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước được thực thi và được người dân tích cực áp dụng. 

1.2. Kiểm tra hành chính có đặc điểm như thế nào? 

đặc điểm kiểm tra hành chính là gì
Công tác kiểm tra hành chính thuộc hoạt động quản lý của nhà nước

Kiểm tra hành chính đơn giản và dễ nhận thấy. Một số đặc điểm của kiểm tra hành chính được thể hiện như sau: 

- Kiểm tra hành chính là hoạt động được diễn giữa hai đối tượng liên quan là chủ thể kiểm tra và đối tượng bị kiểm tra. Trong đó chủ thể kiểm tra là người có thẩm quyền xem xét các vấn đề liên quan để đưa ra đánh giá còn đối tượng bị kiểm tra là người có trách nhiệm chấp hành theo yêu cầu của chủ thể kiểm tra 

- Công tác kiểm tra hành chính thuộc hoạt động quản lý của nhà nước do vậy nó mang tính quyền lực nhà nước buộc đối tượng bị kiểm tra phải chấp hành đúng quy định 

- Có nhiều hình thức thực hiện kiểm tra hành chính bao gồm: kiểm tra hành chính thường xuyên, kiểm tra hành chính định kỳ và kiểm tra hành chính đột xuất 

- Hoạt động kiểm tra hành chính mang tính phòng ngừa. Tức là nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và giảm thiểu những sai phạm có thể xảy ra trong từng lĩnh vực bị kiểm tra.

Tham khảo: Cưỡng chế hành chính là gì? 

1.3. Chủ thể kiểm tra và đối tượng bị kiểm tra hành chính 

1.3.1. Chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính 

chủ thể kiểm tra hành chính là gì
Chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính 

Chủ thể được thực hiện kiểm tra hành chính là các cơ quan hành chính nhà nước và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: 

- Cơ quan hành chính Nhà nước trung ương: Chính phủ, các Bộ đứng đầu lĩnh vực kiểm tra, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ 

- Cơ quan tại địa phương: UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan các ban ngành, người đứng đầu trong các cơ quan đó và các cá nhân được giao trách nhiệm 

Mỗi chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính được xác định rõ trách nhiệm và có nghĩa vụ thực hiện kiểm tra theo đúng quy định và lệnh được giao. Trong trường hợp chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính không tiến hành kiểm tra theo đúng quy định và nhiệm vụ được giao sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.  

1.3.2. Đối tượng áp dụng kiểm tra hành chính 

đối tượng kiểm tra hành chính là gì
 Đối tượng áp dụng kiểm tra hành chính 

Công tác kiểm tra hành chính được quy định áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức sau: 

- Công tác kiểm tra hành chính được áp dụng cho toàn bộ các cá nhân là công nhân nước Việt Nam hoặc sinh sống, học tập, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam 

- Các cơ sở kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam 

- Bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoạt động kinh doanh, sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam 

Những đối tượng kể trên có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành theo đúng quy định và theo yêu cầu của chủ thể kiểm tra hành chính. Trong trường hợp đối tượng bị kiểm tra hành chính không chấp hành hoặc vi phạm quy định của pháp luật, chủ thể kiểm tra hành chính có quyền áp dụng những biện pháp xử lý theo quy định.  

1.4. Mục đích của kiểm tra hành chính 

mục đích kiểm tra hành chính là gì
Kiểm tra hành chính giúp đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kế hoạch đặt ra

Mỗi một hoạt động được tiến hành đều phải hướng đến những mục đích cụ thể để xác định được tính hiệu quả của hoạt động đó. Nếu kiểm tra hành chính không có mục đích thì việc kiểm tra sẽ trở nên vô nghĩa gây tốn nhân lực thậm chí có thể dẫn tới hậu quả đi ngược lại với quy định của nhà nước. Và công tác kiểm tra hành chính hướng tới đạt được mục đích cụ thể là: 

- Để các hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phân công giữa các đơn vị trong phạm vi cho phép của nhà nước 

- Để đảm bảo nhiệm vụ được giao và quy định có trách nhiệm áp dụng có đủ điều kiện thực hiện phù hợp với thực tế, với điều kiện phát triển của từng giai đoạn từ đó nâng cao công tác quản lý của nhà nước, đảm bảo hiệu suất công việc của từng đơn vị 

- Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kế hoạch đặt ra.

Tham khảo: Việc làm chuyên viên tư vấn luật

2. Quy định trong công tác kiểm tra hành chính 

2.1. Kiểm tra hành chính trong giao thông 

 kiểm tra hành chính là gì trong tham gia giao thông
Kiểm tra hành chính trong giao thông 

Kiểm tra hành chính khi lưu thông trên trên các tuyến đường bộ là một trong những trường hợp phổ biến nhất hiện nay. Lúc này, chủ thể kiểm tra hành chính là cán bộ cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và thanh tra giao thông,… Đối tượng kiểm tra hành chính là các cá nhân lưu thông trên đường với các phương tiện là xe máy, xe ô tô con, xe tải, xe đạp điện,… Vậy trong những trường hợp nào thì chủ thể kiểm tra hành chính được phép dừng xe người tham gia giao thông đường bộ? 

Một trong những quyền hạn của cảnh sát giao thông và cơ quan có thẩm quyền giao thông là được yêu cầu người tham gia giao thông đường bộ dừng xe kiểm tra hành chính và xử lý vi phạm khi có sai phạm. Tuy nhiên việc dừng xe kiểm tra hiện nay phải thuộc các trường hợp cụ thể sau: 

- Phương tiện lưu thông hoặc người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm  pháp luật về giao thông đường bộ thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện hoặc phát hiện trực tiếp hay ghi thu được hình ảnh

- Dừng xe kiểm tra người tham gia giao thông theo mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát các phương tiện, phương án tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 

- Dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo công tác giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác khi có chỉ thị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra

- Nhận được tin báo, tố cáo, phản ánh về sai phạm của phương tiện tham gia giao thông hoặc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông  

2.2. Kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh 

 kiểm tra hành chính là gì đói với các cơ sở kinh doanh
 Kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh 

Trên thực tế các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng thường xuyên bị kiểm tra hành chính khi không đưa ra thông tin cụ thể về việc hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm nào, xuất xứ từ đầu, chất lượng có đạt tiêu chuẩn theo quy định hay không? 

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh là nhà sản xuất các sản phẩm hàng hóa thì các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kho bãi hàng hóa được quy định gồm: 

- Cơ quan quản lý thị trường

- Cơ quan thuế

- Cơ quan hải quan 

- Cơ quan công an thuộc đơn vị cảnh sát môi trường, cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng,…

- Bộ đội biên phòng 

Trong trường cơ sở kinh doanh dịch vụ, thẩm quyền kiểm tra thuộc về: 

- Cơ quan Công an tại địa bàn cơ sở kinh doanh hoạt động 

- Các đơn vị nghiệp vụ thuộc các cấp công an

- Công an các Cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao 

- Cơ quan công an cấp trên.

>> Luật hành chính là gì? Cập nhật thông tin về luật hành chính

3. Vai trò của công tác kiểm tra hành chính đối với đất nước 

vai trò của kiểm tra hành chính là gì
Vai trò của công tác kiểm tra hành chính giúp đảm bảo trật tự an ninh quốc gia 

Kiểm tra hành chính là một trong những hoạt động được tiến hành theo quy định và rất cần thiết áp dụng trong xã hội hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày một phát triển nảy xay ra nhiều vấn đề, hệ lụy trong xã hội gây ảnh hưởng tới trật tự an ninh của nước nhà. Do đó để giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định mà pháp luật đề ra của người dân, các cơ quan quản lý nhà nước và người có thẩm quyền được giao phó trách nhiệm thực hiện kiểm tra hành chính những đối tượng trong quy định. 

Hoạt động kiểm tra hành chính được đóng vai trò quan trọng trong việc: 

- Góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và kịp thời xử lý những hành vi vi phạm pháp luật 

- Đảm bảo công tác quản lý xã hội được áp dụng theo đúng hiến pháp và pháp luật theo đúng quy định của nhà nước đồng thời hợp với mục tiêu phát triển của Đảng 

- Đảm bảo các chức năng trong quản lý hành chính Nhà nước được thi hành và áp dụng rộng rãi góp phần xây dựng một xã hội ổn định, phồn vinh 

- Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý hành chính nhà nước 

Với nội dung bài viết trên đây, vieclam88.vn hy vọng đã giúp các bạn hiểu kiểm tra hành chính là gì một cách cụ thể nhất. Hãy tuân thủ mọi hoạt động theo đúng quy định của pháp luật để góp phần tạo nên một cộng đồng văn minh, giàu mạnh nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: