Khủng hoảng tuổi 20 - Nỗi bất an của những đứa trẻ tập trưởng thành

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2020-05-15 19:07:19

Tuổi 20, có lẽ đây là độ tuổi mà ai cũng nhớ nhất, ai cũng muốn đánh dấu cái tuổi ấy bằng những kỉ niệm khiến bản thân mình sẽ phải luôn khắc ghi. Đánh dấu cho suy nghĩ à mình bắt đầu phải trưởng thành rồi khi độ tuổi đã chạm mức đầu hai. Nói thì đơn giản, nhưng những ai đã trải qua tuổi 20 chắc cũng sẽ gặp những vấn đề, những suy nghĩ tiêu cực ở cái giai đoạn một phần tư cuộc đời này. Những vấn đề đó được gọi là khủng hoảng tuổi 20. Vậy khủng hoảng tuổi 20 là gì? Dấu hiệu nào cho thấy chúng ta đang khủng hoảng tuổi 20? Và cách khắc phục những khủng hoảng đó ra sao? Hãy cùng Timviec365.com.vn đi tìm câu trả lời nhé!  

1. Thế nào là khủng hoảng tuổi 20?

Trong tâm lý học, khủng hoảng tuổi 20 (Quarter-life crisis hay còn gọi là khủng hoảng một phần tư cuộc đời) là cuộc khủng hoảng “liên quan đến những nỗi lo về phương hướng và chất lượng sống” xảy ra phổ biến nhất trong khoảng độ tuổi từ hai mươi đến ba mươi, có thể xảy ra sớm hơn ở độ tuổi 18. Nhà tâm lý học lâm sàng Alex Fowke định nghĩa, đó là “một thời kỳ mà một người cảm thấy bất an, nghi ngờ và thất vọng xoay quanh sự nghiệp, các mối quan hệ và tình trạng tài chính.”

Meredith Goldstein của tờ The Boston Globe cho rằng, khủng hoảng một phần tư cuộc đời thường xảy ra ở độ tuổi 20, 22 khi con người bước chân vào thế giới thực, tức là sau khi tố nghiệp đại học và/hoặc rời khỏi gia đình, chưa xác định dược sẽ làm gì và bắt đầu như thế nào. Còn nhà tâm lí học H.Erikson cho rằng khủng hoảng tuổi 20 là một trong tám cuộc khủng hoảng mà con người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành.

Khủng hoảng tuổi 20 là gì?
Khủng hoảng tuổi 20 là gì?

2. Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang khủng hoảng tuổi 20?

2.1. Cảm thấy chỉ có một mình vật lộn với cuộc sống

Cái tuổi 20 mới dở dở ương ương làm sao. Bạn chẳng phải người lớn, nhưng cũng chẳng còn là thiếu niên nữa. Có lẽ nên gọi là những cô/cậu bé tập trưởng thành. Bạn bắt đầu từng bước một, chập chững bước vào xã hội mà bấy lâu nay vẫn nghĩ về một thế giới màu hồng. Gặp gỡ những con người mới, khác giọng nói, khác quê hương. Làm những công việc chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm chỉ để trang trải cho cuộc sống tự lập, nhưng lại muốn theo đuổi đam mê một cách mãnh liệt. Ấy rồi, sau tất cả những thứ mà bạn đạt được, bạn vẫn cảm thấy lạc lõng, trống trải đến vậy. Xung quanh bạn có rất nhiều người, đúng vậy, nhưng sao chính bản thân bạn lại cảm thấy cô đơn đến lạ. Bạn trống rỗng và bối rối. Để rồi câu hỏi được đặt ra “Mình đang ở đâu và di đâu thế này?”

Dạo một vòng quanh Facebook và Instagram, chỉ thấy bạn bè đăng những bức ảnh check in những quán cà phê sang chảnh, đi du lịch ở những địa điểm nổi tiếng, làm công việc được gặp những người thành công,…xem từng chiếc ảnh lại chỉ cảm thấy buồn về cuộc đời của chính mình. Lúc ấy, chắc câu hỏi “Mình có nên học theo chúng nó không nhỉ?” có lẽ sẽ xuất hiện trong đầu của bạn.

Cảm thấy một mình vật lộn với cuộc sống
Cảm thấy một mình vật lộn với cuộc sống

Nhưng mà liệu có phải ai cũng sống đúng như những gì họ đã khoe trên mạng xã hội? Mình nghĩ, mỗi cây mỗi hoa, mỗi người lại có những vấn đề của riêng mình. Vì vậy, thay vì chỉ chăm chăm nhìn vào cuộc đời của người khác thì tại sao không cố gắng để làm mới cuộc sống của chính mình? Và học cách lắng nghe chứ không phán xét, tôn trọng chứ không đưa ra lời bình luận chủ quan.

 2.2. Ghét công việc nhưng vẫn phải gắn bó với nó

Ôi, cái tuổi 20, 22 ai chẳng mộng mơ, thích theo đuổi dam mê, cứ nghĩ chỉ cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách là ổn thì bạn đã nhầm rồi. Khi bước chân vào xã hội, làm công việc đầu tiên, chỉ nghĩ cứ làm thử xem, biết đâu sẽ hợp. Nghĩ thì đơn giản, nhưng khi đi làm rồi thì bạn lại cảm thấy hụt hẫng, rồi à lên rằng hóa ra nó không như mình tưởng tượng. Mặc dù vậy bạn vẫn phải tiếp tục gắn bó với nó. Tại sao ư? Bởi vì nếu không làm thì bạn sẽ không có khoản thu nhập nào, mà bạn cũng không biết nếu nghỉ thì mình sẽ làm công việc gì? Công việc mình thích thì năng lực chưa đủ, công việc mình đang làm thì lại không có hứng thú. Thiết nghĩ cuộc đời này sao mệt mỏi thế nhỉ, chỉ muốn trở lại quãng thời gian còn cắp sách tới trường thôi.

Nhưng liệu đam mê của mình thì phải làm sao? Mình quá yêu thích và muốn thực hiện nó, nhưng mình không biết bản thân có thể làm được điều đó hay không? Đó có lẽ là những câu hỏi khiến bản thân bạn băn khoăn và suy nghĩ rất nhiều đúng không? Khi mà các câu nói thúc đẩy động lực, niềm tin được nói thường xuyên, nhưng bạn lại không cảm nhận được một chút tinh thần tích cực nào. Mà thay vào đó chỉ là những suy nghĩ khiến bản thân chùn bước và rồi bạn tự hỏi “Liệu mình có thực sự đam mê nó?” “Mình phải làm gì để thực hiện nó đây?” Các câu hỏi cho chính bản thân sẽ không ngừng xuất hiện trong chính suy nghĩ của bạn.

2.3. Các mối quan hệ của bạn có thực sự như bạn nghĩ?

Hồi còn đi học, ngày nào cũng gặp nhau, cùng nhau trải qua mọi thứ trên đời. Lúc ý cứ nghĩ mối quan hệ này sẽ kéo dài mãi mãi như vậy và mình chẳng cần thêm những tri kỉ nào khác Nhưng rồi cuộc sống hiện thực đập vào bạn, mỗi đứa một nơi, mỗi đứa một công việc, thời gian biểu khác nhau. Để rồi muốn gặp nhau có khi lại cả tháng, cả năm trời. Thế mới trân trọng khoảng thời gian còn gặp nhau thường xuyên. Thiết nghĩ cứ hẹn rồi lại đột nhiên có đứa bận việc nọ việc kia rồi đến một ngày chúng ta liệu còn liên lạc với nhau?

Các mối quan hệ có thực sự như bạn nghĩ?
Các mối quan hệ có thực sự như bạn nghĩ?

Ôi, chắc giờ bạn cảm thấy hoang mang về các mối quan hệ mà mình có lắm nhỉ? Các suy nghĩ liệu mối quan hệ này sẽ đi về đâu? Chúng mình sẽ còn chơi với nhau nữa chứ? Cứ quanh quẩn trong đầu bạn. Điều này khiến bạn buồn và thất vọng hơn bao giờ hết.

Rồi bạn nghĩ đến chính mình, nếu cứ như vậy có phải bạn sẽ độc thân cả đời không? Bạn nghĩ liệu sẽ có người yêu thương mình chứ? Bạn lo sợ rằng nhỡ mình cứ như vậy cho đến khi kết thúc cuộc đời này thì làm sao? Mọi thứ tiêu cực đều được nảy ra trong suy nghĩ của bạn và chính nó khiến bạn buồn chán và thất vọng hơn bao giờ hết.

2.4. Nghi ngờ năng lực cũng như chính bản thân mình

Nếu trước đây bạn lúc nào cũng cảm thấy tự tin về ngoại hình, năng lực của bản thân nhưng khi đi làm rồi sự tự tin đó dần biến mất và rồi đến một ngày bạn tự hỏi chính mình rằng “Mình có phải thực sự là mình của trước đây không?” Bạn cảm thấy mình không còn xinh xắn như trước, hóa ra năng lực cũng chỉ như thế mà thôi, thật sự không làm nên kỳ tích gì. Nhìn những cô gái trẻ trung năng động khác bạn lại càng cảm thấy nghi ngờ bản thân hơn, luôn nghĩ rằng mình kém cỏi, mình không bằng người khác, và rồi sự tự ti đó khiến bạn thu mình lại. Bạn chẳng còn muốn tiếp xúc với ai nữa, đặc biệt là những người khác giới, bạn cũng không còn muốn tâm sự với bất kỳ ai. Mọi suy nghĩ, cảm nhận của bạn đều được giấu kín trong chính con người bạn.

2.5. Luôn cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi

Mọi thứ không như trong suy nghĩ cũng như mong muốn. Bạn dần cảm thấy cô đơn, sợ hãi và mệt mỏi cuộc sống này. Bạn sợ mọi thứ. Sợ mất việc, sợ không có bạn bè, sợ không có người yêu, Sợ bố mẹ thất vọng, sợ bị mọi người phán xét,…và sợ hãi chính bản thân mình. Tất cả những thứ xung quanh bạn đều không cho bạn cảm giác an toàn. Ngay cả gia đình nhiều lúc cũng khiến bạn cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Mà điều buồn nhất chính là sự cô đơn ngay trong chính gia đình mình. Bạn cảm thấy không ai chịu hiểu, không ai chịu lắng nghe bạn cả.

Bước sang tuổi 20, bạn đã có thể được làm những gì mình muốn và các mối quan hệ cũng tăng lên chóng mặt. Ban đầu, bạn có vẻ rất thích thú, nhưng rồi mọi chuyện có vẻ sẽ tốt đẹp như thế? Hài hước thật, khi bản thân có thể tự quyết định mọi vấn đề của cuộc đời mình thì bạn lại không biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào. Bạn biết đấy, khi năng lực bản thân có hạn thì mọi việc đều cần phải có sự suy tính kỹ lưỡng, nhưng cái khó là làm sao biết được nên làm gì và không nên làm gì? Hoang mang không? Chắc chắn là có rồi.

Cứ nghĩ tự do thì mình sẽ hạnh phúc, nhưng rồi càng lớn, càng trưởng thành thì lại càng cảm thấy cô đơn. Lúc ý bạn có nghỉ hay là hạnh phúc trừ mình ra không? Chắc chắn là sẽ có những người suy nghĩ như vậy đấy.

Và rồi những suy nghĩ tiêu cực ấy cứ ngày một nhiều, chồng chất lên nhau và cơ thể của bạn phải những thứ xấu ấy trong khoảng thời gian dài. Nó mệt mỏi, bạn mệt mỏi. Bạn cảm giác như không còn là chính mình nữa, hình như ai đang sống cuộc đời của bạn chứ không phải bạn đang làm chủ cuộc đời của chính mình. Bạn không biết nên đi về đâu, nên làm gì, cứ chỉ một mình như thế. Một mình sợ hãi, một mình mệt mỏi và một mình chịu đựng.

Nếu bạn đang ở trong độ tuổi này và có những”triệu chứng” như trên thì xin chúc mừng, bạn đang gặp khủng hoảng tuổi 20 với cuộc đời của chính mình rồi đấy. Ít nhất thì nó mới chỉ là cuộc khủng hoảng khá nghiêm trọng đầu tiên thôi.

Đọc thêm: Thất nghiệp tuổi 30? Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng

3. Làm thế nào để vượt qua Khủng hoảng tuổi 20?

Tuổi 20 đẹp như vậy, đáng nhớ như vậy nếu mà để lại những kỉ niệm buồn chán thì thật lãng phí. Vì vậy, đừng lo lắng, hãy bình tĩnh nếu bạn đang trải qua khủng hoảng tuổi 20. Bởi đây là cơn khủng hoảng khá phổ biến đối với những người trẻ. Vì vậy, đừng quá lo lắng, mọi chuyện đều có cách giải quyết của nó mà thôi, chỉ là sớm hay muộn tùy thuộc vào cách mà bạn thực hiện và lựa chọn.

3.1. Những điều cần thay đổi khi gặp Khủng hoảng tuổi 20

Thay đổi một vài thói quen là điều cần thiết với chúng ta trong cuộc sống. Không chỉ thói quen mà ngay cả suy nghĩ và hành động cũng cần có sự thay đổi một cách tích cực để đem lại những kết quả tốt hơn.

Tạm biệt những người bạn tiêu cực

Đúng vậy, việc đầu tiên bạn cần thay đổi chính là tạm biệt những người bạn chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn thôi. Điều quan trọng nhất khi gặp khủng hoảng là bạn cần được lắng nghe và nhận được sự tinh thần lạc quan , tích cực của người khác dành cho bạn. Những người chỉ đưa ra lời khuyên sáo rỗng, còn thêm những câu chuyện tiêu cực tương tụ thì hãy nói tạm biệt ngay lập tức. Người bạn mà bạn thực sự cần nên là những người biết lắng nghe bạn dù chuyện lớn hay nhỏ và có tư duy cởi mở, năng động, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Người bạn như vậy không dễ dàng tìm thấy nhưng chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho các mối quan hệ của mình thì người đó sẽ xuất hiện ngay thôi. Việc kết thân với những người như vậy khiến tâm trạng cũng như cảm xúc của bạn tốt hơn rất nhiều.

Tham khảo: Lạc quan là gì? Thái độ lạc quan là sức mạnh tạo ra phép màu

Tạm biệt những người bạn tiêu cực
Tạm biệt những người bạn tiêu cực

 Từ bỏ công việc khiến bạn mệt mỏi

Làm việc 8 tiếng một ngày, chắc hẳn sẽ khiến bạn mệt mỏi. Nhưng làm công việc mà mình không thích thì lại khiến bạn mệt mỏi gấp đôi. Vì vậy, hãy từ bỏ công việc mà khiến một ngày của bạn chỉ có những cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó hãy lựa chọn một việc làm khiến bạn có thể vui vẻ từ sáng đến tối, có thể lương không cao, nhưng không sao, chỉ cần bạn có những cảm giác tích cực thì nó sẽ trở thành một nguồn động lực lớn giúp bạn phát triển hơn nữa sau này. Đừng ngại ngùng điều gì, cũng đừng ngại thử thách bản thân, bạn có thể làm hết việc này sang việc khác, tuổi 20 bạn được phép sai lầm, được phép khám phá để tìm được điều mình thực sự muốn. Chỉ cần những sai lầm trước đó để lại cho bạn những bài học kinh nghiệm và trở thành một nguồn động viên tích cực thì bạn hoàn toàn có thể cho phép bản thân mắc sai lầm. Có ai ở trên đời mà không mắc lỗi gì đâu, nhỉ?

 Làm những công việc không có trong kế hoạch

Lập kế hoạch, sắp xếp công việc thực sự là một thói quen tốt. Nó giúp bạn đặt ra được mục tiêu và cố gắng hoàn thành nó. Điều đó giúp bạn có một thói quen và tác phong tốt. Tuy nhiên, nó sẽ vô tình biến bạn trở nên như một con robot và cảm thấy cuộc sống vô vị cũng như bỏ lỡ nhiều thứ. Vì vậy đôi khi hãy thả lỏng chính bản thân mình. Hãy thử những việc mà bạn chưa bao giờ làm, chưa bao giờ có trong kế hoạch của bạn. Những điều khiến bạn cảm thấy bất ngờ và thú vị có rất nhiều trong cuộc sống này. Vì thế, nhân lúc mình còn trẻ, tại sao không khám phá và trải nghiệm cơ chứ?

Thay đổi phong cách của bản thân

Đây cũng là một trong những điều bạn nên thay đổi. Đừng chỉ mãi rập khuôn trong một phong cách nhất định. Thay đổi kiểu tóc, màu son, trang phục,…chỉ những điều đơn giản như vậy thôi cũng sẽ khiến bạn có cảm giác hoàn toàn mới lạ đấy. Bạn cũng có thể vượt qua vùng an toàn của mình và kết bạn với những con người mới, những người mà bạn nghĩ chắc chắn mình sẽ không chơi cùng. Thật sự là sẽ có nhiều điều bất ngờ thú vị đấy!

Ngừng lo lắng những điều chưa xảy ra

Điều này bạn rất rất cần thay đổi. Những việc còn chưa xảy ra tại sao bạn lại phải tốn tâm tư với nó? Chưa có người yêu? Sợ bị đuổi việc?.... Tất cả chỉ là những việc chưa chắc đã xảy ra với bạn mà bạn lại mất rất nhiều thời gian cho nó? Hãy dẹp bỏ những lo lắng ý đi. Thay vào đó hãy dành thời gian cũng như tâm ư của bạn cho cuộc sống ở chính thời điểm hiện tại. Sợ sẽ không có người yêu? Từ từ bình tĩnh rồi sẽ có, hãy chăm chỉ kết bạn và giao lưu với mọi người. Lo sợ tương lai không ổn định? Vậy hãy chăm chút cho hiện tại đi. Hiện tại ổn định thì tương lai cũng sẽ như vậy thôi. Hãy bước ra khỏi vòng tròn của chính mình, bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sự sợ - hãi – không – cần – thiết đã ngăn cản những cơ hội mới dành cho bạn đấy. Đừng lãng phí thì giờ cho những lo lắng mà hãy tiến hành cho những việc để bạn hoàn thiện bản thân mình hơn. Nên nhớ thời gian không bao giờ chờ đợi ai cả, vì thế hãy nhanh bước tay vào thực hiện những điều tốt đẹp cho mình đi.

3.2. Những điều nên làm khi Khủng hoảng tuổi 20

Có rất nhiều cách để bạn vượt qua khủng hoảng. Và bạn cần biết mình phải nên làm những gì để cơn khủng hoảng đầu đời này không làm bạn gục ngã.

Ngừng so sánh

Cuộc đời mỗi người đều có những nỗi lo riêng. Những gì bạn thấy trên mạng xã hội, bạn nghe từ những người khác chưa chắc là sự thật, và cũng chưa chắc là những gì mà những người khác trải qua. Vì thấy hãy ngừng so sánh cuộc đời mình với người khác và ngưng phán xét cuộc đời người khác cũng như của chính mình. Bạn chỉ nên làm tốt những việc khiến cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn cũng như dễ dàng hơn mà thôi. Và hãy trở thành mình với một phiên bản tốt hơn mỗi ngày.

Ngừng so sánh
Ngừng so sánh

Khi bạn tốt hơn, bạn cũng sẽ là một nguồn động lực với ai đó để người khác cũng rở nên tốt hơn. Hãy lắng nghe những câu chuyện của người khác với thái độ khách quan và chân thành.

Thêm vào đó, bạn cũng có thể tìm kiếm những người có chung mơ ước và niềm tin. Khủng hoảng tuổi 20 không chỉ của riêng bạn mà cũng có rất nhiều người khác gặp phải. Vì vậy, hãy truyền cho nhau những cảm xúc tích cực để cùng nhau vượt qua và hoàn thiện chính mình. Không nên so sánh với nhau ai tồi tệ hơn, ai tốt hơn. Mỗi người có những sự lo lắng và cảm giác riêng, phải đặt vào vị trí của nhau ta mới thấu hiểu được.

 Theo đuổi những điều có ý nghĩa với chính bản thân bạn

Hãy thực hiện, theo đuổi những điều mà có ý nghĩa với bạn. Khi bạn thấy nó thực sự quan trọng và cần thiết thì nó sẽ trở thành nguồn động lực để giúp bạn hoàn thiện. Đừng chú tâm vào những việc của người khác mà hãy chú tâm vào những mong muốn của bản thân. Khủng hoảng tuổi 20 là để bạn biết mình cần gì, muốn gì, và mình mong sẽ trở thành một người như thế nào?

Khi đã có được câu trả lời thì hãy bắt tay vào thực hiện ngay lập tức, nó chính là tương lai mà bạn mong muốn và theo đuổi.

Nếu còn những điều hoài nghi, không chắc chắn thì hãy biến chúng thành động lực. Những nghi ngờ sinh ra chỉ để thúc đẩy bạn mạnh mẽ hơn thôi. Hãy khẳng định những nghi ngờ đó bạn hoàn toàn có thể biến chúng thành sự thật và chứng minh cho mọi người thấy bạn đã làm được. Những suy nghĩ tích cực như vậy cũng ch bạn cảm giác thoải mái và có thêm niềm tin để hoàn thành tốt những việc bạn mong muốn.

Yêu bản thân nhiều hơn

Chính xác, đây là điều quan trọng nhất mà bạn phải làm khi gặp Khủng hoảng tuổi 20. Bạn không thể vượt qua cũng như yêu thương một ai khác nếu không yêu thương chính mình. Hãy luôn dành thời gian cho chính mình, dành thời gian chăm sóc bản thân, làm đẹp, thực hiện những công việc yêu thích…. Chỉ những việc đơn giản như vậy thôi cũng sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn mỗi ngày đấy. Mỗi tuần hãy kể ra ba điều bạn có thể làm để thể hiện sự yêu quý bản thân với chính mình, hãy suy nghĩ những điều bạn đã tự làm để chăm sóc bản thân, chiều chuộng chính mình, và bạn sẽ học cách xây dựng được thương hiệu cá nhân của mình đấy.

Có một điều mà bạn rất cần làm chính là dành thời gian đọc sách, thư giãn bản thân sau những giờ làm việc. Có rất nhiều cuốn sách giúp bạn cải thiện tốt hơn trong cơn khủng hoảng tuổi 20 này đấy. Một vài cuốn sách có thể kể đến như: Tuổi 20 những năm tháng quyết định cuộc đời bạn, Cách cân bằng và định hướng cuộc sống của người phụ nữ trẻ, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu,…

Đọc sách là điều nên làm
Đọc sách là điều nên làm

Khi cảm thấy áp lực, hãy tìm một nơi để đổi gió. Một không gian mới, trải nghiệm mới sẽ đem lại cho bạn những cảm giác mới. Hãy xách balo lên và đi, đi để khám phá thế giới, đi để tìm lại được chính bản thân mình. Bạn không cần phải đến những nơi quá xa hôi hay xa xỉ, cũng không cần phải đi quá lâu. Chỉ cần một không gian hoàn toàn mới lạ và những việc khác những ngày bình thường là bạn có thể thay đổi tâm trạng cũng như suy nghĩ bản thân rồi.

Dù làm gì, thì việc bạn cần quan tâm chính là yêu thương bản thân. Bạn phải học cách yêu chính mình thì mới có thể yêu thương được những người khác. Khi bạn tổn thương, thì bạn cũng sẽ không thể xoa dịu được nỗi đau của những người khác. Vì thế, hãy nhớ yêu chính mình nhé!

Xách balo lên và đi
Xách balo lên và đi

Điều thú vị về cuộc khủng hoảng một phần tư cuộc đời này chính là một phần của quá trình trưởng thành. Hay nói cách khác là bạn không thể tránh nó mà phải vượt qua nó. Vì thế, hãy trang bị cho mình một tâm lý thoải mái đón nhận nó và làm những việc bạn cần làm để vượt qua nó. Cơn khủng hoảng này chính là lúc bạn tái định vị khả năng của mình. Bạn cần biết được thứ bạn thích làm, thứ bạn có khả năng làm và thứ bạn có thể kiếm tiền được từ nó. Chỉ cần trả lời được những câu hỏi này thì việc vượt qua cơn khủng hoảng này của bạn đã đạt đến 70% rồi đấy. Việc còn lại của bạn là nỗ lực hoàn thiện và biến chúng thành sự thật thôi.

Khi đã vững vàng về tâm lý thì hãy xông ra ngoài kia và chiến đấu thôi. Đừng buồn nếu bạn không có khả năng nào nổi bật. Lúc ấy bạn cứ làm bất cứ điều gì, chính xác là như vậy. Bạn không thể biết mình thích gì cho đến khi tự trải nghiệm chúng cả. Tuy tuổi trẻ không quá dài, chớp mắt cái đã trải qua thanh xuân thì hãy cứ cho phép mình liều lĩnh một chút đi. Vì cái giá bạn phải trả đôi khi có thể là sai lầm, nhưng không sao cả, sai có thể sửa, chỉ là mất thời gian một chút thôi.

Cuối cùng, hãy có cho mình lòng biết ơn. Chỉ khi biết ơn cuộc sống, biết ơn mọi người, biết ơn chính mình thì bạn mới có thể mở được cánh cửa của niềm hạnh phúc và nó cũng chính là chìa khóa giúp bạn vượt qua cơn khủng hoảng đầu đời này một cách nhanh chóng hơn.

Cuộc sống đôi khi thật khó khăn, mệt mỏi nhưng dù thế nào bạn cũng nên trân trọng những gì mình đang có. Gia đình, những người bạn, công việc, những trải nghiệm…tất cả đều đem lại cho bạn những giá trị quý giá và bạn biết ơn điều đó. Biết ơn giúp bạn trở nên vị tha hơn, mở lòng hơn và hạnh phúc hơn. Vì vậy, bạn không cần so sánh cuộc đời mình với bất kỳ ai khác, hãy cố gắng để bạn tốt hơn mỗi ngày nhé !

Khủng hoảng một phần tư cuộc đời thật không dễ chịu chút nào. Chúng ta có nhiều hơn những nỗi lo và áp lực. Nhưng mà, những lúc mệt mỏi như thế hãy dừng lại và nghỉ ngơi nhé. Thanh xuân sẽ không đến lần thứ hai đâu nên bạn hãy trải qua nó một cách tuyệt vời nhất và bằng chính mình tuyệt vời nhất nhé. Mong bạn mạnh mẽ, bình tĩnh để vượt qua cơn khủng hoảng đầu đời này!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: