Khóa luận tốt nghiệp là gì? Kinh nghiệm về viết khóa luận

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2020-03-10 18:09:28

Cuộc đời sinh viên của bất cứ ai sẽ đều trải qua giây phút cho việc viết một khóa luận tốt nghiệp hay báo cáo khóa luận để kết thúc cho quá trình học của mình. Có thẻ bạn trải qua bạn đã hiểu thế nào là khóa luận nhưng với những sinh viên mới hay chuẩn bị cho tốt nghiệp thì đây lại là một kiến thức mới. Vậy để giúp các bạn sinh viên đó có thể hiểu rõ hơn về khóa luận tốt nghiệp là gì, chúng ta cùng tìm hiểu xem tại bài viết dưới đây nha!

Tìm Việc Làm Giáo Dục

1. Tìm hiểu về khóa luận tốt nghiệp là gì?

Tìm hiểu về khóa luận tốt nghiệp
Tìm hiểu về khóa luận tốt nghiệp 

* Các khái niệm bạn cần hiểu

Cứ đến độ đầu hè vào tháng 5 tháng 6 là sinh viên năm cuối đại học cao đẳng sẽ là cuống cuồng chuẩn bị cho khóa luận tốt nghiệp cũng như lo lắng về hoàn thành khóa luận sẽ phải chiến đấu cho buổi bảo vệ khóa luận trước thầy cô.

Làm khóa luận là gì? đây được coi là một công trình nghiên cứu của các sinh viên năm cuối với kết quả đạt được sau những năm học đạt điều kiện về tiêu chuẩn thực hiện viết về một vấn đề nào đó của xã hội theo chuyên ngành bạn theo học.

Báo cáo khóa luận tốt nghiệp là gì? đây là một quá trình xuyên suốt của một cuốn khóa luận, bạn sẽ cần đến việc báo cáo tiến độ hoàn thành cũng như các công việc của khóa luận được giao bởi sự hướng dẫn của giảng viên đến đây. Từ đó giảng viên có thể hỗ trợ bạn hoàn thành tốt cho công đoạn bảo vệ sau này.

Bảo vệ khóa luận là gì? đây là một bước cuối của khóa luận, sau kết thúc bạn sẽ cần thực hiện trình bày khóa luận trước hội đồng về vấn đề nghiên cứu để đưa ra kết quả cho toàn bộ quá trình làm khóa luận của sinh viên.

* Các tiêu chí cần chú ý về điều kiện làm khóa luận của sinh viên

+ Đầu tiên khóa luận của bạn sẽ cần được viết bằng tiếng việt hoặc tiếng anh chuyên ngành theo bộ môn và trường yêu cầu với sinh viên của mình

+ Các sinh viên làm khóa luận sẽ cần đảm bảo về điểm trung bình tích lũy của các môn trên 7.0 tính theo thang điểm 10 hoặc có thể mức điểm này sẽ được nâng lên phụ thuộc vào số điểm các bạn tại khóa học đó

+ Điểm trung bình là chưa đủ với một số trường bạn sẽ cần có một số lượng kỳ khá nhất định do khoa đề ra thì mới đủ điều kiện và tất nhiên hạnh kiểm là tốt rồi

Các bạn cũng nên nhớ rằng nếu các bạn đủ tiêu chuẩn để làm khóa luận rồi thì cũng hãy tuân thủ mọi quy trình thực hiện làm việc do khoa và bộ môn đưa ra. Các khóa luận sẽ được trình bày thường vào kỳ thứ 7 việc trình bày kỳ thứ 8 sẽ rất ít và khi bạn hoàn thành khóa luận thì sẽ có hội đồng đánh giá về chất lượng và đưa ra kết quả xem bạn đã đủ tiêu chuẩn cho tốt nghiệp hay chưa.

Tham khảo: Cách tính điểm trung bình tích lũy

2. Quy trình của một khóa luận hoàn hảo 

2.1. Đầu tiên bạn sẽ cần xin đề tài hoặc nhận đề tài được phân công

Tại đây bạn sẽ cần chú ý tới giáo viên hướng dẫn của mình là ai tốt nhất bạn sẽ cần nên tham khảo trước để được chắc chắn và ngỏ lời với giảng viên trước họ sẽ cho bạn nhiều ý kiến hay ho đó. Có thể là thấy cô chọn cho bạn đề tài nếu bạn có hứng thú với bộ môn mà người hướng dẫn bạn giảng dạy, điều tốt ở đây là bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian cho phân tích từ khóa hay đề tài mà thầy cô sẽ chỉ bạn cụ thể nhất, chuyên môn của thầy cô mà đúng không? Cách hai bạn có thể đưa ra đề tài của bản thân để xin ý kiến thầy cô và dạng này khác ở chỗ là bạn sẽ cần tự tìm đề tài phân tích cụ thể và giảng viên sẽ góp ý cho các bạn.

Thường thì dạng 1 sẽ được bảo ban chăm kỹ hơn so với dạng 2, nhưng ở dạng 2 bạn lại được tự do và không bị theo khuôn thầy cô, nên việc lựa chọn dạng nào phù hợp nhất với bạn để chọn nhé. Quan trọng nhất làm sao để có thể tận dụng được giáo viên hướng dẫn bạn kĩ nhất mới là quan trọng.

2.2. Thực hiện lên kế hoạch chi tiết cho khóa luận

Thực hiện kế hoạch chi tiết tức là bạn lên dàn bài hay là việc lập dàn ý cho đề tài nghiên cứu của mình:

Thực hiện lên kế hoạch chi tiết cho khóa luận
Thực hiện lên kế hoạch chi tiết cho khóa luận

Mục lục

Phần mở đầu gồm 

+ Lý do nghiên cứu

+ Mục đích nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu

+ Giả thuyết nghiên cứu

+ Phạm vi nghiên cứu

+ Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung

+ Chương 1: cơ sở lý luận 

+ Chương 2: thực trạng

+ Chương 3: giải pháp

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo 

Phụ lục

2.3. Làm đề tài và báo cáo mỗi tuần với giáo viên hướng dẫn

Chuyện thật là có rất nhiều sinh viên lười gặp và báo cáo với giáo viên hướng dẫn do đó nên khi đề tài được đưa ra hội đồng và bị đánh giá không tốt về thiếu dữ liệu, làm không đúng trọng tâm của đề tài,... Vậy nên khuyên các bạn rằng dù giảng viên học cũng không muốn gặp nhiều nhưng nên hẹn gặp báo cáo một tuần một lần sẽ tạo lợi thế hơn cho chính bạn.

Làm đề tài và báo cáo mỗi tuần với giáo viên hướng dẫn
Làm đề tài và báo cáo mỗi tuần với giáo viên hướng dẫn

Có thể giảng viên hướng dẫn sẽ chỉ cho bạn một cách chi tiết hơn về công nghệ nghiên cứu nhanh, keyword tra cứu tài liệu cũng như những giới hạn nhất định về đề tài, biết chỗ nào cần đánh mạnh và chỗ nào lên giảm bớt đi.

Nếu bạn có thể hẹn gặp trực tiếp thì việc trao đổi của bạn sẽ có lợi hơn nhưng nếu người hướng dẫn của bạn quá bận, bạn có thể trao đổi với họ qua các hình thức như email hay chat riêng theo giảng viên đưa ra. Họ sẽ chia sẻ cho bạn về những khóa luận của khóa trên hay bài viết có ích cho đề tài của bạn.

2.4. Sau đó sẽ có một buổi gặp cuối để chốt về đề tài và in báo cáo cho lần 1

Sau những buổi gặp đưa ra báo cáo liên tục theo tuần thì sẽ đến lúc bạn cần có một báo cáo chi tiết, buổi báo cáo này là bạn đã hoàn thành gần như đến 80% cho khóa luận và in lần 1 để giảng viên hướng dẫn có thể xem qua và sửa những lỗi cần thiết để bạn sửa lại hoàn chỉnh hơn trước khi đi tới những giảng viên phản biện.

2.5. Tiếp đó bạn sẽ được gặp giảng viên phản biện và in báo cáo lần 2 

Tiếp đó bạn sẽ được gặp giảng viên phản biện và in báo cáo lần 2 để đưa đề tài ra trước hội đồng
Tiếp đó bạn sẽ được gặp giảng viên phản biện và in báo cáo lần 2 để đưa đề tài ra trước hội đồng

Đây là báo cáo lần 2 và bạn sẽ được gặp những giáo viên phản biện của đề tài và các giảng viên này sẽ thực hiện đọc khóa luận của bạn để sửa lại và chuẩn bị cho buổi bảo vệ với những câu hỏi phản biện giúp bạn cũng như người nghe hiểu hơn về vấn đề đưa ra.

2.6. Sau đó sẽ là báo cáo hội đồng

Báo cáo hội đồng tức là buổi bảo vệ của chính bạn và việc thực hiện sẽ trong thời gian được quy định là 15 - 20 phút trình bày. Sau trình bày xong bạn sẽ được hội đồng chất vấn về đề tài để đánh giá.

Sau đó đây là lần in báo cáo lần 3 nếu có đóng bìa theo yêu cầu và chờ điểm kết thúc để xem bạn đã tốt nghiệp hay chưa.

Quy trình không quá phức tạp nhưng sẽ cần đến rất nhiều sự chuẩn bị và trau dồi các kỹ năng để có thể thực hiện và hoàn thành tốt nhất. Vậy nên để chuẩn bị tốt cho khóa luận các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ và đặc biệt là gặp trao đổi với giảng viên hướng dẫn mình nhiều hơn.

Xem thêm: Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp - Thực tập
Sau đó sẽ là báo cáo hội đồng
Báo cáo lần 3 nếu có đóng bìa theo yêu cầu và chờ điểm kết thúc để xem bạn đã tốt nghiệp hay chưa.

3. Chia sẻ về bí kíp giúp khóa luận thành công

Có rất nhiều người cho rằng việc bạn đã chuẩn bị sẵn nội dung rồi và chỉ cần báo cáo là xong khóa luận không có gì khó cả. Có thể bảo vệ khóa luận là không khó nhưng cũng có thể là dễ bởi tất cả những gì chúng ta nghiên cứu mà trình bày trong vòng 15 - 20 phút làm sao có thể tóm gọn lại đây? Dưới đây sẽ là một vài bí kíp mà chúng tôi có thể chia sẻ với bạn và hy vọng rằng nó có ích.

* Chuẩn bị slide là điều hiển nhiên cần cho một buổi bảo vệ khóa luận của các bạn vì đây là một công cụ hỗ trợ đặc biệt ngay cả một buổi thuyết trình hàng ngày đơn giản cũng cần tới. Bạn hãy đảm bảo rằng bạn có một bản slide sinh động, ngắn gọn và tổng quát được bài báo cáo của mình, hình ảnh là điểm cộng với slide đó nha.

Chia sẻ về bí kíp giúp khóa luận thành công
Nhãn

* Luyện nói: dù bạn có một slide đạt chuẩn nhưng cũng chưa đủ để quyết định sự thành công bởi đó chỉ là công cụ hỗ trợ vì nó không che được khuyết điểm về trình bày. Biết rằng kỹ năng nói thuyết trình trước đám đông không phải ai sinh ra cũng có mà kỹ năng này, đừng để kỹ năng nói kém mà tác động tới bài thuyết trình mà bạn hãy luyện nói nhiều lần trước đó luyện tập đi luyện tập lại đến khi trôi chảy thì thôi. Bạn hãy nhớ rằng đây là yếu tố quyết định đến chất lượng của bài khóa luận nên đừng quên rèn luyện thật nhiều nhé!

* Bạn cần chú ý về thời gian, thời gian ở đây bạn chỉ có 15 - 20 phút để trình bày nghiên cứu của mình mà thôi vậy nên việc bạn cần đảm bảo được trong thời gian đó bạn có thể nói được hết những nội dung quan trọng và kết thúc hoàn chỉnh nhất. Việc phân bổ thời gian cho các phần là rất quan trọng cả từ phần chào hỏi cho đến mục lục hay kết luận, phân bổ làm sao để hiểu quả đạt được là cao nhất.

 Chia sẻ về bí kíp giúp khóa luận thành công
 Giữ vững được phong thái bản thân đây có lẽ là điều được ít người chú ý nhất

* Giữ vững được phong thái bản thân, đây có lẽ là điều được ít người chú ý nhất nhưng nếu bạn hiểu được kỹ năng này bạn sẽ hiểu được việc mà bạn cần làm là gì từ phong cách cho đến thái độ biểu lộ của bạn. Có những người phong thái của họ là điềm tĩnh nhưng người khác là sôi động, điều bạn cần là làm sao để giữ được phong thái này từ đầu đến cuối để gây ấn tượng với người nghe hơn.

* Chuẩn bị cho những câu hỏi để đối đáp lại: nếu bạn đã chuẩn bị được hết tất cả các kỹ năng thì tại sao các bạn lại không chuẩn bị nốt cho bản thân mình về nội dung câu hỏi mà bạn có thể gặp phải trong lúc trình bày cũng như phần đối đáp về kết quả cuối cùng. Thật sự bạn không thể trình bay hết về nội dung khóa luận cũng như hội đồng không thể nào hiểu hết về bài khóa luận của bạn ngay lúc đó vậy nên việc chấm điểm của hội đồng phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có trả lời và hiểu về khóa luận đó hay không. Trước khi trình bày hãy thử đặt và trả lời cho bản thân về câu hỏi mà bạn thấy rằng có thể gặp phải nó sẽ tăng phần nào tự tin cho bạn hơn và không bị bất ngờ khi hội đồng chất vấn.

Vừa trên là tất cả kinh nghiệm mà vieclam88.vn đã rút ra về khóa luận tốt nghiệp là gì, hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn bảo vệ thành công với khóa luận của chính mình. Chúc các bạn tốt nghiệp theo dự định!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: