Kế toán quản trị là gì? Vai trò và trách nhiệm của kế toán quản trị

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2021-06-02 16:06:39

Kế toán quản trị có vai trò vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp phát triển, chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng của vị trí công việc này ngày một tăng cao. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn khái niệm giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn kế toán quản trị là gì và vai trò của công việc này ra sao thì hãy dõi đọc bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu Kế toán quản trị là gì?

Trong tổng thể của ngành kế toán thì Kế toán quản trị là một ngành mới được ra đời trong khoảng thời gian hơn 15 năm trở về đây, dần dần nó đang trở thành xu hướng mới của nền kế toán hiện đại

Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của ngành kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định để điều hành, định hướng cho doanh nghiệp một cách tối ưu nhất. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó.

Kế toán quản trị
Kế toán quản trị 

Kế toán quản trị cần cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp hai loại thông tin đó là thông tin về tài chính và thông tin phi tài chính. Những thông tin này sẽ được gọi chung là thông tin quản lý của doanh nghiệp. Các loại thông tin mà kế toán quản trị đem lại không chỉ là thông tin tài chính bình thường mà trước khi cung cấp các tài liệu, thông tin đó thì kế toán quản trị sẽ phải biết rõ xem mục đích của những thông tin đó là gì?

2. Vai trò của Kế toán quản trị là gì trong việc phát triển doanh nghiệp?

Mục tiêu chung của những nhà quản lý cấp cao như giám đốc trong doanh nghiệp đều là theo dõi và quản lý thật hiệu quả các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp dựa vào những thông tin hoạt động hàng ngày để đưa ra những quyết định thật hiệu quả.

Chính vì vậy vai trò của việc làm kế toán quản trị trong doanh nghiệp đó là cung cấp cho giám đốc điều hành, nhà quản trị doanh nghiệp các thông tin hữu ích về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để phục vụ cho việc ra các quyết định đúng đắn. Một quá trình cụ thể trong việc ra quyết định đối với công việc kinh doanh được mô tả theo trình tự như sau:

- Thiết lập kế hoạch: Ban giám đốc doanh nghiệp hay nhà quản trị cấp cao sẽ luôn có những kế hoạch kinh doanh thật rõ ràng trước mỗi năm tài chính và họ sẽ đề ra các mục tiêu để giúp công ty đạt được những mục đích về doanh thu. Bản kế hoạch này sẽ được thiết lập dựa trên những mục tiêu về ngắn hạn, trung hạn hoặc trong dài hạn. Khi bắt đầu lên kế hoạch trong tương lai thì nhà quản trị doanh nghiệp sẽ phải liên kết toàn bộ những nguồn lực trong các bộ phận của công ty để định hướng theo một mục tiêu nhất định.

Vai trò của Kế toán quản trị
Vai trò của Kế toán quản trị 

- Thực hiện tổ chức công tác điều hành doanh nghiệp: Trong công cuộc tổ chức và điều hành thì nhà quản trị sẽ cần đưa ra các quyết định nhằm liên kết chặt chẽ giữa tổ chức và nguồn nhân lực lại với nhau để đảm bảo kế hoạch được hoạt động một cách trơn tru và đúng hướng. 

- Sau khi đã thiết lập xong các kế hoạch và đi vào thực hiện thì các giám đốc điều hay nhà quản trị doanh nghiệp sẽ là những người giám sát, kiểm soát và đưa ra những đánh giá cho việc thực hiện kế hoạch đó. Để có thể thực hiện được chức năng đánh giá thì họ cần sử dụng những thông tin cần thiết để chắc chắn rằng mỗi bộ phận và cả bộ máy đang đi đúng những gì đã vạch ra. Trong quá trình kiểm tra đó họ những nhà quản trị sẽ thực hiện so sánh các hoạt động trong thực tiễn với những gì đã vạch ra trong kế hoạch. Khi so sánh như vậy sẽ cho họ biết rằng ở bước nào công việc chưa thực hiện đúng yêu cầu và cần chấn chỉnh lại kịp thời.

- Cuối cùng đó là bước ra quyết định. Việc ra quyết định là một chức năng vô cùng quan trọng, nó xuyên suốt từ những khâu trong quá trình quản lý một tổ chức, từ việc lên kế hoạch thực hiện cho đến quá trình kiểm tra, đánh giá.

Toàn bộ những quyết định được đề ra trong suốt giai đoạn phát triển của doanh nghiệp sẽ đều cần phải có một nền tảng thông tin nhất định. Chính vì vậy cần phải có sự chính xác và nhanh nhạy từ phía Kế toán quản trị để cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp.

Xem thêm: Các phương pháp kế toán thường sử dụng trong doanh nghiệp

3. Công việc cụ thể của vị trí Kế toán quản trị là gì?

3.1. Phân tích, kiểm tra để thiết lập báo cáo tài chính

Kế toán quản trị đảm nhận việc thiết lập các báo cáo tài chính và báo cáo về quản trị theo những chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, có thể theo tháng, theo quý,... tùy vào kế hoạch kinh doanh. Nhờ việc lập các báo cáo này sẽ cung cấp đầy đủ và nhanh chóng cho phía nhà quản trị nắm bắt được chi tiết về tình hình tài chính thực tiễn của doanh nghiệp mình một cách cụ thể nhất khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Phân tích, kiểm tra để thiết lập báo cáo tài chính
Phân tích, kiểm tra để thiết lập báo cáo tài chính

Việc thực thi các công tác kiểm tra, đánh giá và phân tích tình hình tài chính thông qua những báo cao sẽ đưa ra được những kết quả để nhìn vào đó có thể thấy được sự tăng hay giảm về tình hình tài chính trong quá trình vận hành các chiến lược kinh doanh. Bằng những phân tích cụ thể như vậy nhà quản trị có thể biết được kế hoạch đề ra có đúng hướng và doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không?

3.2. Tính toán và xác định giá thành cho các sản phẩm trong công ty

Làm ở vị trí nhân viên kế toán quản trị thì bạn cần phải tổng hợp được các thông tin có liên quan đến vấn đề giá thành đầu vào của các nguyên vật liệu, nắm được công của các nhân viên và toàn bộ những chi phí có ảnh hưởng để làm cơ sở cho tính chính xác của giá sản phẩm.

Với việc tính toán và nắm bắt được giá thành của sản phẩm sẽ giúp bạn xác định được mức giá thích hợp với mức chi phí ban đầu đã bỏ ra đồng thời cũng đem lại lợi nhuận dành cho công ty nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lý với mức chi trả của người tiêu dùng.

3.3. Thực hiện phân bổ các khoản chi phí và hạch toán doanh thu một cách hợp lý và chi tiết

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp đảm nhận nhiệm vụ thực hiện các hạch toán một cách chi tiết đối với doanh thu của công ty. Với việc hạch toán đó sẽ giúp phân tích và đánh giá được số liệu một cách chi tiết, dựa vào đó có thể nắm bắt được hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp đang diễn ra như thế nào?

Công việc cụ thể của vị trí Kế toán quản trị
Công việc cụ thể của vị trí Kế toán quản trị

Công tác phân bổ với những khoản chi phí chung nhằm đảm bảo rằng hoạt động của doanh nghiệp đang đi đúng hướng và đang có sự phát triển hay không? Bên cạnh đó, nhờ việc kế toán quản trị phân bổ được hợp lý thì còn đem lại hiệu quả và có thể giảm được các khoản phí phát sinh không hợp lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

3.4. Thực hiện kiểm soát các chứng từ về thu chi của doanh nghiệp

Kế toán quản trị thực hiện rà soát và kiểm tra đối với những khoản thu và chi, những chứng từ có liên quan của doanh nghiệp bằng những nghiệp vụ kế toán.

Nhờ những hoạt động kiểm tra như vậy có thể giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin về tình hình tài chính của công ty, đồng thời cũng hỗ trợ cho việc thực hiện kiểm toán tài chính doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng và đúng theo quy định.

Công việc cụ thể của vị trí Kế toán quản trị
Công việc cụ thể của vị trí Kế toán quản trị

Việc kiểm tra các chứng từ sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm soát và nắm bắt được các khoản thu chi, từ đó sẽ giảm thiểu được rủi ro trong việc gây ra thất thoát bởi các khoản chi không đúng theo quy định của công ty.

3.5. Đảm nhiệm phân tích các vấn đề liên quan kế toán - tài chính

Bên cạnh những công việc và nhiệm vụ đã nêu ở trên thì nhân viên kế toán quản trị còn phải tham gia thực hiện những công việc có liên quan đến các vấn đề kế toán phát sinh theo chỉ thị từ nhà quản trị doanh nghiệp.

4. Những yêu cầu khi tuyển dụng vị trí Kế toán quản trị là gì?

- Cần phải có kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. Cần phải đảm bảo rằng bản thân đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực kế toán như hạch toán, phân tích các báo cáo tài chính, lập kế hoạch, quản trị được rủi ro,... Bên cạnh đó bạn cũng cần có một số kỹ năng mềm liên quan có thể kể đến như: kỹ năng tin học văn phòng (đây là kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng và đúng tiến độ), kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh,... Bên cạnh đó có một số công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ đòi hỏi bạn phải có khả năng ngoại ngữ tốt đặc biệt là tiếng Anh để có thể trao đổi với các đối tác nước ngoài.

- Nhân viên kế toán quản trị cũng cần phải nắm được một số kỹ năng trong kinh doanh có thể kể đến như kỹ năng thiết lập kế hoạch và quản lý hoạt động chiến lược kinh doanh, nắm bắt được diễn biến của thị trường, của các đối thủ cạnh tranh để đề ra những phương án về đầu tư tài chính cho doanh nghiệp nhằm mang lại nguồn lợi nhuận tối đa theo mục tiêu đã đề ra.

Những yêu cầu khi tuyển dụng vị trí Kế toán quản trị
Những yêu cầu khi tuyển dụng vị trí Kế toán quản trị

- Trong thời đại công nghệ hiện đại hóa như ngày nay thì nhân viên kế toán quản trị cũng phải biết ứng dụng những công nghệ số để phục vụ công việc của mình để mọi thứ được diễn ra nhanh chóng, chuẩn xác và đơn giản hơn.

- Là một nhân viên kế toán, thường xuyên tiếp xúc với tài liệu giấy tờ, sổ sách và những con số cho nên đòi hỏi bạn phải là một người tỉ mỉ, cẩn thận bởi chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dẫn đến những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nghề kế toán quản trị cũng là một nghề vô cùng áp lực cho nên bạn cũng cần phải sắp xếp công việc và cuộc sống cá nhân một cách hợp lý để đảm bảo đạt hiệu quả cao trong công việc nhưng vấn có cuộc sống vui vẻ.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về khái niệm kế toán quản trị là gì và cũng đồng thời hiểu thêm được về vai trò cũng như những công việc cụ thể của một nhân viên kế toán quản trị. Hy vọng qua những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về nghề kế toán quản trị.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: